Tuesday, September 20, 2011

Andorra, Liechtenstein, Luxembourg,Monaco, San Marino, Thụy Sĩ, Vatican City

Andorra
Andorra la Vella là thủ đô của công quốc Andorra, vị trí địa lý nằm tại phía đông dãy Pyrenees giữa PhápTây Ban Nha. Tên Andorra la Vella cũng là tên xã của vùng này.Andorra la Vella nằm ở phía tây nam Andorra thuộc tọa độ 42°30′B, 1°30′Đ, nằm giữa ngã ba hai dãy núi. Nơi đây có độ cao 1409 m so với mặt nước biển và là một thủ đô có địa thế cao, Andorra la Vella cũng là một khu trượt tuyết nổi tiếng. Khí hậu nơi đây ôn hòa với mùa đông lạnh và mùa hè ấm, khô ráo. Nhiệt độ trung bình từ -1 °C vào tháng giêng cho tới 20 °C vào tháng bảy; lượng mưa trung bình 808 mm một năm.Thủ đô này cách các sân bay gần nhất Toulouse, Girona, Perpignan và Barcelona ba tiếng đi ô tô. Có được điều này là do dân số ít cộng với địa hình nhiều núi nơi đây. Thủ đô này cũng không có nhà ga mà chỉ có dịch vụ xe bus nối thành phố với nhà ga L'Hospitalet ở Pháp.
Công nghiệp chính của thành phố này là
du lịch, ngoài ra thành phố này còn thu được ngoại tệ từ thuế quan do nơi đây là một cảng trung chuyển. Đồ đạc nội thất và rượu brandy là các sản phẩm chính của Andorra la Vella.



































Liechtenstein là một quốc gia Alps nhỏ bị bao quanh bởi các nước không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Thụy Sĩ ở phía tây và Áo ở phía đông.
Diện tích: 160km2.Thủ đô:Vaduz; Thành phố lớn nhất:Schaan.
Ngôn ngữ chính thức:tiếng Đức









Vaduz City Center
VP Bank at Vaduz City Center. Banks in Liechtenstein are famous for keeping your privacy, even better or more convenient than the banks in Switzerland.
Beautiful snow peak view from Vaduz city center, same as in Switzerland.
Post Museum









































Luxembourg

Đại công quốc Luxembourg (tiếng Luxembourg: Groussherzogtum Lëtzebuerg; tiếng Pháp: Grand-Duché de Luxembourg; tiếng Đức: Großherzogtum Luxemburg), trước đây được viết là Lục Xâm Bảo, là một quốc gia nhỏ nằm trong lục địa ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp, và Đức.
Luxembourg là một nước theo
dân chủ đại diện với nghị viện và một hoàng gia lập hiến, cai trị bởi một Đại công tước. Đây là Đại công quốc duy nhất có chủ quyền trên thế giới. Đất nước có một nền kinh tế phát triển cao, với thu nhập bình quân (GDP per capita) cao nhất trên thế giới (81.511 đô la/người/năm). Luxembourg là thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, NATO, Liên hợp quốc, BeneluxLiên minh Tây Âu, phản ánh xu thế chính trị của việc hội nhập kinh tế, chính trị và quân sự. Thành phố Luxembourg, thủ đô và là thành phố lớn nhất, là nơi đóng của một vài cơ quan và đại diện của Liên minh châu Âu.
Luxembourg nằm giữa biên giới văn hóa của châu Âu
gốc Rôman và châu Âu gốc German, vay mượn phong tục tập quán từ những truyền thống rất khác nhau. Luxembourg là một nước với ba thứ tiếng; tiếng Pháp, tiếng Đứctiếng Luxembourg là những ngôn ngữ chính thức. Mặc dù là một nước không theo tôn giáo nào, phần đông dân Luxembourg là Công giáo Rôma.Lịch sử được ghi lại của Luxembourg bắt đầu với việc chiếm được Lucilinburhuc (ngày nay là lâu đài Luxembourg) bởi Siegfried, Bá tước xứ Ardennes vào năm 963. Tên hiện nay của Luxembourg có nguồn gốc từ tên trước đây Lucilinburhuc[3]. Xung quanh đồn này, một thị trấn dần dần phát triển, và trở thành trung tâm của một nước nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược. Vào năm 1437, Hoàng gia Luxembourg khủng hoảng về vấn đề thừa kế, bắt đầu bởi việc thiếu một người con trai nối ngôi, dẫn đến việc vùng đất này bị bán cho Philip Người tốt của xứ Burgundy. Vào các thế kỉ theo sau đó, đồn Luxembourg được mở rộng liên tục và gia cố thêm bởi những chủ nhân kế tiếp nhau, nhà Bourbon, nhà Habsburg, nhà Hohenzollern và người Pháp, cùng với một số khác. Sau khi Napoléon thất bại vào năm 1815, Luxembourg bị tranh giành bởi Phổ và Hà Lan. Hội nghị Wien đã thành lập Luxembourg như là một Đại công quốc liên hiệp với Hà Lan. Luxembourg cũng là thành viên của Liên bang Đức, với một đồn Liên bang đóng bởi lính Phổ.
Cách mạng Bỉ năm 1830–1839 đã làm lãnh thổ của Luxembourg bị giảm đi hơn một nửa, vì đa phần nói tiếng Pháp thuộc phía tây được chuyển nhượng cho Bỉ. Nền độc lập của Luxembourg được khẳng định một lần nữa vào năm 1839 bởi Hiệp ước London thứ nhất. Cũng cùng năm đó, Luxembourg gia nhập Zollverein. Nền độc lập và sự trung lập của Luxembourg lại được khẳng định vào năm 1867 bởi Hiệp ước London thứ hai, sau cuộc khủng hoảng Luxembourg làm chiến tranh gần như nổ ra giữa Phổ và Pháp. Sau sự mâu thuẫn được kể trên, đồn của liên bang đã bị tháo dỡ.
Vua Hà Lan vẫn là Người lãnh đạo nhà nước như là Đại công tước xứ Luxembourg, duy trì mối liên hệ dân tộc giữa hai nước cho đến năm 1890. Vào lúc William III, ngôi Công tước được truyền cho con gái ông là Wilhelmina, trong khi Luxembourg (vào thời điểm đó chỉ giới hạn cho người nối ngôi là nam bởi Hiệp định Gia đình Nassau) được truyền cho Adolph xứ Nassau-Weilburg.Luxembourg bị xâm lược và chiếm đóng bởi quân Đức trong Thế chiến thứ nhất nhưng được phép giữ độc lập và cơ chế chính trị. Nó lại bị xâm lược và chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai vào năm 1940, và chính thức bị sát nhập vào Đế chế thứ ba vào năm 1942.
Trong suốt Thế chiến thứ hai, Luxembourg đã bãi bỏ chính sách trung lập, khi nước này tham dự phe Đồng Minh đánh lại quân Đức. Chính phủ lưu vong của nước này đã trú tại London, thiết lập một nhóm quân tình nguyện nhỏ tham dự trận đánh Normandy. Nó trở thành một thành viên sáng lập Liên hợp quốc vào năm 1946, và khối NATO vào năm 1949. Vào năm 1957, Luxembourg trở thành một trong sáu nước thành lập Cộng đồng kinh tế chung châu Âu (sau này là Liên minh châu Âu), và, vào năm 1999, tham dự khu vực sử đụng tiền euro. Vào năm 2005, một trưng cầu dân ý về hiến pháp chung châu Âu đã được tổ chức ở Luxembourg.Kinh tế Luxembourg là nền kinh tế phát triển, lĩnh vực chủ yếu là ngân hàng và thép. Luxembourgers có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, với 65.900 USD/đầu người (2007). Nhà văn Lý Lan đã sống tại Luxembourg một thời gian.












































