Friday, September 30, 2011

Thay đổi khí hậu(9)

http://www.huemed-univ.edu.vn/Upload/455.Thay%20doi%20khi%20hau.JPG
Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu (tên tiếng Anh: Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về thay đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra. Ủy ban này đã được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), hai tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc.

IPCC đã chia đôi Giải Nobel Hòa bình năm 2007 với cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore.

IPCC không tiến hành nghiên cứu hay quan trắc khí hậu hay các hiện tượng liên quan. Một trong những hoạt động chính của IPCC là xuất bản các báo cáo đặc biệt về các chủ đề liên quan tới việc thực thi UN Framework Convention on Climate Change (UNFCCC). (UNFCCC là một hiệp ước quốc tế công nhận khả năng thay đổi khí hậu gây nguy hại; việc thực thi UNFCCC cuối cùng đã dẫn đến Nghị định thư Kyoto.) IPCC căn cứ đánh giá của mình chủ yếu vào tài liệu khoa học được xuất bản và đánh giá tương đưong. IPCC chỉ mở cửa đón nhận các quốc gia thành viên của WMO và UNEP.

Các báo cáo của IPCC được trích dẫn rộng rãi trong hầu như các cuộc tranh luận nào liên quan tới thay đổi khí hậu. Các phản ứng quốc gia và quốc tế đối với sự thay đổi khí hậu nhìn chung xem ủy ban này là có căn cứ chính xác và đủ thẩm quyền.
Các báo cáo tổng kết thu hút sự quan tâm của phần lớn các cơ quan truyền thông, cả sự xem xét của các chính phủ có tham gia xem xét cùng với việc tính toán khoa học.
VOA:Khí hậu biến đổi, nước biển dâng ảnh hưởng đến Việt Nam 
Vào ngày 9 tháng 9 năm nay tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố chính thức các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam với mục đích cung cấp thông tin đầy đủ cho các Bộ, ngành và các địa phương để các nơi này có kế hoạch hành động và thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu. Mời quý thính giả theo dõi chi tiết về việc khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến Việt Nam qua phần trình bày của Hà Vũ.

Climate change is expected to reduce agricultural productivity and increase prices
Biến đổi khí hậu làm giảm mức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và làm giá cả gia tăng
Theo báo cáo của các cơ quan nghiên cứu quốc tế về biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác hại nhiều nhất khi khí hậu thay đổi và mực nước biển tăng cao.
Trong một báo cáo về “Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Nam châu Á” do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố hôm 28 tháng 4 tại Hà Nội thì Việt Nam có thể sớm chịu ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu vào năm 2020.
Lượng mưa giảm sút trong những thập niên tới khiến hàng chục nghìn hécta đất canh tác bị chìm trong nước mặn do mực nước biển dâng cao và hàng chục nghìn gia đình ven biển phải dời cư đến những vùng đất cao hơn vào cuối thế kỷ này.
Mức sản xuất lúa gạo của Việt Nam bị sụt giảm là một điều không tránh khỏi.
Trong kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam được công bố vào ngày 9 tháng 9 năm nay thì đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tại Việt Nam có thể tăng 2,3 độ C so với trung bình của thời kỳ 1980-1999.
Lượng mưa vào mùa mưa tăng nhưng lượng mưa vào mùa khô lại giảm.
Điều quan trọng hơn cả là do nằm cạnh biển Đông nên mực nước biển dâng cao ảnh hưởng không những đến sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của dân cư các tỉnh ven biển nhất là hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Theo kịch bản được chính phủ Việt Nam công bố ngày 9 tháng 9 năm nay thì đến cuối thế kỷ 21, nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 centimét và trong trường hợp này, một phần ba vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể bị chìm trong biển nước.
Một trong những biện pháp được đề ra để phần nào chặn đứng được tai họa nước biển dâng lên làm ngập vựa lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long là xây dựng những đê biển hoặc đê bao các vùng trũng.
Tuy nhiên theo các chuyên gia như Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, giám đốc phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thì sự thiệt hại về mùa màng do nước biển dâng cao thực to lớn nhưng thiệt hại do ô nhiễm môi trường vì các chất thải công nông nghiệp không thoát ra được do đê điều ngăn chận còn to lớn hơn.
Nhưng theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, thuộc trường đại học Cần Thơ, người đang tham gia chương trình DRAGON về biến đổi khí hậu do Hoa Kỳ tài trợ, thì việc đắp đê và quản lý chặt chẽ hệ thống đê điều có thể tránh được tác hại Tiến sĩ Võ Hùng Dũng đã nêu ra.
Tiến sĩ Dương Văn Ni nói: “Nếu đê không phát huy được tác dụng là do thiết kế và vận hành của chúng ta không đúng. Nói thí dụ như tại những đê, thiết kế cống đập cho hoàn chỉnh, có kế hoạch vận hành những cống đập này tốt, bảo đảm bên trong, bên ngoài nước được thông thương, phù sa được trao đổi…vân vân…thì đê là một công cụ tốt quá chứ.”
Thành phố Hồ Chí Minh thường bị ngập lụt do triều cường, cho nên mực nước biển dâng cũng ảnh hưởng lớn đến những vùng đất thấp của thành phố.
Thạc sĩ Hồ Long Phi, chuyên gia về nước, phó ban điều phối chống ngập thành phố Hồ Chí Minh cho biết:“Theo dự báo kịch bản trung bình tức là đến cuối thế kỷ này mực nước sẽ cao hơn 75 centimét so với hiện nay. Có nghĩa là lúc đó, mực nước ở khoảng chừng 2,2 mét cho đến 2,3 mét so với mực nước biển trung bình. Trong khi đó khoảng 60% diện tích của thành phố Hồ Chí Minh có cao độ dưới một mét. Điều đó có nghĩa là một số rất lớn diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập nếu chúng ta không có một giải pháp nào chống lại chuyện đó. Thực tế hiện nay thành phố Hồ Chí Minh cũng có một dự án đã được phê duyệt từ năm ngoái và hiện nay đang bắt đầu triển khai dần và thời gian có thể kéo dài vì vốn đầu tư lớn. Mục đích là để ngăn chặn hiểm họa đó.”
Tiến sĩ Dương Văn Ni cũng cho biết là mối lo ngại hiện nay của ông là những tác hại trước mắt do biến đổi khí hậu gây nên.
Tiến sĩ Ni nói: “Tôi quan ngại nhất là biến đổi khí hậu hiện đang xảy ra, thí dụ như mưa nắng thất thường, mùa mưa lại ít mưa, mùa nắng lại mưa nhiều hơn hoặc là gió bão với tầng suất mạnh hơn. Đó mới là quan ngại lớn nhất của tôi. Có mấy điểm: Thứ nhất nó sẽ làm cho người dân không kịp trở tay. Thứ hai là đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Những người mà hạ tầng cơ sở, nhà cửa còn sơ sài. Những người ở phía Nam của đồng bằng sông Cửu Long, một thời gian dài nơi đây không bị bão lớn nên nhà cửa rất là sơ sài. Do đó nếu bây giờ có gió to thì thiệt hại sẽ rất lớn. Cái thứ ba quan trọng hơn là khi khí hậu thay đổi bất thường như vậy, dịch bệnh sẽ xảy ra rất nhiều. Dịch bệnh trước hết xảy ra cho cây trồng, vật nuôi. Sau đó xảy ra cho con người. Khi xảy ra trên cây trồng vật nuôi thì đối với những người có thu nhập khá, những gia đình giàu thì khả năng phòng trị tốt hơn bởi vì người ta có tiền. Còn đối với người nghèo không có tiền mua thuốc để phòng trị thì bị thiệt hại nhiều hơn. Nếu chuyện đó diễn biến lâu dài thì người nghèo lại nghèo hơn và khoảng cách giàu nghèo sẽ nặng hơn. Đó là cái đáng ngại nhất.”
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết những loại cây trồng trên Tây nguyên cũng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Tiến sĩ Hiếu nói: “Bên cạnh mực nước biển dâng thì các biểu hiện của biến đổi khí hậu là tăng nhiệt độ, hình thái mưa thay đổi, dẫn đến một số vấn đề làm khô hạn cho vùng cao nguyên ở mùa khô và ngược lại trong mùa mưa lại có những đợt mưa với cường độ lớn hơn có thể dẫn đến một số vấn đề như lũ trên sông và các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước khác dẫn đến những khó khăn trong việc trồng các loại cây, ngoài cây cao su còn có cây cà phê và những loại cây khác.”
Nhằm đối phó hữu hiệu với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã thành lập Ban Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí hậu để chỉ đạo việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ưng phó với Biến đổi Khí hậu.
Theo kế hoạch được đề ra thì kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng được công bố vào ngày 9 tháng 9 năm nay sẽ được cập nhật và hoàn thiện vào các năm 2010 và 2015.