Monaco

Giữa biên giới Pháp và Ý Ðại Lợi có một vương quốc tí hon tên là Monaco. Lãnh thổ quốc gia nhỏ bé này chỉ rộng không đầy 2 km vuông (1.95 km2 hay 0.76 sq mi) với dân số năm 2008 là 32,796 người nhưng họ rất giàu với lợi tức mỗi đầu người hàng năm là 70,670 USD và 84% dân ở đây là người nước ngoài. Nguồn thu nhập của Monaco là du lịch với những sòng bài và bờ biển tuyệt đẹp có khí hậu ôn hòa của vùng biển Ðịa Trung Hải thơ mộng, nước xanh cát trắng.
Buổi sáng sau khi ghé thăm tháp nghiêng Pisa trên đất Ý, chúng tôi lên đường cặp theo bờ Ðịa Trung Hải trực chỉ hướng Tây để sang đất Pháp Phú Lang Sa từng có thời sang chiếm Việt Nam và toàn cõi Ðông Dương (Việt Miên Lèo). Từ thành phố hải cảng Genova trở đi con đường xa lộ quanh co dọc theo bờ biển rất đẹp, bên phải ôm núi và bên trái biển xanh, nhà cửa ngói đỏ tường trắng bên cạnh những cây Palm (cọ) vi vu trong gió. Giữa Ý và Pháp dãy trường sơn rặng núi Alps từ trong Thụy Sĩ đâm xuống hướng Nam ra biển là bức tường thành chia cắt hai quốc gia Ý và Pháp. Không biết ngày xưa Napoléon đem quân sang chinh phục Ý như thế nào nhưng ngày nay chúng tôi phải đi trên những chiếc cầu cao ngất hàng mấy trăm thước, nhìn xuống đáy vực sâu cây cối, nhà cửa nhỏ li ti khiến chóng mặt và vượt qua hơn 120 đường hầm (tunnel) xuyên qua núi. Qua khỏi một cái hầm là vào đất Pháp, bảng chỉ dẫn giao thông bên đường bắt đầu dùng tiếng Pháp và cảnh sát sắc phục áo 4 túi và đầu đội nón kiểu tướng De Gaulle. Vùng bờ biển nghỉ mát giữa biên giới hai nước rất gần Milan (chỉ cách 100 km) là thành phố lớn thứ nhì của Ý nên cuối tuần dân Milan đổ xô về đây vui chơi, tắm biển rất đông.
Tiểu quốc Monaco
Từ con đường trên núi nhìn xuống, Monaco là một thành phố nằm trên sườn núi sát bờ biển, chi chít những cao ốc hàng chục tầng lầu và những con đường trôn ốc ngoằn ngoèo. Bờ biển là những cầu tàu san sát những du thuyền tư nhân và ngoài xa một chút là những con tàu Cruise thật lớn. Dãy đất Monaco 3 mặt Bắc, Tây, Nam giáp nước Pháp, chỉ phía Ðông là giáp với Ðịa Trung Hải (Mediterranean Sea). Diện tích không đầy 2 cây số vuông mà dân số gần 33 ngàn người nên đây là vùng đất có mật độ dân cư cao nhất thế giới và là quốc gia nhỏ bé đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau Vatican. Monaco là thiên đường... trốn thuế vì là quốc gia không đánh thuế lợi tức cá nhân nên thu hút rất đông nhiều đại gia có thu nhập từ nước ngoài về đây trốn thuế. Nhiều dân biểu Pháp có những báo cáo than phiền về chính sách không thuế này của Monaco làm cho Pháp thất thu thuế từ nhiều nhà giàu Pháp có địa chỉ cư trú chính tại Monaco. Monaco không phải là thành viên của khối Liên Hiệp Âu Châu (EU) nhưng xài đồng Euro. Dân chúng nói tiếng Pháp, quốc phòng do Pháp đảm trách nhưng Monaco có một lực lượng cảnh sát đông đến 515 người mặc dù chỉ có 33 ngàn dân và một đơn vị quân đội chỉ lo về nghi lễ cho hoàng gia. Monaco theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1911 và đứng đầu quốc gia là ông Hoàng Tối Cao Xứ Monaco (Sovereign Prince of Monaco) hiện nay là Albert II lên ngôi vào năm 2005 sau khi cha là Rainier III qua đời sau 56 năm cầm quyền. Cả hai thuộc dòng họ Grimaldi cai trị vùng Monaco từ năm 1297, hiện Monaco là một nước độc lập nhưng quốc phòng được Pháp bảo vệ theo hiệp ước Franco-Monegasque Treaty 1861. Quốc kỳ của vương quốc Monaco có hai màu đỏ ở trên và trắng ở dưới trùng hợp với quốc kỳ của Nam Dương (Indonesia). Monaco không có phi trường, du khách đến phải sử dụng phi trường Nice trên nước Pháp và phải đổi qua trực thăng hoặc dùng đường bộ để đến Monaco.
Vào lãnh thổ Monaco xe Coach của đoàn du lịch chúng tôi phải đậu lại một nơi trong nhà đậu xe lớn và chúng tôi được chuyển tiếp vào Monte Carlo Casino bằng một xe buýt khác vì đường sá ngoằn ngoèo nguy hiểm. Những đoàn du lịch khác cũng vậy nên trong nhà đậu xe hàng nhóm người đứng chờ xe tới, trò chuyện nói cười râm ran. Xe buýt đến và tùy theo sự sắp xếp của nhân viên điều hành, chúng tôi lên xe để vào Casino ở phía dưới thấp gần bờ biển. Xe chạy chậm qua những con đường quanh co uốn khúc, nhà cửa, cao ốc chen chúc nhau xây trên sườn núi rất khang trang, thanh lịch. Chẳng bao lâu độ chừng 5 phút sau xe ngừng lại và hành khách xuống xe để đi bộ một đoạn đường chừng 300 mét. Con đường đi xuống dốc hai bên là chung cư, khách sạn và nhà hàng, lối đi, bậc thang, hoa cỏ được chăm sóc thật kỹ lưỡng, sạch sẽ không một cọng rác và tận dụng từng tấc vuông đất không một nơi nào để trống. Trước tòa nhà Casino là vườn cây trồng nhiều cây đa cổ thụ và cây Palm (họ cây dừa, loại Majesty) cao lớn tán lá xòe ra trông rất u nhàn và nhiều loại hoa tùy theo mùa. Khí hậu biển nhiều hơi nước nên cây lá xanh tươi, hoa to màu rực rỡ.
Sòng bài Monte Carlo
Gọi là sòng bài nhưng thật ra Monte Carlo Casino là một quần thể kiến trúc thanh lịch, đẹp đẽ cần phải xem mặc dù không thích bài bạc. Tòa nhà to lớn màu vàng, tiền diện nhìn về hướng Tây với hai tháp trang trí nhiều hoa văn hình tượng mỹ thuật như những hoàng cung Âu Châu. Muốn vào sòng bài phải có passport (sổ thông hành, hộ chiếu) và phải trên 21 tuổi. Nhiều phòng đánh bài phải mua vé vào cửa và đòi hỏi phải mặc áo vét, cà vạt. Vì passport để trong xe Coach nên gia đình 3 người chúng tôi chỉ đi loanh quanh các cửa hàng buôn bán, quán kem, giải khát và nhà vệ sinh. Tôi không có máu mê cờ bạc nên chỉ cần shopping bằng mắt qua các tủ kính bày biện nữ trang, đồng hồ, quần áo đắt tiền cũng là mãn nhãn lắm rồi! Từ ngoài nhìn vào cũng thấy khu sòng bạc Monte Carlo nhỏ bé lèo tèo, không náo nhiệt đông vui, đèn đuốc không sáng choang như Las Vegas nhưng những anh chàng gác sòng ở đây làm ra vẻ là nơi dành riêng vua chúa quý tộc lắm vậy!
Phía bên ngoài tòa nhà Casino, hôm nay chúng tôi tới (11-5-08) đang diễn ra cuộc đua xe hơi Grand Prix nên rất ồn ào với tiếng ống pô xe gầm rú từng hồi. Vòng đua xe chỉ chạy theo con đường vòng quanh tòa nhà Casino, khán đài được thiết lập ở phía sau gần với bờ biển và người ta dựng những hàng rào có che tấm bạt bằng nhựa xanh để ngăn du khách với vòng đua xe. Ðứng sát hàng rào vẫn thấy từng đoàn xe đua gầm thét chạy qua nhưng vào bên trong thì không được. Tiếng loa vang vang bằng tiếng Pháp, tiếng khán giả reo hò cổ vũ và thỉnh thoảng nghe tiếng quốc thiều Mỹ quen thuộc trỗi lên. Không hiểu tại sao ở đây lại chào cờ... Mỹ? Hóa ra tay đua nước nào thắng mỗi vòng đua là chào cờ nước đó. Trong hai tiếng đồng hồ ở đây quốc thiều Mỹ trỗi lên... 3 lần. Yên hùng đua xe hơi người Mỹ giỏi và có kinh nghiệm chạy nhanh hơn những nước khác vì thấy trên TV bị cảnh sát rượt nhiều hơn! Ở bên Mỹ trường đua xe là những Racing Stadium thật lớn giữa là sân cỏ xanh to rộng để cho xe gặp nạn bỏ cuộc chui ra chứ không chật chội nguy hiểm như ở đây! Nguyên thủy cuộc đua xe Grand Prix hàng năm là ở Nice (Pháp) sau dời về Monaco.
Chúng tôi ăn kem, nhâm nhi cà phê ở những quán ăn fast food phía sau Casino là khu cây cối trồng hoa và có những lối đi như trong công viên. Sau đó ra phía trước tòa nhà, đi theo con đường tay phải dẫn lên hướng Bắc xem phố xá, dinh thự, những cao ốc chung cư xây dọc theo bờ biển. Ðây là khu Monte Carlo nơi quy tụ dân nhà giàu và minh tinh, ca sĩ nổi tiếng, những nhà báo, nhiếp ảnh săn tin muốn chụp hình tài tử màn bạc thường rình rập ở đây. Monte Carlo có khoảng 3,000 dân thường trú là một cộng đồng thuộc Monaco được thành lập năm 1866. Monte Carlo là tiếng Ý có nghĩa là “Mount Charles” vì thời ấy ông hoàng của Monaco là Charles III. Monte Carlo nổi tiếng về Le Grand Casino, cuộc đua xe Formula One Monaco Grand Prix, Boxing, Tennis và thi thời trang. Ngang qua một văn phòng địa ốc tôi thấy họ rao bán những căn chung cư Apartment 600 sq ft với giá 2 triệu đô la! Phía trước tòa nhà Casino cũng có một thương xá trang hoàng lộng lẫy bán tranh tượng mỹ thuật cũng như nữ trang, quần áo dạ hội.
Monaco là một dãy đất phía Ðông giáp biển, ba hướng kia là núi thuộc dãy Maritime Alps. Nếu viếng Monaco trong ngày chỉ có hai nơi quan trọng cần xem là Monte Carlo mà chúng tôi vừa đến và ở hướng Nam qua vũng đầm hải cảng Monaco (La Condamine) là khu Monaco Ville còn gọi là The Rock vì đồi cao nhô ra biển. Nơi đây là Monaco ngày xưa, có hoàng cung Prince's Palace với tường thành nằm cạnh Napoleon Museum và bên ngoài cạnh biển là Vương Cung Thánh Ðường Monaco St. Nicholas được xây năm 1875, có mộ chôn của ông hoàng Rainier III và hoàng hậu Grace Kelly. Grace Kelly (1929-1982) sinh ở Philadelphia, từng là minh tinh màn bạc Hollywood, nàng xinh đẹp và nổi tiếng ăn mặc sang trọng. Năm 1955 dẫn phái đoàn Hoa Kỳ sang tham dự đại hội điện ảnh Cannes thì gặp ông hoàng Monaco. Ông này bị tiếng sét ái tình và hai người cưới nhau liền vào năm sau. Lễ cưới của họ long trọng linh đình, có sự tham dự của nhiều ông hoàng, bà chúa, vương tôn, công tử. Họ có 3 người con là công chúa Caroline Marguerite (1955), hoàng tử Albert II (1958) và công chúa Stéphanie Elisabeth (1965). Ngày 13-9-1982 trong lúc lái xe với con gái út là Stéphanie tại Monaco nàng bị tai biến não khiến xe đâm xuống hố và hôm sau qua đời ở bệnh viện Monaco chỉ mới 52 xuân sắc trong khi con gái chỉ bị xây sát nhẹ. Ông hoàng Rainier không tái giá, ở vậy hát câu “anh tôn thờ em... suốt đời” và chết năm 2005 được chôn bên cạnh nàng Kelly mỹ nhân vắn số.
Chúng tôi theo ông trưởng đoàn Luigi Saba đi bộ lên trạm xe buýt trung chuyển. Trạm xe lần trở ra này khác với lần vào, nằm trước ngay Sở Du Lịch Monaco (Office du Tourisme) du khách chờ xe rất đông, có lẽ vì chiều rồi họ trở ra để về Nice hoặc các thành phố khác hay các khách sạn ở ngoại ô. Theo kinh nghiệm muốn du lịch vài ngày viếng Nice, Monaco hay Cannes nói chung là vùng Côte d'Azur du khách nên mướn khách sạn ở ngoại ô làng quê giá rẻ hơn rồi đi xe điện về các thành phố đó chỉ mất vài mươi phút. Nhân viên điều hành trạm xe ở đây là một người đàn ông khoảng 40 cao lớn, đẹp trai, hoạt bát như tài tử màn bạc. Ông ta mặc com lê cà vạt, vừa nói chuyện với du khách vừa liên lạc máy bộ đàm với các xe buýt sắp đến. Lúc đầu tôi tưởng ông ta là một tài tử hay chính trị gia nào đó của Âu Châu vì thấy nhiều người vây quanh và cứ trả lời trên phôn hoài, chứ đâu biết ông ta là xếp... bến!
Vài mươi phút sau chúng tôi lên xe trung chuyển và đến bãi đậu xe Coach của mình rồi lên đường cặp bờ biển Côte d'Azur đi về hướng Tây để tới thành phố Nice. Monaco cách Nice khoảng 25 km, đường cũng quanh co, bên là triền núi, bên là biển xanh cát trắng rất thơ mộng.