BBC: Commonwealth ủng hộ quỹ biến đổi khí hậu

Hội nghị Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad
Khối Thịnh vượng Anh đưa ra thông điệp mạnh mẽ

Giới lãnh đạo trong khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth) ủng hộ kế hoạch lập quỹ giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu và cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ngân quỹ này do hai nhà lãnh đạo Anh và Pháp đề nghị tại cuộc ḥop thượng đỉnh của khối tổ chức ở Trinidad, sẽ bắt đầu năm sau với 10 tỉ USD một năm cho đến 2012.

Nhiều nước trong khối là đảo quốc bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao.

Lãnh đạo các nước cũng kêu gọi hội nghị biến đổi khí hậu của LHQ vào tháng 12 ở Copenhagen làm sao phải đạt kết quả kiên quyết nhất có thể.

Các nước đồng ý cần có thỏa thuận có tính cách ràng buộc quốc tế, nhưng chấp nhận phải chờ đến 2010 may ra mới có được một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý.

''Nghiêm túc''

Thủ tướng Anh, Gordon Brown, và Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, đã công bố sáng kiến này tại hội nghị của Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad.

Nước Anh cung cấp 800 triệu USD trong vòng 3 năm, và số tiền này đã được đưa vào ngân sách.

"Tôi nghĩ các nước đang phát triển cần biết là chúng ta hoàn toàn nghiêm túc và chúng tôi bắt đầu từ bây giờ," Reuters trích thuật ông Brown đã nói.

AFP thì trích dẫn ông Sarkozy đã đề nghị một chương trình kiếm tiền cho quỹ 10 tỉ/năm từ 2010-12, và "một kế hoạch đầy tham vọng" cho những năm sau đó.

Nhưng ông Sarkozy không cho biết Pháp sẵn sàng đóng góp bao nhiêu.

Ông Sarkozy, cùng với Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, và Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Loekke Rasmussen, là những người có tiếng nói nặng ký tại hội nghị Copenhagen.

Áp lực

Trong diễn văn khai mạc cuộc họp ở Trinidad, Nữ hoàng Anh Elizabeth II nói vấn đề biến đổi khí hậu tạo cơ hội cho các nước một lần nữa có vai trò dẫn đầu.

"Sự đe dọa đối với môi trường của chúng ta không phải một quan ngại mới nhưng nay là một sự thách thức toàn cầu vốn ảnh ưởng đến an ninh và ổn định của hàng triệu người trong những năm tới," bà nói.

Thủ tướng Úc, Kevin Rudd, ca ngợi sự đồng thuận của khối Thịnh vượng Anh, vì theo ông, ''thời điểm để hành động vì biến đổi khí hậu đã đến''.

Đây là hội nghị thượng đỉnh sau cùng trước khi có hội nghị Copenhagen 7/12 mà trong số các nguyên thủ quốc gia tham dự có Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới, đều đã hứa sẽ cắt giảm khí thải.

Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, nói khi nước ông lần đầu tiên công bố chỉ tiêu cắt giảm khí thải đó sẽ là những con số tham vọng.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ chỉ làm vậy với điều kiện các nước khác phải chia sẻ gánh nặng này.
RFI: Những quả bom nổ chậm của biến đổi khí hậu
Núi băng tách khỏi vùng Nunavut Bắc Cực do nhiệt độ gia tăng
Núi băng tách khỏi vùng Nunavut Bắc Cực do nhiệt độ gia tăng
Theo Viện nghiên cứu về khí hậu tại Postdam, Đức, sẽ khó mà đảo ngược việc lớp băng ở Bắc Cực bị thu hẹp. Việc thế giới mất dần các núi băng sẽ tác động dây chuyền đến đại dương. Nước biển có nguy cơ bị hâm nóng, vì các lớp băng Bắc Cực và Nam Cực có chức năng phản hồi tia khúc xạ của mặt trời.
Trong một văn kiện do Viện nghiên cứu về khí hậu tại Postdam, nước Đức, công bố tuần vừa qua, 24 nhà khoa học đánh giá : nhiệt độ trái đất sẽ tiếp tục gia tăng trong nhiều thập niên và mực nước biển cũng tiếp tục dâng trong nhiều thế kỷ. Nguyên nhân là ngay trong trường hợp ngày mai, một sớm một chiều, nhân loại ngừng phát thải chất CO2, thì lượng khí carbonic lưu lại trong khí quyển sẽ còn tồn tại hàng trăm năm.
Theo các nhà khoa học này, sẽ không thể đảo ngược việc lớp băng ở Bắc Cực bị thu hẹp. Mặt khác, khi lớp băng tại Groenland tan chảy thì mực nước biển có nguy cơ dâng lên thêm 7 mét. Xin nhắc lại là các núi băng ở Bắc Cực với diện tích 15 triệu cây số vuông đã bắt đầu tan chảy. Vào năm ngoái, 2008, lần đầu tiên tàu thuyền đã có khả năng xuyên Bắc Cực, đi lại từ Siberia sang tận Canada.
Nếu thế giới mất những núi băng, điều này báo hiệu cho hệ quả khác là nước biển cũng bị hâm nóng thêm, bởi vì các lớp băng ở Bắc Cực và Nam Cực có chức năng phản hồi tia khúc xạ của mặt trời. Băng tan thì biển lại hấp thụ các tia khúc xạ của mặt trời và nóng lên thêm.
Rừng nhiệt đới cũng có nguy cơ bị hủy hoại bởi biến đổi khí hậu
Quả bom nổ chậm khác là rừng nhiệt đới cũng không còn khả năng hấp thụ khí CO2 như trước. Ngày nay, hơn một nửa lượng khí thải do con người gây nên, được rừng và các đại dương hấp thụ. Thế nhưng, hiệu quả này ngày càng giảm thiểu nghiêm trọng. Rừng và đại dương không còn bảo đảm việc điều tiết CO2 như trước đây, cho nên, trong vòng nửa thế kỷ vừa qua, đã có từ 40% đến 45% lượng khí CO2 vẫn lưu lại trong khí quyển.
Một ví dụ điển hình là rừng Amazone. Rừng này xử lý mỗi năm 66 tỷ tấn CO2, tương đương với 3 lần khối lượng khí thải do nhiên liệu hoá thạch gây ra. Thế nhưng, vào năm 2005, rừng được xem là buồng phổi của cả hành tinh đã bị nạn hạn hán. Hiện tượng này, vào thời điểm đó, đã biến rừng Amazone thành nguồn phát thải CO2, thay vì nơi hấp thụ khí thải này.
Cuối cùng, các tầng đất đóng băng tưởng như vĩnh viễn tại Bắc Cực cũng đang bị tan chảy. Nguy cơ là khối lượng to lớn khí méthane chôn giữ trong lòng các tầng đất này, một khi bị phát thải cũng sẽ làm tăng nhiệt độ trái đất. Đó là một số tác động dây chuyền của biến đổi khí hậu, đang khiến cộng đồng quốc tế buộc phải xem xét và đưa ra Chương trình hành động nhân Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen.
Biến đổi khí hậu - những hiểm hoạ đang đe doạ VN


(LĐCT) - Vấn đề trái đất nóng lên, nước biển dâng cao và khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt đến nay không còn là chuyện của thế giới, mà đang đe doạ trực tiếp đến VN: Lũ lụt, hạn hán, triều cường ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và cả nền kinh tế.

Tăng 2 độ C, 22 triệu người Việt mất nhà
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TPHCM của VN, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar).



Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.


Ông Christophe Bahuet - Phó đại diện UNDP tại VN - nhận định: Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.


Nước biển đang lấy đất
Với trên 3.000km bờ biển, VN được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Các huyện ven biển tỉnh Nghệ An thời gian gần đây đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động. Nhiều xã nằm cách bờ biển từ 5 đến 10km, nhưng đã và đang bị nước mặn tấn công.



ĐBSCL sẽ ngập 1.708km2 đất. Đó là thông tin do Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường (KT-TV&MT) đưa ra tại hội thảo khoa học thường niên 2007 mới tổ chức tại TPHCM.


Theo thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven biển. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại ĐBSCL tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán.


Dự đoán, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m, sẽ có 1.708km2 đất bị ngập ảnh hưởng tới 108.267 người sinh sống. Tệ hơn thế, trong trường hợp nước dâng cao hơn mức dự đoán-Viện trưởng Viện Khoa học KTTV MT, ông Trần Thục cho biết: "Chỉ cần nước biển dâng lên vài mét, chúng ta sẽ mất đi một diện tích đất khoảng 15.000-20.000km2 tại ĐBSCL".


Hạn hán và lũ lụt
Dự án "Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, Huế" do Viện Khoa học KT-TV&MT thực hiện cho thấy, tài nguyên nước tại lưu vực sông Hương đang biến đổi theo tác động của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần lên. Cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, và trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa có xu hướng giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11.



Theo bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học KT-TV&MT tại TPHCM: "Khí hậu VN đã nóng lên 0,1-0,2độ C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên".


Trong 3 tháng cuối năm 2007, lượng mưa ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên vượt từ 100%-150% so với trung bình nhiều năm đã gây ra sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng.


Ở khu vực Bắc Bộ, lượng mưa lại thấp hơn 50%-80% so với mức trung bình nhiều năm, nên lượng dòng chảy trên các dòng sông ở Bắc Bộ đang cạn kiệt nhanh.


Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thuỷ văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ), mực nước hồ Hoà Bình đã xuống thấp tới mức kỷ lục so với trung bình nhiều năm. Mực nước ngày 19.12, tại hồ Hoà Bình là 114,60m, với lưu lượng nước chảy về hồ là 510m³/s.


Trong khi đó, mực nước cùng thời kỳ năm 2006 (năm có mực nước và lưu lượng đến hồ Hoà Bình thấp nhất trong chuỗi số liệu 100 năm) là 116,40m và lưu lượng nước về hồ là 570m³/s.