Monte Carlo
One of two famous casinos in Monte Carlo
Seashore
Buildings along seashore
Tới Nice đã 7 giờ chiều, xe đưa chúng tôi xuống bờ biển không phải để tắm mà để đi ăn tối. Con đường dọc theo bờ biển có tên là Promenade des Anglais có nghĩa là “chỗ dạo mát của người Ăng-lê” nhưng không biết có người Ăng-lê nào ở đây không? Trời Mùa Xuân 7 giờ nhưng hãy còn sáng tỏ và vì là chiều Chủ Nhật nên thiên hạ dạo chơi rất đông. Biển nước xanh lặng sóng nhưng không ai tắm, bãi không phải cát mịn mà đá sỏi trắng, nghe nói Mùa Hè người ta ra nằm phơi nắng đông đến nỗi không chỗ chen chân. Trên đường dọc theo bờ biển dập dìu xe cộ, xe hơi, xe mô tô và cả xe đạp, lề đường phía trong là một dãy khách sạn, nhà hàng, quán rượu, tiệm buôn tấp nập người đi phong thái vui tươi, nhàn nhã. Tôi thấy có một nhà hàng đề bảng hiệu là “Cambodia, Restaurant & Fast Food”. Chúng tôi không ăn ở đây mà được đưa vào nhà hàng Le Gustave 5 thuộc loại không sang trọng chiếm 2 căn phố có bồi bàn là những ông Tây già đồng phục áo trắng thắt nơ và quần đen có mang một cái tạp dề trắng. Chúng tôi đã đặt chân lên đất Pháp và sắp sửa thưởng thức “đồ Tây” (thật sự chứ không phải là “đầy tô”) mà theo chương trình ghi là hải sản đặc biệt của miền French Riviera. Mỗi người có súp củ hành, xà lách và món chính có cá, tôm, khoai tây và bánh mì Pháp với bơ. Suốt hành trình đây là bữa ăn ngon nhất vì hương vị giống nhà hàng Tây ở Sài Gòn như Grival, Brodard thuở nào. Bên ngoài bờ biển phố xá đã lên đèn, xe hơi, xe gắn máy tấp nập như bờ biển Nha Trang, Vũng Tàu. Ly rượu vang làm tôi lâng lâng có cảm tưởng như sống lại thời trẻ tuổi trong những chuyến công tác vùng biển ở quê nhà ngày trước.
Trịnh Hảo Tâm

















San Marino
Thành phố San Marino là thủ đô của cộng hòa San Marino trên bán đảo Italia, nằm cạnh Biển Adriatic. Thành phố này có dân số 4.493 người.
Dù là thủ đô của San Marino nhưng kinh tế và thương mại của đất nước này không tập trung ở thủ đô mà tập trung chủ yếu ở
Borgo Maggiore. Thành phố San Marino là thành phố lớn thứ ba tại đất nước này, sau Dogana và Borgo Maggiore. Nó giáp với các thành phố tự trị Acquaviva, Borgo Maggiore, Fiorentino, Chiesanuova và thành phố tự trị của Ý San Leo
.
Học viện quốc tế khoa học của đất nước
Akademio Internacia de la Sciencoj San Marino
nằm ở trung tâm thành phố này.





































THỤY SĨ
Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweiz, tiếng Pháp: Suisse, tiếng Ý: Svizzera, tiếng Latinh: Svizra), tên chính thức là Liên bang Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Confoederatio Helvetica) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là GenevaZurich.Tên gọi chính thức của đất nước Thụy Sĩ trong tiếng Latinh - Confoederatio Helvetica, bắt nguồn từ cái tên Halvetii, một dân tộc cổ đại từng sống ở vùng núi Alpine. Đất nước này giáp với các quốc gia Đức, Pháp, Ý, ÁoLiechtenstein. Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Latinh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới...
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi
Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.Thụy Sỹ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).
Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam Châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc Châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sỹ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291.
Sang thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, các đơn vị hành chính độc lập trong liên bang (13 bang) đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tranh chấp về phạm vi ở một số vùng, khu vực tiếp giáp nhau. Nhưng trước nguy cơ ý đồ bành trướng của một số nước có biên giới chung với Thụy Sỹ đã nhanh chóng đưa ra các cuộc tranh chấp, giành dật nội bộ đi tới chấm dứt.
Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sỹ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa Châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sỹ, Nhà nước Liên bang Thụy Sỹ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sỹ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm. Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, gia cấp tư sản Thụy Sỹ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ. Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở Châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847.Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 12°C.Thụy Sỹ là nước ít về tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sỹ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sỹ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Không chỉ nổi tiếng về dịch vụ ngân hàng và sản xuất đồng hồ, Thụy Sĩ còn nổi tiếng về ngành du lịch và khách sạn. Ở Thụy Sĩ đi đâu cũng thấy núi, những ngọn núi trong rặng Alps trùng điệp san sát, nối tiếp nhau. Trên đỉnh núi cao tuyết phủ trắng xóa, chen giữa những tảng mây trắng và bầu trời xanh trong những hôm thời tiết đẹp, khiến ta có cảm giác đứng ở nơi đất trời tiếp giáp. Xen giữa những thung lũng là những hồ nước xanh biếc. Hồ Geneve kéo dài như một khúc sông cắt ngang thành phố. Hai bên bờ là những tòa nhà ngân hàng nổi tiếng của Thụy Sĩ và thế giới đặt chi nhánh tại đây. Không biết đến bao giờ khu tài chính của VN mới phát triển được đến mức độ dày đặc và đồng bộ về mặt kiến trúc như thế! Khung cảnh thiên nhiên quá tuyệt vời, càng lên cao càng thấy tâm hồn thanh khiết hơn. Tôi đã đi ven những con đường sát vách núi, hoặc trên những đường cao tốc, sát bên một triền đất rất ngắn sát dưới chân núi. Rải rác là những ngôi làng Thụy Sĩ, ở đây văn hóa làng vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đó là những ngôi làng hết sức hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc và những truyền thống lễ hội từ ngàn xưa. Thông Thụy Sĩ hay thông Arolla (danh pháp khoa học: Pinus cembra) là một loài thông trong họ Thông (Pinaceae) có trong khu vực dãy núi Alps. Không chỉ nổi tiếng là thiên đường du lịch của thế giới, Thụy Sĩ còn được coi là thánh địa của loại hình du lịch trượt tuyết châu Âu. Thậm chí, người Thụy Sĩ còn bỏ công xây dựng đường hầm Loetschberg dài 34,6km, chạy xuyên dãy núi Alps để du khách có thể dễ dàng đến với các khu trượt tuyết của Thụy Sĩ. Những khu du lịch trượt tuyết sinh thái được ưa chuộng nhất ở Thụy Sĩ là St-Moritz – nơi được mệnh danh là điểm trượt tuyết trên nóc nhà thế giới. Vào mùa đông, phong cảnh tuyệt đẹp với các sườn núi, ngọn cây được phủ một tấm chăn trắng xóa. St-Moritz còn nổi tiếng với đường piste (đường trượt tuyết) theo dãy Alps, trải dài dọc sườn núi từ Tây sang Đông. Dưới thung lũng thì có cả một mạng lưới các khu du lịch và điều dưỡng với hơn 30 khu vực trượt tuyết đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ở đây, cũng có các đường trượt cho những người mới tập trượt tuyết hoặc cho cả những nhà chuyên nghiệp.
Ngoài trượt tuyết theo các đường piste từ trên đỉnh núi, du khách có thể tham gia - trượt sân băng, trượt với gậy ở đường bằng phẳng hoặc đua mô-tô trượt tuyết. Các chương trình vui chơi, giải trí khác nhau, nhà hàng và những quán bar ấm cúng, khách sạn hiện đại với các dịch vụ tuyệt vời tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu du lịch trượt tuyết tốt nhất của Thụy Sĩ.
Không chỉ hấp dẫn bởi các khu trượt tuyết, Thụy Sĩ còn thu hút khách du lịch bốn phương bằng nét đẹp hiền hòa và những dịch vụ du lịch hoàn hảo nhất. Chẳng trách, “vương quốc đồng hồ” này được xem là điểm hẹn của các thương gia, quan chức và các minh tinh Hollywood mùa đông.
Với nhiều người, Thụy Sĩ giống như một bài thơ ngọt ngào, nơi có vị đậm kẹo chocolate, cái béo ngậy pho mát và cả thịt bò nữa. Đất nước này như không hề thay đổi theo thời gian: phụ nữ vẫn tết tóc đuôi sam, người ta vẫn làm kẹo và pho mát theo phương pháp thủ công. Và trên nhiều nẻo đường, du khách vẫn dễ dàng bắt gặp một khung cảnh thanh bình với những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ sau những ngôi làng tí xíu. Thật giống như trong truyện cổ tích.
Đừng nói đến những thiên đường du lịch như Zurich, Bern, Geneve… ngay cả vùng đồng quê Luzern cũng đủ sức hớp hồn du khách. Thành phố lúc nào cũng như một festival nhiều dân tộc, nơi đại diện các nước tìm đến để kết bạn, thưởng thức các đặc sản và khám phá vẻ đẹp Thụy Sĩ. Từ cửa sổ nhiều khách sạn lớn, bạn có thể ngắm vườn hồng khoe sắc trong các bồn pha lê trong suốt kỳ ảo ở khu vực trung tâm thành phố. Cảnh tượng huyền diệu ấy khiến nhiều người ngất ngây tới mức kể từ ngày đó cho đến khi dời đi, mỗi buổi sáng thức dậy, mở cửa ra hóng mát ở ban công, vẫn cảnh tượng ấy lại như hớp hồn họ.
Luzem như một thành phố cổ được miêu tả trong sách. Những đường phố đá cuội dài và hẹp luôn khiến du khách có cảm giác mình được dẫn dắt trở lại thời quá khứ. Phong cách kiến trúc của các lâu đài, tháp đồng hồ, nhà thờ khách sạn và các biệt thự khiến bạn luôn phải ngoái nhìn. Phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp và trên bờ sông, nhiều người nhàn nhã ngồi thả câu. Nhiều nơi nước trong vắt đến mức bạn có thể nhìn thấy cá đang bơi lội bên dưới. Chỉ cần tản bộ qua Luzem thôi cũng đủ để đem đến cho bạn cảm giác mình đang lạc vào một mảnh đất kỳ diệu ngọt lành và yên ả.

Đến Thụy Sĩ, bạn sẽ thấy đất nước này không chỉ nổi danh về các ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ tinh xảo và hệ thống ngân hàng - tiền tệ phát triển bậc nhất thế giới cũng như phong cảnh núi non kỳ thú, mà bạn sẽ ngạc nhiên vì mảnh đất nhỏ bé này vô cùng sạch sẽ.Thụy Sĩ là một nước nhỏ, diện tích chỉ có 41.293 km2, nhưng có đến 70% là núi; riêng rặng núi Alps đã chiếm 60%, chỉ còn lại một rẻo cao nguyên hẹp chạy từ Đông Nam lên Tây Bắc.
Đất hẹp như thế mà dân lại đông tới gần 7,2 triệu người, sống tập trung trong một số đô thị lớn, mật độ dân số rất cao, đồng thời công nghiệp chế tạo lại hết sức phát triển; do đó rất khó giữ được môi trường sinh thái tốt.
Thế nhưng khi tới đây ta sẽ không hề thấy cảnh môi trường bị ô nhiễm bởi chất thải của các nhà máy, như ở nhiều nước công nghiệp khác. Bầu trời Thụy Sĩ lúc nào cũng trong vắt, không khí thơm tho trong lành, khắp nơi rực một màu xanh của cây cối xanh tốt, nhà cửa, đường phố sạch bong... Tất cả là nhờ bàn tay chăm sóc của con người, trong đó chính quyền và xã hội đóng vai trò tổ chức quan trọng. Xử lý rác đặc biệt Cách đây ba chục năm, hầu như tất cả các dòng sông và hồ nước ở Thụy Sĩ đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính phủ đã xây dựng một hệ thống hiện đại xử lý nước thải đô thị, bảo đảm toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chỉ sau khi được xử lý đạt được tiêu chuẩn nước sạch rồi mới được dẫn vào sông hồ. Người dân Thụy Sĩ tự hào vì có ít nhất 80% nước hồ của họ có thể trực tiếp dùng để uống chẳng cần phải đun sôi. Để được như vậy, chính quyền áp dụng phương thức xử lý rác rất đặc biệt. Mọi người đều biết, các phương thức xử lý rác truyền thống đều có nhược điểm là không tránh khỏi làm cho các nguồn nước ngầm bị ô nhiễm; nước mưa cũng đưa các chất bẩn thấm vào mạch nước ngầm. Bởi vậy, 6 năm trước, Thụy Sĩ bắt đầu thực thi Luật Cấm chôn rác; cụ thể là chỉ được chôn các loại rác thải không đốt cháy được, không tuần hoàn sử dụng được và các vật còn lại của rác đô thị sau khi đốt. Hơn 30 năm trước, ở đây họ đã thực hiện chế độ phân loại rác. Ngày nay việc phân loại rác càng chi li, nghiêm ngặt hơn, thậm chí ngay cả chai lọ có công dụng khác nhau cũng phải phân loại để xử lý riêng. Trên đường phố, đâu đâu cũng thấy những thùng rác có biển tên khác nhau chỉ rõ thùng nào đựng loại rác nào, chứ không phải tất cả các loại rác đều chứa chung vào một thùng.
Không khí trong lành là nhờ... pháp luật bảo đảm Trên đất nước Thụy Sĩ, khắp nơi đều thấy những hàng cây cổ thụ khổng lồ xanh tốt cành lá sum sê. Có những cây đã 300 - 400 năm tuổi, gốc cây to tới mức 4 - 5 người ôm không xuể. Những hàng cây cổ thụ to cao ngất trời ấy thực sự là những cỗ máy nhả ô-xy làm cho cả nước trở thành một nhà máy tạo dưỡng khí khổng lồ. Mỗi khi đi dạo ven hồ, hương thơm ngát của cỏ cây pha lẫn hơi nước ẩm ướt trong không khí làm cho con người ngây ngất, khoan khoái hít thở, cảm thấy cực kỳ dễ chịu. Tất cả sự dễ chịu thoải mái ấy đều là kết quả của việc người dân nước này triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt. Một thí dụ: Bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào đều bị phạt nặng bằng tiền; hơn nữa, dù chặt cây với bất kỳ lý do nào, nếu đã chặt bao nhiêu cây ở nơi này thì bắt buộc phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác.
Hiến pháp Thụy Sĩ ngay từ năm 1971 đã quy định rõ ràng: áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của nhà nước. Trong lần sửa đổi hiến pháp hồi tháng 12-1998 có tăng thêm một chương “Bảo vệ môi trường và sửa sang lãnh thổ” và hàng loạt các luật riêng khác thể hiện sự quan tâm cao độ của Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Chính là nhờ có chế độ luật pháp nghiêm ngặt và hoàn thiện mà Thụy Sĩ thực hiện được mục tiêu vừa phát triển công nghiệp vừa giữ được môi trường sinh thái tốt đẹp ưu việt. Ngoài ra, Thụy Sĩ còn chú trọng nghiên cứu và đẩy mạnh áp dụng các kiến trúc bảo vệ môi trường kiểu mới. Tòa nhà trụ sở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) là một thí dụ kiểu mẫu. Về mùa nóng, khi đi vào tòa kiến trúc đồ sộ này bạn sẽ cảm thấy dù ngoài trời nắng chói chang nóng bức là thế mà trong nhà lúc nào cũng mát rượi rất dễ chịu. Đây không phải là cái mát nhân tạo do hệ thống điều hòa nhiệt độ đem lại – vì tòa nhà này không hề trang bị hệ thống ấy. Nơi sinh ra luồng không khí mát mẻ ấy chính là một hầm lớn chứa đầy nước đá ở dưới gầm nhà; không khí ngoài trời trước hết được “kéo” vào đây rồi mới dẫn lên nhà. Nước đá mùa đông rất sẵn, chẳng mất tiền điện để làm đá. Không trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ có nghĩa là không cần tới cách làm mát sử dụng khí fluorine, một chất khí độc có mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường. Cách làm mát thiên nhiên này thật ưu việt, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa bảo vệ môi trường sống trong sạch cho con người. Đến Thụy Sĩ, bạn sẽ thấy đất nước này không chỉ nổi danh về các ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ tinh xảo và hệ thống ngân hàng - tiền tệ phát triển bậc nhất thế giới cũng như phong cảnh núi non kỳ thú, mà bạn sẽ ngạc nhiên vì mảnh đất nhỏ bé này vô cùng sạch sẽ.Thụy Sĩ là một nước nhỏ, diện tích chỉ có 41.293 km2, nhưng có đến 70% là núi; riêng rặng núi Alps đã chiếm 60%, chỉ còn lại một rẻo cao nguyên hẹp chạy từ Đông Nam lên Tây Bắc. Chính quyền Thụy Sĩ rất chú trọng công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công dân nước mình, coi đó là một khâu cơ bản trong giáo dục. Các trường trung, tiểu học đều có môn học “Con người và môi trường”, học sinh bắt buộc phải học. Thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành đều được tặng một món quà là cuốn sổ hướng dẫn cách gìn giữ môi trường xanh sạch. Trong hệ thống lớp học ban đêm giáo dục người lớn cũng có giáo trình bảo vệ môi trường, học suốt một năm.
Các giám đốc công ty, xí nghiệp ở Thụy Sĩ đều nhận thức rõ ràng là bất cứ hoạt động nào của họ cũng gây ra tác động, ảnh hưởng tới môi trường. Họ nắm chắc tư tưởng phát triển bền vững, chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế trước mắt với lâu dài, không những xét tới sự phát triển nhanh chóng hiện nay mà phải cân nhắc đến việc làm thế nào để con cháu mình sau này có điều kiện phát triển tốt hơn nữa. Trong đời sống hằng ngày và phương thức hành động, người Thụy Sĩ từ lâu đã quen với việc chính quyền liên tiếp đưa ra các biện pháp cưỡng chế bảo vệ môi trường, chẳng ai có phàn nàn điều gì mà đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Thụy Sĩ xanh sạch được như ngày nay không phải chuyện ngày một ngày hai mà có. Đây là kết quả của nhiều năm kiên trì thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ với sự hợp tác của người dân.

Hình ảnh Thành Phố Geneve
Thành Phố Geneveghĩ về Quê hương, Gia Đình và Xã hội(3/2007)

Thứ bảy, ngày 27 tháng chín năm 2008


Vài hình ảnh của các nước: Andorra, Liechtenstein, Luxembourg,Monaco, San Marino, Thụy Sĩ, Vatican City

Andorra
Andorra la Vella là thủ đô của công quốc Andorra, vị trí địa lý nằm tại phía đông dãy Pyrenees giữa PhápTây Ban Nha. Tên Andorra la Vella cũng là tên xã của vùng này.Andorra la Vella nằm ở phía tây nam Andorra thuộc tọa độ 42°30′B, 1°30′Đ, nằm giữa ngã ba hai dãy núi. Nơi đây có độ cao 1409 m so với mặt nước biển và là một thủ đô có địa thế cao, Andorra la Vella cũng là một khu trượt tuyết nổi tiếng. Khí hậu nơi đây ôn hòa với mùa đông lạnh và mùa hè ấm, khô ráo. Nhiệt độ trung bình từ -1 °C vào tháng giêng cho tới 20 °C vào tháng bảy; lượng mưa trung bình 808 mm một năm.Thủ đô này cách các sân bay gần nhất Toulouse, Girona, Perpignan và Barcelona ba tiếng đi ô tô. Có được điều này là do dân số ít cộng với địa hình nhiều núi nơi đây. Thủ đô này cũng không có nhà ga mà chỉ có dịch vụ xe bus nối thành phố với nhà ga L'Hospitalet ở Pháp.
Công nghiệp chính của thành phố này là
du lịch, ngoài ra thành phố này còn thu được ngoại tệ từ thuế quan do nơi đây là một cảng trung chuyển. Đồ đạc nội thất và rượu brandy là các sản phẩm chính của Andorra la Vella.



