Cũng theo dự báo của TTDBKTTVTƯ, lượng nước thượng nguồn các sông ở Bắc Bộ từ Trung Quốc chảy về hầu như không có, nên tình trạng thiếu nước phát điện chắc chắn sẽ rất cao trong thời gian tới.
Thích nghi từng bước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Công Thành, VN đang nghiên cứu và từng bước thực hiện những dự án để tiến tới một dự án tổng thể về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thực tế trong công tác phòng chống thiên tai, nếu như trước đây chúng ta chỉ chú trọng phòng và khắc phục hậu quả thì gần đây đã có sự chuyển hướng trong việc thích ứng và tìm biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

Cụ thể là chương trình sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, và mới đây Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp thích ứng với lũ ở miền Trung.

Mặt khác, cần lồng ghép thông tin biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển, kết hợp với nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Trong trường hợp như ở Phú Vang (Thừa Thiên Huế), cần phải xây dựng mới và nâng cấp hệ thống đê; nâng nền các công trình sát biển; quản lý sông và đầm phá, quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực và điều hành các hồ chứa...".

Để hạn chế thiệt hại do nước biển dâng cao, trước mắt các nhà khoa học ở VN đã đề ra phương án cần trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái; không quy hoạch khu định cư gần bờ biển, cửa sông; xây đê cao 1-1,2m để bảo vệ cảng biển, di tích, điểm du lịch... trong vùng ngập do nước biển dâng.

Để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, được biết Chính phủ đã dự kiến trong năm 2008 sẽ xây dựng kế hoạch hành động quốc gia. Theo kiến nghị của nhiều nhà khoa học, đây là vấn đề quá lớn nên riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường không thể giải quyết được. Chương trình hành động này phải phân công cụ thể cho từng bộ, ngành liên quan, đảm bảo sự phối hợp và phải quy trách nhiệm rất rõ ràng.
Gái bán hoa Đan Mạch hâm nóng hội nghị khí hậu
Ảnh minh họa của Reuters.
Ảnh minh họa của Reuters.
Các cô gái bán hoa ở thủ đô của Đan Mạch đang chào mời sex miễn phí cho các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Spiegelonline cho biết hành động trên là để phản đối chương trình chống mại dâm của chính quyền thành phố Copenhagen.
Giới chức Copenhagen, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, đã gửi tờ rơi tới các khách sạn trong thành phố và đề nghị các chủ khách sạn không sắp xếp các cuộc hẹn giữa gái bán hoa và khách.
TVNZ dẫn lời Susanne Moeller, người đứng đầu hiệp hội các cô gái bán hoa Đan Mạch, tuyên bố các đại biểu có thể dùng tờ rơi đó để đổi lấy một cuộc vui vẻ miễn phí.
"Đây quả là sự phân biệt rõ ràng. Bà thị trưởng đã lạm quyền khi ngăn cản chúng tôi hành nghề hợp pháp", Moeller nói. "Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền của mình".
Hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc diễn ra từ ngày 7 - 18/12.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc chủ trì từ ngày 7 đến 18/12 tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch sẽ tập trung vào nỗ lực ký kết một thỏa thuận để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Thỏa thuận này sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto (hết hiệu lực vào năm 2012). Mục tiêu của mọi nỗ lực cắt giảm khí thải là ngăn không cho nhiệt độ toàn cầu tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Phát biểu tại một hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở London vào ngày 21/10, Thủ tướng Anh Gordon Brown nói rằng các nhà lãnh đạo thế giới phải đạt được một thỏa thuận để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Nếu hội nghị thượng đỉnh Copenhagen không dẫn tới sự ra đời của một hiệp định về cắt giảm khí thải, mỗi năm thế giới không chỉ mất hàng trăm nghìn sinh mạng người do hạn hán và lũ lụt, mà còn phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong vài thập niên gần đây. GDP toàn cầu sẽ giảm 20%. Mức thiệt hại kinh tế này lớn hơn tổn thất do hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc khủng hoảng Đại suy thoái gây nên.
Đồng ruộng nứt nẻ vì hạn hán tại
Đồng ruộng nứt nẻ vì hạn hán tại Lahiripur, Ấn Độ vào ngày 3/12. Các nhà khoa học cảnh báo hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do nhiệt độ trái đất tăng. Ảnh: AP.
Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường lấy cơn bão nhiệt đới Ketsana vào tháng 8 để minh họa tác động ghê gớm của biến đổi khí hậu. Những cơn bão khủng khiếp như Ketsana sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn bởi tình trạng ấm lên của trái đất. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc - được công bố vào tuần trước - cho thấy các hiện tượng liên quan tới khí hậu, như tình trạng băng ở Bắc Cực hay nồng độ axit trong các đại dương ngày càng tăng, đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán của giới khoa học.
Tuy nhiên, cho tới giữa tháng 11 các cuộc thương lượng vẫn đang lâm vào thế bế tắc do những nước giàu không muốn chấp nhận những cam kết nghiêm ngặt trong việc giảm khí thải hay cung cấp nhiều tỷ USD cho những nước nghèo để giúp các quốc gia này thích nghi với những tác động của biến đổi khí hậu và hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng và than đá.
Thậm chí Mỹ còn muốn từng quốc gia tự đề ra mục tiêu cắt giảm khí thải. Sau khi mục tiêu được cộng đồng quốc tế thông qua mỗi nước phải ban hành các đạo luật để đảm bảo rằng mục tiêu sẽ được thực hiện. Khối nước giàu cho rằng hiệp định mới phải bao gồm các điều khoản ràng buộc về mặt pháp lý dành cho các nước đang phát triển. Những điều khoản ấy không chú trọng vào lượng khí thải sẽ được cắt giảm, mà nhấn mạnh vào những "hành động" thiết thực như loại bỏ dần than đá trong sản xuất công nghiệp và đầu tư vào các dạng năng lượng sạch.
Trong khi đó, phần lớn nước đang phát triển muốn giữ nguyên những điều khoản cơ bản của Nghị định thư Kyoto 1997. Những điều khoản ấy không đưa ra bất kỳ yêu cầu cụ thể nào đối với nhóm nước đang phát triển, song lại buộc 37 nước giàu nhất cắt giảm khí thải. Những nước nghèo cũng muốn nhận hỗ trợ về tài chính, công nghệ của các nước giàu để có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Trong vòng thương lượng tại Barcenola (Tây Ban Nha) hồi đầu tháng 11, các nước đang phát triển cảnh báo họ sẽ rời khỏi bàn đàm phán nếu bản dự thảo hiệp định mới không yêu cầu những nước giàu cắt giảm khí thải.
Khói bốc lên từ nhà máy nhiệt điện Belchatow ở Ba Lan. Đây là nhà máy nhiệt điện lớn nhất châu Âu.
Khói bốc lên từ nhà máy nhiệt điện Belchatow ở Ba Lan. Đây là nhà máy nhiệt điện lớn nhất châu Âu. Hoạt động đốt than đá và các dạng nhiên liệu hóa thạch khác là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng khí thải carbon tăng. Ảnh: Reuters.
Tình hình trở nên phức tạp hơn sau khi báo chí đưa tin chính phủ Đan Mạch gửi những đề xuất trong bản dự thảo hiệp định tới các nước. Các đề xuất nhấn mạnh rằng lượng khí thải trên toàn thế giới phải giảm 50% trước năm 2050. Tuy nhiên, chính phủ Đan Mạch khẳng định họ chỉ gửi văn bản mang tính tham khảo. Mặc dù vậy, các nước đang phát triển vẫn tuyên bố họ sẽ không chấp nhận tỷ lệ cắt giảm 50% vì nó sẽ gây hại cho nền kinh tế. Lãnh đạo của Trung Quốc, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ có thể đưa ra bản dự thảo riêng để thay thế đề xuất của Đan Mạch.
Thế rồi trong một động thái khiến dư luận thế giới bất ngờ, vào ngày 26/11 cả Trung Quốc và Mỹ (mỗi nước tạo ra 20% lượng khí thải toàn cầu) cùng công bố mục tiêu cắt giảm khí thải. Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ cam kết cắt giảm 17% lượng khí thải vào năm 2020 so với mức của năm 2005 tại hội nghị Copenhagen. Trung Quốc tuyên bố giảm 40-45% lượng khí thải trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020 so với năm 2005. Điều này có nghĩa là, lượng khí thải tương ứng với mỗi nhân dân tệ (hoặc USD) mà nước này làm ra vào năm 2020 sẽ giảm 40-45% so với năm 2005.
Ngày 3/12, đến lượt Ấn Độ thông báo họ sẽ cắt giảm 25% lượng khí thải trước năm 2020. Tuy nhiên, ông Jairam Ramesh, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ, nhấn mạnh rằng mục tiêu này phục vụ lợi ích của Ấn Độ và không chịu sự ràng buộc của luật pháp quốc tế.
Các nhà thương thuyết tại Copenhagen sẽ phải quyết định một vấn đề: Sửa đổi, mở rộng những điều khoản của Nghị định thư Kyoto hay lập nên một hiệp định hoàn toàn với những điều khoản hoàn toàn mới ? Rất có thể họ sẽ phải thảo luận về những mục tiêu cắt giảm khí thải dành cho các nước đang phát triển. Một số chuyên gia hàng đầu thế giới về môi trường tỏ ra bi quan về khả năng ra đời của một hiệp định mới, song nhiều chính trị gia, trong đó có Thủ tướng Anh Gordon Brown, tin rằng điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Khai mạc hội nghị Copenhagen
TTO - Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc chính thức khai mạc tại Copenhagen, Đan Mạch vào 10g sáng 7-12 (17g, giờ Việt Nam) với sự tham dự của đại diện 192 quốc gia trên thế giới. Nhiều câu hỏi về sự sống của hành tinh đang chờ đợi lời giải đáp từ chính hội nghị này.