Liechtenstein là một quốc gia Alps nhỏ bị bao quanh bởi các nước không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Thụy Sĩ ở phía tây và Áo ở phía đông.
Diện tích: 160km2.Thủ đô:Vaduz; Thành phố lớn nhất:Schaan.
Ngôn ngữ chính thức:tiếng Đức









Vaduz City Center
VP Bank at Vaduz City Center. Banks in Liechtenstein are famous for keeping your privacy, even better or more convenient than the banks in Switzerland.
Beautiful snow peak view from Vaduz city center, same as in Switzerland.
Post Museum









































Luxembourg

Đại công quốc Luxembourg (tiếng Luxembourg: Groussherzogtum Lëtzebuerg; tiếng Pháp: Grand-Duché de Luxembourg; tiếng Đức: Großherzogtum Luxemburg), trước đây được viết là Lục Xâm Bảo, là một quốc gia nhỏ nằm trong lục địa ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp, và Đức.
Luxembourg là một nước theo
dân chủ đại diện với nghị viện và một hoàng gia lập hiến, cai trị bởi một Đại công tước. Đây là Đại công quốc duy nhất có chủ quyền trên thế giới. Đất nước có một nền kinh tế phát triển cao, với thu nhập bình quân (GDP per capita) cao nhất trên thế giới (81.511 đô la/người/năm). Luxembourg là thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, NATO, Liên hợp quốc, BeneluxLiên minh Tây Âu, phản ánh xu thế chính trị của việc hội nhập kinh tế, chính trị và quân sự. Thành phố Luxembourg, thủ đô và là thành phố lớn nhất, là nơi đóng của một vài cơ quan và đại diện của Liên minh châu Âu.
Luxembourg nằm giữa biên giới văn hóa của châu Âu
gốc Rôman và châu Âu gốc German, vay mượn phong tục tập quán từ những truyền thống rất khác nhau. Luxembourg là một nước với ba thứ tiếng; tiếng Pháp, tiếng Đứctiếng Luxembourg là những ngôn ngữ chính thức. Mặc dù là một nước không theo tôn giáo nào, phần đông dân Luxembourg là Công giáo Rôma.Lịch sử được ghi lại của Luxembourg bắt đầu với việc chiếm được Lucilinburhuc (ngày nay là lâu đài Luxembourg) bởi Siegfried, Bá tước xứ Ardennes vào năm 963. Tên hiện nay của Luxembourg có nguồn gốc từ tên trước đây Lucilinburhuc[3]. Xung quanh đồn này, một thị trấn dần dần phát triển, và trở thành trung tâm của một nước nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược. Vào năm 1437, Hoàng gia Luxembourg khủng hoảng về vấn đề thừa kế, bắt đầu bởi việc thiếu một người con trai nối ngôi, dẫn đến việc vùng đất này bị bán cho Philip Người tốt của xứ Burgundy. Vào các thế kỉ theo sau đó, đồn Luxembourg được mở rộng liên tục và gia cố thêm bởi những chủ nhân kế tiếp nhau, nhà Bourbon, nhà Habsburg, nhà Hohenzollern và người Pháp, cùng với một số khác. Sau khi Napoléon thất bại vào năm 1815, Luxembourg bị tranh giành bởi Phổ và Hà Lan. Hội nghị Wien đã thành lập Luxembourg như là một Đại công quốc liên hiệp với Hà Lan. Luxembourg cũng là thành viên của Liên bang Đức, với một đồn Liên bang đóng bởi lính Phổ.
Cách mạng Bỉ năm 1830–1839 đã làm lãnh thổ của Luxembourg bị giảm đi hơn một nửa, vì đa phần nói tiếng Pháp thuộc phía tây được chuyển nhượng cho Bỉ. Nền độc lập của Luxembourg được khẳng định một lần nữa vào năm 1839 bởi Hiệp ước London thứ nhất. Cũng cùng năm đó, Luxembourg gia nhập Zollverein. Nền độc lập và sự trung lập của Luxembourg lại được khẳng định vào năm 1867 bởi Hiệp ước London thứ hai, sau cuộc khủng hoảng Luxembourg làm chiến tranh gần như nổ ra giữa Phổ và Pháp. Sau sự mâu thuẫn được kể trên, đồn của liên bang đã bị tháo dỡ.
Vua Hà Lan vẫn là Người lãnh đạo nhà nước như là Đại công tước xứ Luxembourg, duy trì mối liên hệ dân tộc giữa hai nước cho đến năm 1890. Vào lúc William III, ngôi Công tước được truyền cho con gái ông là Wilhelmina, trong khi Luxembourg (vào thời điểm đó chỉ giới hạn cho người nối ngôi là nam bởi Hiệp định Gia đình Nassau) được truyền cho Adolph xứ Nassau-Weilburg.Luxembourg bị xâm lược và chiếm đóng bởi quân Đức trong Thế chiến thứ nhất nhưng được phép giữ độc lập và cơ chế chính trị. Nó lại bị xâm lược và chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai vào năm 1940, và chính thức bị sát nhập vào Đế chế thứ ba vào năm 1942.
Trong suốt Thế chiến thứ hai, Luxembourg đã bãi bỏ chính sách trung lập, khi nước này tham dự phe Đồng Minh đánh lại quân Đức. Chính phủ lưu vong của nước này đã trú tại London, thiết lập một nhóm quân tình nguyện nhỏ tham dự trận đánh Normandy. Nó trở thành một thành viên sáng lập Liên hợp quốc vào năm 1946, và khối NATO vào năm 1949. Vào năm 1957, Luxembourg trở thành một trong sáu nước thành lập Cộng đồng kinh tế chung châu Âu (sau này là Liên minh châu Âu), và, vào năm 1999, tham dự khu vực sử đụng tiền euro. Vào năm 2005, một trưng cầu dân ý về hiến pháp chung châu Âu đã được tổ chức ở Luxembourg.Kinh tế Luxembourg là nền kinh tế phát triển, lĩnh vực chủ yếu là ngân hàng và thép. Luxembourgers có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, với 65.900 USD/đầu người (2007). Nhà văn Lý Lan đã sống tại Luxembourg một thời gian.












