Chủ tịch hội nghị Connie Hedegaard, lãnh đạo Cơ quan khí hậu Liên Hiệp Quốc (UN) Yvo de Boer và nhà khoa học Rajendra Pachauri đã lần lượt có các bài phát biểu trước hàng ngàn người trong ngày đầu tiên của hội nghị.
Phần đầu tiên của hội nghị dự kiến dành cho tranh luận về hiệp định cắt giảm khí thải. Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nước phát triển và đang phát triển về tỉ lệ cắt giảm cũng như sự hỗ trợ dành cho những nước nghèo thích nghi với biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học mô tả đây là một trong những hội nghị quan trọng nhất của thế giới. Khoảng 100 lãnh đạo các nước có mặt tại hội nghị kéo dài trong 2 tuần tới. Các cuộc đàm phán khí hậu đã kéo dài hơn 2 năm qua và chỉ có một số đột phá gần đây với cam kết cắt giảm khí thải của các nước gây ô nhiễm hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước khi hội nghị diễn ra, ông Boer đã nhận xét hội nghị tiến triển rất tốt đẹp với “cam kết từ các nước nhiều nhất trong 17 năm qua”. Tuy nhiên vẫn còn những câu hỏi lớn được đặt ra là những cam kết đó có đủ để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu và có phù hợp với các nước đang phát triển hay không. Theo BBC, câu trả lời đến nay mới chỉ là “không” hoặc “có thể”.
TRẦN PHƯƠNG (Theo Guardian)
* 5 nội dung còn bất đồng tại Copenhagen
Để giúp bạn đọc theo dõi các cuộc thảo luận tại Hội nghị Copenhagen, TTO tóm lược và giới thiệu 5 vấn đề còn đang gây tranh cãi giữa các nước. Đây là những vấn đề cốt lõi có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại vốn đang là “ngang ngửa" của hội nghị.