Monaco

Giữa biên giới Pháp và Ý Ðại Lợi có một vương quốc tí hon tên là Monaco. Lãnh thổ quốc gia nhỏ bé này chỉ rộng không đầy 2 km vuông (1.95 km2 hay 0.76 sq mi) với dân số năm 2008 là 32,796 người nhưng họ rất giàu với lợi tức mỗi đầu người hàng năm là 70,670 USD và 84% dân ở đây là người nước ngoài. Nguồn thu nhập của Monaco là du lịch với những sòng bài và bờ biển tuyệt đẹp có khí hậu ôn hòa của vùng biển Ðịa Trung Hải thơ mộng, nước xanh cát trắng.
Buổi sáng sau khi ghé thăm tháp nghiêng Pisa trên đất Ý, chúng tôi lên đường cặp theo bờ Ðịa Trung Hải trực chỉ hướng Tây để sang đất Pháp Phú Lang Sa từng có thời sang chiếm Việt Nam và toàn cõi Ðông Dương (Việt Miên Lèo). Từ thành phố hải cảng Genova trở đi con đường xa lộ quanh co dọc theo bờ biển rất đẹp, bên phải ôm núi và bên trái biển xanh, nhà cửa ngói đỏ tường trắng bên cạnh những cây Palm (cọ) vi vu trong gió. Giữa Ý và Pháp dãy trường sơn rặng núi Alps từ trong Thụy Sĩ đâm xuống hướng Nam ra biển là bức tường thành chia cắt hai quốc gia Ý và Pháp. Không biết ngày xưa Napoléon đem quân sang chinh phục Ý như thế nào nhưng ngày nay chúng tôi phải đi trên những chiếc cầu cao ngất hàng mấy trăm thước, nhìn xuống đáy vực sâu cây cối, nhà cửa nhỏ li ti khiến chóng mặt và vượt qua hơn 120 đường hầm (tunnel) xuyên qua núi. Qua khỏi một cái hầm là vào đất Pháp, bảng chỉ dẫn giao thông bên đường bắt đầu dùng tiếng Pháp và cảnh sát sắc phục áo 4 túi và đầu đội nón kiểu tướng De Gaulle. Vùng bờ biển nghỉ mát giữa biên giới hai nước rất gần Milan (chỉ cách 100 km) là thành phố lớn thứ nhì của Ý nên cuối tuần dân Milan đổ xô về đây vui chơi, tắm biển rất đông.
Tiểu quốc Monaco
Từ con đường trên núi nhìn xuống, Monaco là một thành phố nằm trên sườn núi sát bờ biển, chi chít những cao ốc hàng chục tầng lầu và những con đường trôn ốc ngoằn ngoèo. Bờ biển là những cầu tàu san sát những du thuyền tư nhân và ngoài xa một chút là những con tàu Cruise thật lớn. Dãy đất Monaco 3 mặt Bắc, Tây, Nam giáp nước Pháp, chỉ phía Ðông là giáp với Ðịa Trung Hải (Mediterranean Sea). Diện tích không đầy 2 cây số vuông mà dân số gần 33 ngàn người nên đây là vùng đất có mật độ dân cư cao nhất thế giới và là quốc gia nhỏ bé đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau Vatican. Monaco là thiên đường... trốn thuế vì là quốc gia không đánh thuế lợi tức cá nhân nên thu hút rất đông nhiều đại gia có thu nhập từ nước ngoài về đây trốn thuế. Nhiều dân biểu Pháp có những báo cáo than phiền về chính sách không thuế này của Monaco làm cho Pháp thất thu thuế từ nhiều nhà giàu Pháp có địa chỉ cư trú chính tại Monaco. Monaco không phải là thành viên của khối Liên Hiệp Âu Châu (EU) nhưng xài đồng Euro. Dân chúng nói tiếng Pháp, quốc phòng do Pháp đảm trách nhưng Monaco có một lực lượng cảnh sát đông đến 515 người mặc dù chỉ có 33 ngàn dân và một đơn vị quân đội chỉ lo về nghi lễ cho hoàng gia. Monaco theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1911 và đứng đầu quốc gia là ông Hoàng Tối Cao Xứ Monaco (Sovereign Prince of Monaco) hiện nay là Albert II lên ngôi vào năm 2005 sau khi cha là Rainier III qua đời sau 56 năm cầm quyền. Cả hai thuộc dòng họ Grimaldi cai trị vùng Monaco từ năm 1297, hiện Monaco là một nước độc lập nhưng quốc phòng được Pháp bảo vệ theo hiệp ước Franco-Monegasque Treaty 1861. Quốc kỳ của vương quốc Monaco có hai màu đỏ ở trên và trắng ở dưới trùng hợp với quốc kỳ của Nam Dương (Indonesia). Monaco không có phi trường, du khách đến phải sử dụng phi trường Nice trên nước Pháp và phải đổi qua trực thăng hoặc dùng đường bộ để đến Monaco.
Vào lãnh thổ Monaco xe Coach của đoàn du lịch chúng tôi phải đậu lại một nơi trong nhà đậu xe lớn và chúng tôi được chuyển tiếp vào Monte Carlo Casino bằng một xe buýt khác vì đường sá ngoằn ngoèo nguy hiểm. Những đoàn du lịch khác cũng vậy nên trong nhà đậu xe hàng nhóm người đứng chờ xe tới, trò chuyện nói cười râm ran. Xe buýt đến và tùy theo sự sắp xếp của nhân viên điều hành, chúng tôi lên xe để vào Casino ở phía dưới thấp gần bờ biển. Xe chạy chậm qua những con đường quanh co uốn khúc, nhà cửa, cao ốc chen chúc nhau xây trên sườn núi rất khang trang, thanh lịch. Chẳng bao lâu độ chừng 5 phút sau xe ngừng lại và hành khách xuống xe để đi bộ một đoạn đường chừng 300 mét. Con đường đi xuống dốc hai bên là chung cư, khách sạn và nhà hàng, lối đi, bậc thang, hoa cỏ được chăm sóc thật kỹ lưỡng, sạch sẽ không một cọng rác và tận dụng từng tấc vuông đất không một nơi nào để trống. Trước tòa nhà Casino là vườn cây trồng nhiều cây đa cổ thụ và cây Palm (họ cây dừa, loại Majesty) cao lớn tán lá xòe ra trông rất u nhàn và nhiều loại hoa tùy theo mùa. Khí hậu biển nhiều hơi nước nên cây lá xanh tươi, hoa to màu rực rỡ.
Sòng bài Monte Carlo
Gọi là sòng bài nhưng thật ra Monte Carlo Casino là một quần thể kiến trúc thanh lịch, đẹp đẽ cần phải xem mặc dù không thích bài bạc. Tòa nhà to lớn màu vàng, tiền diện nhìn về hướng Tây với hai tháp trang trí nhiều hoa văn hình tượng mỹ thuật như những hoàng cung Âu Châu. Muốn vào sòng bài phải có passport (sổ thông hành, hộ chiếu) và phải trên 21 tuổi. Nhiều phòng đánh bài phải mua vé vào cửa và đòi hỏi phải mặc áo vét, cà vạt. Vì passport để trong xe Coach nên gia đình 3 người chúng tôi chỉ đi loanh quanh các cửa hàng buôn bán, quán kem, giải khát và nhà vệ sinh. Tôi không có máu mê cờ bạc nên chỉ cần shopping bằng mắt qua các tủ kính bày biện nữ trang, đồng hồ, quần áo đắt tiền cũng là mãn nhãn lắm rồi! Từ ngoài nhìn vào cũng thấy khu sòng bạc Monte Carlo nhỏ bé lèo tèo, không náo nhiệt đông vui, đèn đuốc không sáng choang như Las Vegas nhưng những anh chàng gác sòng ở đây làm ra vẻ là nơi dành riêng vua chúa quý tộc lắm vậy!
Phía bên ngoài tòa nhà Casino, hôm nay chúng tôi tới (11-5-08) đang diễn ra cuộc đua xe hơi Grand Prix nên rất ồn ào với tiếng ống pô xe gầm rú từng hồi. Vòng đua xe chỉ chạy theo con đường vòng quanh tòa nhà Casino, khán đài được thiết lập ở phía sau gần với bờ biển và người ta dựng những hàng rào có che tấm bạt bằng nhựa xanh để ngăn du khách với vòng đua xe. Ðứng sát hàng rào vẫn thấy từng đoàn xe đua gầm thét chạy qua nhưng vào bên trong thì không được. Tiếng loa vang vang bằng tiếng Pháp, tiếng khán giả reo hò cổ vũ và thỉnh thoảng nghe tiếng quốc thiều Mỹ quen thuộc trỗi lên. Không hiểu tại sao ở đây lại chào cờ... Mỹ? Hóa ra tay đua nước nào thắng mỗi vòng đua là chào cờ nước đó. Trong hai tiếng đồng hồ ở đây quốc thiều Mỹ trỗi lên... 3 lần. Yên hùng đua xe hơi người Mỹ giỏi và có kinh nghiệm chạy nhanh hơn những nước khác vì thấy trên TV bị cảnh sát rượt nhiều hơn! Ở bên Mỹ trường đua xe là những Racing Stadium thật lớn giữa là sân cỏ xanh to rộng để cho xe gặp nạn bỏ cuộc chui ra chứ không chật chội nguy hiểm như ở đây! Nguyên thủy cuộc đua xe Grand Prix hàng năm là ở Nice (Pháp) sau dời về Monaco.
Chúng tôi ăn kem, nhâm nhi cà phê ở những quán ăn fast food phía sau Casino là khu cây cối trồng hoa và có những lối đi như trong công viên. Sau đó ra phía trước tòa nhà, đi theo con đường tay phải dẫn lên hướng Bắc xem phố xá, dinh thự, những cao ốc chung cư xây dọc theo bờ biển. Ðây là khu Monte Carlo nơi quy tụ dân nhà giàu và minh tinh, ca sĩ nổi tiếng, những nhà báo, nhiếp ảnh săn tin muốn chụp hình tài tử màn bạc thường rình rập ở đây. Monte Carlo có khoảng 3,000 dân thường trú là một cộng đồng thuộc Monaco được thành lập năm 1866. Monte Carlo là tiếng Ý có nghĩa là “Mount Charles” vì thời ấy ông hoàng của Monaco là Charles III. Monte Carlo nổi tiếng về Le Grand Casino, cuộc đua xe Formula One Monaco Grand Prix, Boxing, Tennis và thi thời trang. Ngang qua một văn phòng địa ốc tôi thấy họ rao bán những căn chung cư Apartment 600 sq ft với giá 2 triệu đô la! Phía trước tòa nhà Casino cũng có một thương xá trang hoàng lộng lẫy bán tranh tượng mỹ thuật cũng như nữ trang, quần áo dạ hội.
Monaco là một dãy đất phía Ðông giáp biển, ba hướng kia là núi thuộc dãy Maritime Alps. Nếu viếng Monaco trong ngày chỉ có hai nơi quan trọng cần xem là Monte Carlo mà chúng tôi vừa đến và ở hướng Nam qua vũng đầm hải cảng Monaco (La Condamine) là khu Monaco Ville còn gọi là The Rock vì đồi cao nhô ra biển. Nơi đây là Monaco ngày xưa, có hoàng cung Prince's Palace với tường thành nằm cạnh Napoleon Museum và bên ngoài cạnh biển là Vương Cung Thánh Ðường Monaco St. Nicholas được xây năm 1875, có mộ chôn của ông hoàng Rainier III và hoàng hậu Grace Kelly. Grace Kelly (1929-1982) sinh ở Philadelphia, từng là minh tinh màn bạc Hollywood, nàng xinh đẹp và nổi tiếng ăn mặc sang trọng. Năm 1955 dẫn phái đoàn Hoa Kỳ sang tham dự đại hội điện ảnh Cannes thì gặp ông hoàng Monaco. Ông này bị tiếng sét ái tình và hai người cưới nhau liền vào năm sau. Lễ cưới của họ long trọng linh đình, có sự tham dự của nhiều ông hoàng, bà chúa, vương tôn, công tử. Họ có 3 người con là công chúa Caroline Marguerite (1955), hoàng tử Albert II (1958) và công chúa Stéphanie Elisabeth (1965). Ngày 13-9-1982 trong lúc lái xe với con gái út là Stéphanie tại Monaco nàng bị tai biến não khiến xe đâm xuống hố và hôm sau qua đời ở bệnh viện Monaco chỉ mới 52 xuân sắc trong khi con gái chỉ bị xây sát nhẹ. Ông hoàng Rainier không tái giá, ở vậy hát câu “anh tôn thờ em... suốt đời” và chết năm 2005 được chôn bên cạnh nàng Kelly mỹ nhân vắn số.
Chúng tôi theo ông trưởng đoàn Luigi Saba đi bộ lên trạm xe buýt trung chuyển. Trạm xe lần trở ra này khác với lần vào, nằm trước ngay Sở Du Lịch Monaco (Office du Tourisme) du khách chờ xe rất đông, có lẽ vì chiều rồi họ trở ra để về Nice hoặc các thành phố khác hay các khách sạn ở ngoại ô. Theo kinh nghiệm muốn du lịch vài ngày viếng Nice, Monaco hay Cannes nói chung là vùng Côte d'Azur du khách nên mướn khách sạn ở ngoại ô làng quê giá rẻ hơn rồi đi xe điện về các thành phố đó chỉ mất vài mươi phút. Nhân viên điều hành trạm xe ở đây là một người đàn ông khoảng 40 cao lớn, đẹp trai, hoạt bát như tài tử màn bạc. Ông ta mặc com lê cà vạt, vừa nói chuyện với du khách vừa liên lạc máy bộ đàm với các xe buýt sắp đến. Lúc đầu tôi tưởng ông ta là một tài tử hay chính trị gia nào đó của Âu Châu vì thấy nhiều người vây quanh và cứ trả lời trên phôn hoài, chứ đâu biết ông ta là xếp... bến!
Vài mươi phút sau chúng tôi lên xe trung chuyển và đến bãi đậu xe Coach của mình rồi lên đường cặp bờ biển Côte d'Azur đi về hướng Tây để tới thành phố Nice. Monaco cách Nice khoảng 25 km, đường cũng quanh co, bên là triền núi, bên là biển xanh cát trắng rất thơ mộng.

Monte Carlo
One of two famous casinos in Monte Carlo
Seashore
Buildings along seashore
Tới Nice đã 7 giờ chiều, xe đưa chúng tôi xuống bờ biển không phải để tắm mà để đi ăn tối. Con đường dọc theo bờ biển có tên là Promenade des Anglais có nghĩa là “chỗ dạo mát của người Ăng-lê” nhưng không biết có người Ăng-lê nào ở đây không? Trời Mùa Xuân 7 giờ nhưng hãy còn sáng tỏ và vì là chiều Chủ Nhật nên thiên hạ dạo chơi rất đông. Biển nước xanh lặng sóng nhưng không ai tắm, bãi không phải cát mịn mà đá sỏi trắng, nghe nói Mùa Hè người ta ra nằm phơi nắng đông đến nỗi không chỗ chen chân. Trên đường dọc theo bờ biển dập dìu xe cộ, xe hơi, xe mô tô và cả xe đạp, lề đường phía trong là một dãy khách sạn, nhà hàng, quán rượu, tiệm buôn tấp nập người đi phong thái vui tươi, nhàn nhã. Tôi thấy có một nhà hàng đề bảng hiệu là “Cambodia, Restaurant & Fast Food”. Chúng tôi không ăn ở đây mà được đưa vào nhà hàng Le Gustave 5 thuộc loại không sang trọng chiếm 2 căn phố có bồi bàn là những ông Tây già đồng phục áo trắng thắt nơ và quần đen có mang một cái tạp dề trắng. Chúng tôi đã đặt chân lên đất Pháp và sắp sửa thưởng thức “đồ Tây” (thật sự chứ không phải là “đầy tô”) mà theo chương trình ghi là hải sản đặc biệt của miền French Riviera. Mỗi người có súp củ hành, xà lách và món chính có cá, tôm, khoai tây và bánh mì Pháp với bơ. Suốt hành trình đây là bữa ăn ngon nhất vì hương vị giống nhà hàng Tây ở Sài Gòn như Grival, Brodard thuở nào. Bên ngoài bờ biển phố xá đã lên đèn, xe hơi, xe gắn máy tấp nập như bờ biển Nha Trang, Vũng Tàu. Ly rượu vang làm tôi lâng lâng có cảm tưởng như sống lại thời trẻ tuổi trong những chuyến công tác vùng biển ở quê nhà ngày trước.
Trịnh Hảo Tâm

















San Marino
Thành phố San Marino là thủ đô của cộng hòa San Marino trên bán đảo Italia, nằm cạnh Biển Adriatic. Thành phố này có dân số 4.493 người.
Dù là thủ đô của San Marino nhưng kinh tế và thương mại của đất nước này không tập trung ở thủ đô mà tập trung chủ yếu ở
Borgo Maggiore. Thành phố San Marino là thành phố lớn thứ ba tại đất nước này, sau Dogana và Borgo Maggiore. Nó giáp với các thành phố tự trị Acquaviva, Borgo Maggiore, Fiorentino, Chiesanuova và thành phố tự trị của Ý San Leo
.
Học viện quốc tế khoa học của đất nước
Akademio Internacia de la Sciencoj San Marino
nằm ở trung tâm thành phố này.





