1. Giữ cho trái đất chỉ nóng lên ở mức 2oC
Tất cả các nước thải khí CO2 nhiều nhất - cả các nước phát triển lẫn các nước mới nổi - đều đã đặt lên bàn những con số cắt giảm, nhưng rõ ràng còn xa mới có thể gọi là đủ để giữ cho trái đất chỉ nóng lên trung bình ở mức 2oC so với thời kỳ công nghiệp.
Theo các chuyên gia GIEC (Nhóm liên chính phủ về biến đổi khí hậu), các nước phát triển phải cắt giảm lượng khí thải của mình xuống mức 25% và 40% từ nay cho đến năm 2020 và 80% từ nay đến 2050. Thế nhưng, những cam kết đưa ra cho đến lúc này chỉ là giảm từ 12-16% từ nay cho đến 2020.
Do không chịu đứng ra đảm nhận gánh nặng này, các nước phương Bắc, vốn có trách nhiệm lịch sử về tình trạng trái đất nóng lên này, thật khó lên lớp cho các nước đang phát triển và đòi hỏi họ cắt giảm nhiều hơn. Các nhà quan sát cho rằng khó có thể chờ đợi sẽ có những cam kết cắt giảm mới được đưa ra tại Copenhagen.
2. Tuân thủ và thực hiện những gì đã cam kết
Đây là một trong những chủ đề gây tranh cãi gay gắt nhất trong thảo luận, bởi vấn đề ở đây liên quan đến việc áp đặt quyền kiểm soát quốc tế đối với các chính sách về môi trường của các nước. Mỹ muốn có một hệ thống duy nhất áp dụng cho toàn thế giới để có sự đảm bảo, nhất là để buộc Trung Quốc phải thực hiện những gì họ loan báo.
Không có sự đảm bảo này, ông Obama sẽ khó có thể thuyết phục quốc hội thông qua luật khí hậu. Châu Âu lại muốn tạo ra một cơ chế kép để có cách xử lý khác nhau đối với các nước công nghiệp và các nước đang phát triển.
Trong khi đó, các nước mới nổi lại phản đối mọi hình thức can thiệp một khi các nỗ lực chống biến đổi khí hậu đều mang tính tự nguyện và khi họ không nhận được sự trợ giúp tài chính quốc tế nào.
Họ yêu cầu các nước công nghiệp tiếp tục tuân thủ các luật chơi đã rất rõ ràng của Nghị định thư Kyoto vốn đã dự liệu một hệ thống kiểm soát rất chi tiết. Nhưng không vì thế mà chúng đã đủ sức bao trùm hết, bởi trong Nghị định thư Kyoto không có những biện pháp trừng phạt hữu hiệu đối với những nước không thực hiện các mục tiêu mà họ đã cam kết.
Cho đến khi bức màn sân khấu Copenhagen được kéo lên thì vẫn chưa có câu trả lời nào.
3. Việc tài trợ của các nước phương Bắc
Việc các nước phương Bắc đóng góp cho các nỗ lực thích nghi với biến đổi khí hậu của các nước nghèo nhất là không có gì phải bàn cãi. Câu hỏi là số tiền đóng góp này là bao nhiêu và cách quản lý như thế nào? Theo Ban thư ký Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu ( CCNUCC), số tiền cần thiết mỗi năm là 66 tỉ euro (tức 100 tỉ USD).
Con số này quả là quá lớn để có thể được thảo luận tại Copenhagen. Ủy ban châu Âu đưa ra mức trợ giúp nhanh là 5-7 tỉ euro mỗi năm từ nay đến 2012 và đây là con số sẽ được thảo luận tại Copenhagen. Tuy nhiên, ngay trước hội nghị vẫn không có lời hứa tài trợ nào được đưa ra.
Việc quản lý nguồn tiền này cũng chưa được giải quyết. Mỹ muốn cơ quan quản lý này thuộc Ngân hàng Thế giới, còn châu Âu lại do dự, G7 lại muốn thành lập một quỹ độc lập thuộc Liên Hiệp Quốc mà ở đó các nước sẽ có tiếng nói bình đẳng. Cho đến nay, giữa các nước phương Nam và phương Bắc vẫn có sự bất đồng bởi ai cũng muốn có quyền kiểm soát .
Các nước đang phát triển đang chờ xem câu trả lời cho những câu hỏi này như một bằng chứng để đo sự thật tâm của các nước phương Bắc.
4. Tương lai của Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto được thông qua năm 1997 với nội dung cốt lõi là sự cam kết của các nước phương Bắc trong việc cắt giảm 5% lượng khí thải nhà kính “trong giai đoạn đầu cam kết” từ 2008-2012. Mục đích chính của hội nghị Copenhagen là xác định chế độ pháp lý quốc tế về biến đổi khí hậu được áp dụng từ sau 2012. Thế nhưng, vấn đề này lại gây bất đồng triệt để.
Mỹ, vốn là nước không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto (tuy có ký kết), vẫn chỉ muốn đây là một quyết định mang tính chính trị bao gồm những cam kết tự nguyện và không mang tính bó buộc đối với các nước. Châu Âu lại muốn thúc đẩy một thỏa thuận duy nhất sẽ kết hợp giữa một công ước (không bó buộc mà Mỹ có thể tham gia) với Nghị định thư Kyoto.
Trong khi đó, các nước đang phát triển lại nhấn mạnh đến việc tiếp tục thực hiện Nghị định thư Kyoto bằng cách nhắc lại rằng văn bản này có dự liệu một giai đoạn cam kết thứ hai và bởi vậy sẽ chỉ hết hiệu lực vào năm 2012. Quả vậy, các nước này lo ngại các nước phát triển đang tìm cách làm giảm nhẹ các cam kết của mình bằng một thỏa thuận khác
Ít có khả năng Mỹ quay lại với Nghị định thư Kyoto hay tham gia một hiệp định nào mang tính chất tương tự. Còn những nước hiện đang thực hiện Nghị định thư Kyoto như Nhật Bản có thể sẽ rút khỏi để không bị bất lợi so với Mỹ.
5. Cứu lấy rừng nhiệt đới
Các cuộc thảo luận về tương lai của rừng nhiệt đới, việc phá rừng theo ước tính thải ra 12-20% lượng khí CO2 hằng năm - đã có nhiều tiến bộ trong các năm qua. Mục tiêu mà giờ đã có một sự đồng thuận là tạo ra một cơ chế thưởng gọi là REED (giảm lượng khí thải từ việc phá rừng và suy thoái) cho các nước trong cuộc chiến chống phá rừng.
Brazil và các nước có diện tích rừng lớn khác như Indonesia, Congo... đặt điều kiện gắn các nỗ lực của họ với sự trợ giúp tài chính được huy động kịp thời của các nước phương Bắc. Vấn đề là REED đang lệ thuộc vào nguồn tiền mà các nước phương Bắc sẽ chỉ sẵn sàng thảo luận từ năm 2012. Các chuyên gia ước tính để giảm phá rừng 25% từ nay đến 2015 chỉ cần 15-25 tỉ euro.
Số tiền hứa hẹn của một vài nước như Na Uy, Pháp, Anh, Mỹ là còn xa mới đủ. Nhưng sẽ không có quyết định nào sẽ được đưa ra tại Copenhagen, và đó sẽ là sự thất vọng lớn cho các nước có diện tích rừng lớn.Nhóm chuyên gia liên quốc gia về thay đổi khí hậu (IPCC) và Al Gore Jr. nhận giải thưởng Nobel về hoà bình vì “Những cố gắng của họ để xây dựng và phổ biến những hiểu biết về thay đổi khí hậu do con người gây ra và xây dựng những nền tảng cho các biện pháp cần thiết nhằm chống lại các thay đổi như thế”.
Báo cáo đánh giá của nhóm chuyên gia liên quốc gia tại hội nghị lần thứ tư về thay đổi khí hậu toàn cầu (IPCC) tổ chức năm 2007, là kết quả 3 năm về các công trình hợp tác của 3 nhóm công tác gồm 3.600 chuyên gia khoa học và nhà phê bình. Trên 4.500 bài báo khoa học và 300 bài tham luận từ các lãnh đạo các nước đã được trình bày.
Trong báo cáo mang số hiệu AR4 xác định rằng thay đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra vì bầu khí quyển của trái đất đang bị gánh nặng hiệu ứng nhà kính do con người gây ra. Khí CO2 được thải ra do đốt cháy dầu khí hoá thạch để lấy năng lượng và do nạn tàn phá rừng, trong khi khí methane được giải phóng từ những cánh đồng lúa, từ nghề chăn nuôi và từ những bải rác thải.
Hội nghị lần 4 về biến đổi khí hậu toàn cầu liên quốc gia đã phát biểu thẳng thắn rằng: “Hầu hết mọi người đều đã thấy sự gia tăng về nhiệt độ trung bình của toàn cầu từ giữa thế kỷ 19 là do nguồn gốc từ con người rất phù hợp với các nồng độ khí tụ tập do hiệu ứng nhà kính.”

Nồng độ CO2 của bầu khí quyển đạt đến 385ppm vào năm 2006, chưa từng có tiền lệ về báo cáo khí hậu trong 650.000 năm trước.
Mười một trong 12 năm qua (1995 – 2006) nằm trong giới hạn những năm ấm nhất trong báo cáo công cụ ghi nhận lại nhiệt độ bề mặt toàn cầu. Do khối lượng khí tích luỹ từ hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển, trong hơn 2 đến 3 thập kỷ tới sự nóng lên toàn cầu sẽ tăng lên hầu như độc lập với viễn cảnh thoát ra của khí nhà kính toàn cầu.
Theo các dự án IPCC rằng là vào năm 2100, khí hậu toàn cầu sẽ tăng lên gần 1,8 – 4,0 độ C.
Sự ấm lên của nước biển làm mực nước cao lên. Mực nước biển đã từng cao lên nhanh hơn trong thập kỷ qua so với 30 năm trước. Toàn bộ mực nước biển tăng cao được ước lượng là 0,17m suốt thế kỷ 20.
Mực nước biển trung bình toàn cầu được được dự đoán sẽ tăng cao gần 9,88cm vào thời điểm gần năm 2100, nhưng việc tăng cao nhiều hơn nữa thì không thể loại trừ được.

Lấy ví dụ, đối với Bangladesh, những đối chiếu mức nước biển tăng cao như hiện nay sẽ là mức nước biển trung bình, trong 150 năm tới nó sẽ tăng 1,5m và 22% đất liền sẽ bị chím trong nước biển, làm ảnh hưởng đến 17 triệu dân của nước này.
Nguồn: Mauna Loa Observatory (MLO) http://www.mlo.noaa.gov/lowhome.htm
Thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như thế nào ?
Các dữ liệu của IPCC cho thấy các tác động do thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á. IPCC dự đoán băng ở dãy Hy mã lạp sơn tan nhanh - với một tỷ lệ không ngừng lớn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới (biểu đồ dưới) - sự gia tăng các trận lụt và trượt đất, gây suy giảm nguồn nước và nguồn lương thực thế giới, nhiều trận bão xuất hiện hơn và tăng cao mực nước biển.
Những đợt băng tan và nhiều trận mưa lớn sẽ tăng lượng nước – gây nhiều hiểm hoạ như những trận lũ lụt lớn, lũ quét, những trận sụt đất, rác rưỡi trôi nỗi và những đợt hạn hán kéo dài. Những đợt mưa lớn trên một diện tích rộng lớn và giảm mưa trong hầu hết các vùng đất bán nhiệt đới, nhiều vùng đã bị ảnh hưởng của nạn hạn hán.
Tăng dân số làm gia tăng nhu cầu về nước (không chỉ do nhiệt độ tăng cao hơn mà còn chuẩn đời sống tăng hơn lên) có thể ảnh hưởng đến hơn một tỷ người trên thế giới vào những năm sau 2050. Tăng các tỷ lệ mất nước mặt đất và giảm thời gian ngậm nước của tầng địa chất ngậm nước sẽ làm tăng cơn khủng hoảng thiếu nước, chủ yếu là những vùng khô hạn. Nhu cầu về nước tưới tiêu trong trồng trọt sẽ tăng lên gần 10% khi nhiệt độ tăng lên 10C.