THỤY SĨ
Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweiz, tiếng Pháp: Suisse, tiếng Ý: Svizzera, tiếng Latinh: Svizra), tên chính thức là Liên bang Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Confoederatio Helvetica) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là GenevaZurich.Tên gọi chính thức của đất nước Thụy Sĩ trong tiếng Latinh - Confoederatio Helvetica, bắt nguồn từ cái tên Halvetii, một dân tộc cổ đại từng sống ở vùng núi Alpine. Đất nước này giáp với các quốc gia Đức, Pháp, Ý, ÁoLiechtenstein. Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Latinh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới...
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi
Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.Thụy Sỹ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).
Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam Châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc Châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sỹ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291.
Sang thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, các đơn vị hành chính độc lập trong liên bang (13 bang) đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tranh chấp về phạm vi ở một số vùng, khu vực tiếp giáp nhau. Nhưng trước nguy cơ ý đồ bành trướng của một số nước có biên giới chung với Thụy Sỹ đã nhanh chóng đưa ra các cuộc tranh chấp, giành dật nội bộ đi tới chấm dứt.
Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sỹ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa Châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sỹ, Nhà nước Liên bang Thụy Sỹ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sỹ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm. Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, gia cấp tư sản Thụy Sỹ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ. Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở Châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847.Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 12°C.Thụy Sỹ là nước ít về tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sỹ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sỹ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Không chỉ nổi tiếng về dịch vụ ngân hàng và sản xuất đồng hồ, Thụy Sĩ còn nổi tiếng về ngành du lịch và khách sạn. Ở Thụy Sĩ đi đâu cũng thấy núi, những ngọn núi trong rặng Alps trùng điệp san sát, nối tiếp nhau. Trên đỉnh núi cao tuyết phủ trắng xóa, chen giữa những tảng mây trắng và bầu trời xanh trong những hôm thời tiết đẹp, khiến ta có cảm giác đứng ở nơi đất trời tiếp giáp. Xen giữa những thung lũng là những hồ nước xanh biếc. Hồ Geneve kéo dài như một khúc sông cắt ngang thành phố. Hai bên bờ là những tòa nhà ngân hàng nổi tiếng của Thụy Sĩ và thế giới đặt chi nhánh tại đây. Không biết đến bao giờ khu tài chính của VN mới phát triển được đến mức độ dày đặc và đồng bộ về mặt kiến trúc như thế! Khung cảnh thiên nhiên quá tuyệt vời, càng lên cao càng thấy tâm hồn thanh khiết hơn. Tôi đã đi ven những con đường sát vách núi, hoặc trên những đường cao tốc, sát bên một triền đất rất ngắn sát dưới chân núi. Rải rác là những ngôi làng Thụy Sĩ, ở đây văn hóa làng vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đó là những ngôi làng hết sức hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc và những truyền thống lễ hội từ ngàn xưa. Thông Thụy Sĩ hay thông Arolla (danh pháp khoa học: Pinus cembra) là một loài thông trong họ Thông (Pinaceae) có trong khu vực dãy núi Alps. Không chỉ nổi tiếng là thiên đường du lịch của thế giới, Thụy Sĩ còn được coi là thánh địa của loại hình du lịch trượt tuyết châu Âu. Thậm chí, người Thụy Sĩ còn bỏ công xây dựng đường hầm Loetschberg dài 34,6km, chạy xuyên dãy núi Alps để du khách có thể dễ dàng đến với các khu trượt tuyết của Thụy Sĩ. Những khu du lịch trượt tuyết sinh thái được ưa chuộng nhất ở Thụy Sĩ là St-Moritz – nơi được mệnh danh là điểm trượt tuyết trên nóc nhà thế giới. Vào mùa đông, phong cảnh tuyệt đẹp với các sườn núi, ngọn cây được phủ một tấm chăn trắng xóa. St-Moritz còn nổi tiếng với đường piste (đường trượt tuyết) theo dãy Alps, trải dài dọc sườn núi từ Tây sang Đông. Dưới thung lũng thì có cả một mạng lưới các khu du lịch và điều dưỡng với hơn 30 khu vực trượt tuyết đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ở đây, cũng có các đường trượt cho những người mới tập trượt tuyết hoặc cho cả những nhà chuyên nghiệp.
Ngoài trượt tuyết theo các đường piste từ trên đỉnh núi, du khách có thể tham gia - trượt sân băng, trượt với gậy ở đường bằng phẳng hoặc đua mô-tô trượt tuyết. Các chương trình vui chơi, giải trí khác nhau, nhà hàng và những quán bar ấm cúng, khách sạn hiện đại với các dịch vụ tuyệt vời tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu du lịch trượt tuyết tốt nhất của Thụy Sĩ.
Không chỉ hấp dẫn bởi các khu trượt tuyết, Thụy Sĩ còn thu hút khách du lịch bốn phương bằng nét đẹp hiền hòa và những dịch vụ du lịch hoàn hảo nhất. Chẳng trách, “vương quốc đồng hồ” này được xem là điểm hẹn của các thương gia, quan chức và các minh tinh Hollywood mùa đông.
Với nhiều người, Thụy Sĩ giống như một bài thơ ngọt ngào, nơi có vị đậm kẹo chocolate, cái béo ngậy pho mát và cả thịt bò nữa. Đất nước này như không hề thay đổi theo thời gian: phụ nữ vẫn tết tóc đuôi sam, người ta vẫn làm kẹo và pho mát theo phương pháp thủ công. Và trên nhiều nẻo đường, du khách vẫn dễ dàng bắt gặp một khung cảnh thanh bình với những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ sau những ngôi làng tí xíu. Thật giống như trong truyện cổ tích.
Đừng nói đến những thiên đường du lịch như Zurich, Bern, Geneve… ngay cả vùng đồng quê Luzern cũng đủ sức hớp hồn du khách. Thành phố lúc nào cũng như một festival nhiều dân tộc, nơi đại diện các nước tìm đến để kết bạn, thưởng thức các đặc sản và khám phá vẻ đẹp Thụy Sĩ. Từ cửa sổ nhiều khách sạn lớn, bạn có thể ngắm vườn hồng khoe sắc trong các bồn pha lê trong suốt kỳ ảo ở khu vực trung tâm thành phố. Cảnh tượng huyền diệu ấy khiến nhiều người ngất ngây tới mức kể từ ngày đó cho đến khi dời đi, mỗi buổi sáng thức dậy, mở cửa ra hóng mát ở ban công, vẫn cảnh tượng ấy lại như hớp hồn họ.
Luzem như một thành phố cổ được miêu tả trong sách. Những đường phố đá cuội dài và hẹp luôn khiến du khách có cảm giác mình được dẫn dắt trở lại thời quá khứ. Phong cách kiến trúc của các lâu đài, tháp đồng hồ, nhà thờ khách sạn và các biệt thự khiến bạn luôn phải ngoái nhìn. Phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp và trên bờ sông, nhiều người nhàn nhã ngồi thả câu. Nhiều nơi nước trong vắt đến mức bạn có thể nhìn thấy cá đang bơi lội bên dưới. Chỉ cần tản bộ qua Luzem thôi cũng đủ để đem đến cho bạn cảm giác mình đang lạc vào một mảnh đất kỳ diệu ngọt lành và yên ả.

Đến Thụy Sĩ, bạn sẽ thấy đất nước này không chỉ nổi danh về các ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ tinh xảo và hệ thống ngân hàng - tiền tệ phát triển bậc nhất thế giới cũng như phong cảnh núi non kỳ thú, mà bạn sẽ ngạc nhiên vì mảnh đất nhỏ bé này vô cùng sạch sẽ.Thụy Sĩ là một nước nhỏ, diện tích chỉ có 41.293 km2, nhưng có đến 70% là núi; riêng rặng núi Alps đã chiếm 60%, chỉ còn lại một rẻo cao nguyên hẹp chạy từ Đông Nam lên Tây Bắc.
Đất hẹp như thế mà dân lại đông tới gần 7,2 triệu người, sống tập trung trong một số đô thị lớn, mật độ dân số rất cao, đồng thời công nghiệp chế tạo lại hết sức phát triển; do đó rất khó giữ được môi trường sinh thái tốt.
Thế nhưng khi tới đây ta sẽ không hề thấy cảnh môi trường bị ô nhiễm bởi chất thải của các nhà máy, như ở nhiều nước công nghiệp khác. Bầu trời Thụy Sĩ lúc nào cũng trong vắt, không khí thơm tho trong lành, khắp nơi rực một màu xanh của cây cối xanh tốt, nhà cửa, đường phố sạch bong... Tất cả là nhờ bàn tay chăm sóc của con người, trong đó chính quyền và xã hội đóng vai trò tổ chức quan trọng. Xử lý rác đặc biệt Cách đây ba chục năm, hầu như tất cả các dòng sông và hồ nước ở Thụy Sĩ đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính phủ đã xây dựng một hệ thống hiện đại xử lý nước thải đô thị, bảo đảm toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chỉ sau khi được xử lý đạt được tiêu chuẩn nước sạch rồi mới được dẫn vào sông hồ. Người dân Thụy Sĩ tự hào vì có ít nhất 80% nước hồ của họ có thể trực tiếp dùng để uống chẳng cần phải đun sôi. Để được như vậy, chính quyền áp dụng phương thức xử lý rác rất đặc biệt. Mọi người đều biết, các phương thức xử lý rác truyền thống đều có nhược điểm là không tránh khỏi làm cho các nguồn nước ngầm bị ô nhiễm; nước mưa cũng đưa các chất bẩn thấm vào mạch nước ngầm. Bởi vậy, 6 năm trước, Thụy Sĩ bắt đầu thực thi Luật Cấm chôn rác; cụ thể là chỉ được chôn các loại rác thải không đốt cháy được, không tuần hoàn sử dụng được và các vật còn lại của rác đô thị sau khi đốt. Hơn 30 năm trước, ở đây họ đã thực hiện chế độ phân loại rác. Ngày nay việc phân loại rác càng chi li, nghiêm ngặt hơn, thậm chí ngay cả chai lọ có công dụng khác nhau cũng phải phân loại để xử lý riêng. Trên đường phố, đâu đâu cũng thấy những thùng rác có biển tên khác nhau chỉ rõ thùng nào đựng loại rác nào, chứ không phải tất cả các loại rác đều chứa chung vào một thùng.
Không khí trong lành là nhờ... pháp luật bảo đảm Trên đất nước Thụy Sĩ, khắp nơi đều thấy những hàng cây cổ thụ khổng lồ xanh tốt cành lá sum sê. Có những cây đã 300 - 400 năm tuổi, gốc cây to tới mức 4 - 5 người ôm không xuể. Những hàng cây cổ thụ to cao ngất trời ấy thực sự là những cỗ máy nhả ô-xy làm cho cả nước trở thành một nhà máy tạo dưỡng khí khổng lồ. Mỗi khi đi dạo ven hồ, hương thơm ngát của cỏ cây pha lẫn hơi nước ẩm ướt trong không khí làm cho con người ngây ngất, khoan khoái hít thở, cảm thấy cực kỳ dễ chịu. Tất cả sự dễ chịu thoải mái ấy đều là kết quả của việc người dân nước này triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt. Một thí dụ: Bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào đều bị phạt nặng bằng tiền; hơn nữa, dù chặt cây với bất kỳ lý do nào, nếu đã chặt bao nhiêu cây ở nơi này thì bắt buộc phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác.
Hiến pháp Thụy Sĩ ngay từ năm 1971 đã quy định rõ ràng: áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của nhà nước. Trong lần sửa đổi hiến pháp hồi tháng 12-1998 có tăng thêm một chương “Bảo vệ môi trường và sửa sang lãnh thổ” và hàng loạt các luật riêng khác thể hiện sự quan tâm cao độ của Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Chính là nhờ có chế độ luật pháp nghiêm ngặt và hoàn thiện mà Thụy Sĩ thực hiện được mục tiêu vừa phát triển công nghiệp vừa giữ được môi trường sinh thái tốt đẹp ưu việt. Ngoài ra, Thụy Sĩ còn chú trọng nghiên cứu và đẩy mạnh áp dụng các kiến trúc bảo vệ môi trường kiểu mới. Tòa nhà trụ sở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) là một thí dụ kiểu mẫu. Về mùa nóng, khi đi vào tòa kiến trúc đồ sộ này bạn sẽ cảm thấy dù ngoài trời nắng chói chang nóng bức là thế mà trong nhà lúc nào cũng mát rượi rất dễ chịu. Đây không phải là cái mát nhân tạo do hệ thống điều hòa nhiệt độ đem lại – vì tòa nhà này không hề trang bị hệ thống ấy. Nơi sinh ra luồng không khí mát mẻ ấy chính là một hầm lớn chứa đầy nước đá ở dưới gầm nhà; không khí ngoài trời trước hết được “kéo” vào đây rồi mới dẫn lên nhà. Nước đá mùa đông rất sẵn, chẳng mất tiền điện để làm đá. Không trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ có nghĩa là không cần tới cách làm mát sử dụng khí fluorine, một chất khí độc có mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường. Cách làm mát thiên nhiên này thật ưu việt, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa bảo vệ môi trường sống trong sạch cho con người. Đến Thụy Sĩ, bạn sẽ thấy đất nước này không chỉ nổi danh về các ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ tinh xảo và hệ thống ngân hàng - tiền tệ phát triển bậc nhất thế giới cũng như phong cảnh núi non kỳ thú, mà bạn sẽ ngạc nhiên vì mảnh đất nhỏ bé này vô cùng sạch sẽ.Thụy Sĩ là một nước nhỏ, diện tích chỉ có 41.293 km2, nhưng có đến 70% là núi; riêng rặng núi Alps đã chiếm 60%, chỉ còn lại một rẻo cao nguyên hẹp chạy từ Đông Nam lên Tây Bắc. Chính quyền Thụy Sĩ rất chú trọng công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công dân nước mình, coi đó là một khâu cơ bản trong giáo dục. Các trường trung, tiểu học đều có môn học “Con người và môi trường”, học sinh bắt buộc phải học. Thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành đều được tặng một món quà là cuốn sổ hướng dẫn cách gìn giữ môi trường xanh sạch. Trong hệ thống lớp học ban đêm giáo dục người lớn cũng có giáo trình bảo vệ môi trường, học suốt một năm.
Các giám đốc công ty, xí nghiệp ở Thụy Sĩ đều nhận thức rõ ràng là bất cứ hoạt động nào của họ cũng gây ra tác động, ảnh hưởng tới môi trường. Họ nắm chắc tư tưởng phát triển bền vững, chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế trước mắt với lâu dài, không những xét tới sự phát triển nhanh chóng hiện nay mà phải cân nhắc đến việc làm thế nào để con cháu mình sau này có điều kiện phát triển tốt hơn nữa. Trong đời sống hằng ngày và phương thức hành động, người Thụy Sĩ từ lâu đã quen với việc chính quyền liên tiếp đưa ra các biện pháp cưỡng chế bảo vệ môi trường, chẳng ai có phàn nàn điều gì mà đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Thụy Sĩ xanh sạch được như ngày nay không phải chuyện ngày một ngày hai mà có. Đây là kết quả của nhiều năm kiên trì thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ với sự hợp tác của người dân.

Hình ảnh Thành Phố Geneve
Thành Phố Geneve





khu du lịch nổi tiếng với nhiều ngôi nhà đầy màu sắc, bao gồm hotels và nhà hàng nằm dọc bên bờ hồ Maggiore.
Khu du lịch Ascona của bang Tessin nổi tiếng với vô số nhà hàng, khách sạn nằm bên hồ thơ mộng. Bang này của Thụy Sĩ tiếp giáp với Italy, do đó đa số cư dân ở đây nói tiếng Italy và phong cảnh có nhiều nét giống quốc gia Địa Trung Hải.



Bang Tessin nổi tiếng với pháo đài Castelgrande nằm trên đỉnh đồi, công trình được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.



Những bức tường cổ bao quanh pháo đài Castelgrande.



Thảm cỏ xanh mướt quanh pháo đài là nơi lý tưởng cho những gia đình và trường học tổ chức dã ngoại cuối tuần.



Gần khu Ascona và pháo đài Castelgrande là hòn đảo Brissago, nơi tập trung nhiều loài thực vật đặc sắc.



Dân trên đảo Brissago trồng cả tre, cọ và chuối, những loài cây vốn xa lạ với một đất nước ôn đới như Thụy Sĩ.



Hình ảnh Khu dân cư Lausanne
Khu dân cư Lausanne
Hình ảnh Đỉnh Titlis
Đỉnh Titlis
Hình ảnh Nhà Bank UBS Lớn Nhất Tại Thành Phố Lausanne
Nhà Bank UBS Lớn Nhất Tại Thành Phố Lausanne
Ảnh ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ

Luzern - một trong những thành phố đẹp nhất thế giới
cổng nhà Ga xe lửa Luzern - Thuỵ Sĩ
Chùa Phật Tổ tại thành phố Luzern - Thuỵ Sĩ
một góc tường thành Musegg (Musegg Wall) tại thành phố Luzern - Thuỵ Sĩ
Thuỵ Sĩ - đất nước với những núi đồi
mùa Đông trên ngọn Seelisberg - Thuỵ Sĩ

Hình bài viết Thụy Sĩ - một khu vườn cổ tích



Lối kiến trúc cổ kính Âu Châu bên dòng sông xanh.
Tòa lâu đài được xây theo lối kiến trúc cổ kính châu Âu bên dòng sông xanh.



Góc bình yên Thụy Sĩ
Dòng sông nước xanh màu ngọc bích xẻ dọc thành phố Bern.



Những ngôi nhà cổ kính nằm dọc bờ sông ềm đềm.
Những ngôi nhà cổ kính nằm dọc bờ sông ềm đềm.



Hồ ở Thụy Sĩ rộng mênh m ông và...sóng vỗ rì rào. Nhìn cứ ngỡ là biển cả...
Hồ ở Thụy Sĩ rộng mênh mông cứ như là biển cả.

Rhine Falls

 The Swiss have a long tradition of supplying mercenaries to foreign governments. Because the Swiss have been politically neutral for centuries and have long enjoyed a reputation for honoring their agreements, a pope or emperor could be confident that his Swiss Guards wouldn't turn on him when the political winds shifted direction.
Ancient wooden bridge
L
ake Lucerne,
Lake Lucerne and the city Lucerne
Mt. Titlis
The whole family band in the restaurant
Một góc của hồ Lutry. Phía bên kia hồ là nước Pháp.
Một góc của hồ Lutry. Phía bên kia hồ là nước Pháp.



Tóa lâu đài cũ trong tiết trời hiền hòa.
Tóa lâu đài cũ trong tiết trời hiền hòa.



Một góc phố nhỏ.
Một góc phố nhỏ vắng lặng.Hình ảnh Khu trược tuyết của thụy sĩ

Interior of St. Peter's Basilica
Swiss Guard in the Vatican City.
Holy Door in St. Pete's Basilica
St. Peter's Square, St. Peter's Basilica
Vatican City











































khu du lịch nổi tiếng với nhiều ngôi nhà đầy màu sắc, bao gồm hotels và nhà hàng nằm dọc bên bờ hồ Maggiore.
Khu du lịch Ascona của bang Tessin nổi tiếng với vô số nhà hàng, khách sạn nằm bên hồ thơ mộng. Bang này của Thụy Sĩ tiếp giáp với Italy, do đó đa số cư dân ở đây nói tiếng Italy và phong cảnh có nhiều nét giống quốc gia Địa Trung Hải.
Bang Tessin nổi tiếng với pháo đài Castelgrande nằm trên đỉnh đồi, công trình được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.
Những bức tường cổ bao quanh pháo đài Castelgrande.
Thảm cỏ xanh mướt quanh pháo đài là nơi lý tưởng cho những gia đình và trường học tổ chức dã ngoại cuối tuần.
Gần khu Ascona và pháo đài Castelgrande là hòn đảo Brissago, nơi tập trung nhiều loài thực vật đặc sắc.
Dân trên đảo Brissago trồng cả tre, cọ và chuối, những loài cây vốn xa lạ với một đất nước ôn đới như Thụy Sĩ.

No comments:

Post a Comment