Theo IPCC, các vụ mùa có thể mất năng suất đến 30% ở vùng Trung và Nam Á gần giữa thế kỷ này. Dân số tăng nhanh và đô thị hoá ở các vùng này sẽ làm tăng dân số suy dinh dưỡng và nguy cơ nạn đói do thay đổi khí hậu.
Tại Bangladesh sản lượng lúa và lúa mì có thể giảm tương ứng gần 8% và 32%, gần vào năm 2050. Ở Ấn Độ, các nghiên cứu mới đây gợi ý giảm 2 – 5% về tiềm năng lúa mì và ngô khi nhiệt độ tăng từ 0,5 đến 1,50C. Riêng sản xuất lúa mạch ở các nước Nam Á được dự báo sẽ giảm ít nhất là 4 đến 10% vào thời điểm gần cuối thế kỷ trong bối cảnh thay đổi khí hậu được bảo tồn nhất. Một số nghiên cứu đồng ý rằng nhiệt độ càng cao hơn và các vụ mùa tăng trưởng chậm hơn có thể là kết quả trong việc gia tăng quần thể côn trùng trong những vùng khí hậu ôn đới ở Á châu.
Theo IPCC, sự ấm lên toàn cầu cũng ảnh hưởng tới khí hậu biển. Tăng tần số các sự kiện El Niño và các thay đổi tương lai các dòng chảy của đại dương, mực nước biển, nhiệt độ nước biển, độ mặn nước biển, tốc độ và hướng gió, sức mạnh di chuyển ngược dòng, và độ dày lớp hổn hợp các động vật biển ăn thịt trội lên đáp ứng với sự biến đổi khí hậu, có một tiềm năng đáng kể thay đổi môi trường sinh sản của loài cá và thực phẩm cung cấp cho cá, và cuối cùng là sự phong phú các quần thể cá ở các vùng nước biển ở Á châu.
Sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta như thế nào ?
Sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng một cách sâu sắc ngoài sự mong đợi, một số yếu tố căn bản nhất đối với sức khoẻ con người: lương thực, không khí và nước. Sự ấm lên dần của trái đất, nhưng những sự kiện của khí hậu lại thường xảy ra và cực kỳ nghiêm trọng, ngay như những trận bão lớn, những đợt nắng nóng, những trận hạn hán và lụt lội có thể xuất hiện đột ngột và sẽ để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Hầu hết những đe doạ nặng nề xảy ra ở các nước đang phát triển, với những mối liên quan tiêu cực trực tiếp đối với việc hoàn thành Các Mục Tiêu Thiên Niên Kỷ và đối với việc chăm sóc sức khoẻ công bằng.
Các nguy cơ do khí hậu gây ra đối với sức khoẻ con người là toàn bộ, và khó khăn để khắc phục. Những thay đổi mới đây về khí hậu ở khu vực Đông Nam Á đã từng gây ra những ảnh hưởng khác nhau lên sức khoẻ con người.
Theo IPCC đợt nắng nóng được báo cáo tại Ấn Độ giữa năm 1980 và 1998. Một đợt nắng nóng năm 1988 làm chết 1.300 người, trong khi một đợt nắng nóng khác vào năm 2003 làm hơn 3.000 người chết. Những đợt nắng nóng ở Đông Nam Á gây ra một tỷ lệ tử vong cao cho các quần thể nhân dân ở nông thôn, và là trong số những người cao tuổi và người làm việc ngoài trời. Những ví dụ, về những trường hợp tử vong trong số các công nhân luyện kim và những phu xe kéo do nắng nóng được báo cáo ở Bangladesh.
Năm 2006, Bhutan đã báo cáo số người thương vong tăng lên do những cơn lũ quét thường xảy ra, hồ băng tan làm bùng phát những đợt lũ lụt và lở đất. Những đợt bệnh tiêu chảy liên quan đến lũ lụt đã từng được báo cáo tại Ấn Độ và Bangladesh. Năm 2007, 4 đợt áp thấp của gió mùa gấp đôi con số bình thường gây lũ lụt ở Bangladesh, Ấn Độ và Nepal, nhưng cũng gây chết người ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, làm mất nơi ăn chốn ở của hàng triệu người.
Tháng 11 năm 2007, lốc xoáy nhiệt đới Sidr đã làm sụt đất ở Bangladesh, phát sinh những cơn gió với tốc độ lên đến 240km/giờ và những trận mưa tạo nên những dòng nước lớn. Có hơn 8,5 triệu người bị ảnh hưởng và trên 3.300 người chết. Gần 4,7 triệu người có nhà cửa bị hư hại hoặc bị phá huỷ hoàn toàn, hầu hết trong số họ là những người nghèo nhất trong số người nghèo.
Nhiều yếu tố nguy cơ và bệnh tật mà là hiện nay trong số những yếu tố góp phần quan trọng nhất đối với gánh nặng bệnh tật toàn cầu là nhạy cảm với khí hậu, chủ yếu là những thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Các yếu tố này bao gồm suy dinh dưỡng (ước chừng gây ra 3,7 triệu người chết/năm trên thế giới), tiêu chảy (1,9 triệu ca) và bệnh sốt rét (0,9 triệu ca). Nhiệt độ ấm hơn lên sẽ gây ra nhiều hậu quả bất lợi về sản xuất lương thực, nước sẵn có và sự lan tràn gia tăng của các vector truyền bệnh.
Bảng tóm tắt các hậu quả về sức khoẻ chính do sự thay đổi khí hậu gây ra:

Ngày sức khoẻ thế giới – 2008. Các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ làm gì đối phó với tình hình ?
Bản chất và ý nghĩa của các thách thức này do thay đổi khí hậu đặt ra với sức khoẻ con người vẫn nằm trong tiến trình đang được nhận ra một cách rõ ràng và đã nhằm vào hầu hết các nước trong khu vực. Một trở lực chính sự thực rằng là sự hiểu biết của các quan chức y tế công cọng về những liên kết giữa sự thay đổi khí hậu và sức khoẻ vẫn còn thấp kém. Quan tâm đến sự thiếu sót này, hầu hết các quốc gia vùng Đông Nam Á đã từng xây dựng các uỷ ban chuyên gia cấp nhà nước, thường dưới sự giám sát trực tiếp của Thủ tướng chính phủ (như ở Ấn Độ) để thành lập các kế hoạch quốc gia để giảm nhẹ và thích ứng với sự thay đổi khí hậu. Sự tham gia tích cực của khu vực y tế về những sáng kiến này vẫn chưa đáng kể và cần được cải thiện.
Trong khi chưa từng có một nghiên cứu nào về đánh giá tác động sức khoẻ ở mức quốc gia nhằm đánh giá những tác động hiện nay và những tác động tiềm năng của sự thay đổi khí hậu làm ấm lên toàn cầu, một số nước đã từng bắt đầu hành động. Bangladesh đã chuẩn bị một “Chương trình Hành động Quốc gia” (NAPA) vào năm 2002 (xem tại: http://unfccc.int/resource/docs/napa/ban01.pdf) dưới sự lãnh đạo của Bộ Môi trường & Rừng. Mặc dầu sự góp phần của khu vực y tế suốt thời gian chuẩn bị chương trình hành động này có hạn chế, một vài hoạt động của NAPA có những lợi ích cho y tế . Đợt chiến dịch trong số 2 đợt phát động của 3 hoạt động, là việc bắt buộc dùng các bộ lọc đặc biệt cho các động cơ dùng dầu diesel ở các thành phố và lắp đặt 30.000 các hệ thống nhà mặt trời ở các hộ dân ở miền quê, đang làm giảm thấp gánh nặng đối với sức khoẻ khỏi sự ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Nhiều trong số các dự án liên quan đến y tế - như một dự án nhằm vào an toàn nước uống bằng giảm nồng độ muối do mực nước biển tăng lên – đang được phát triển. Đất nước này nhắm vào sự thích ứng thay đổi khí hậu chính vào những chính sách và các chương trình qua các ngành khác nhau, bao gồm y tế.
Ở Buhtan, nước này nhắm vào việc tăng cường các chương trình y tế hiện hữu mà đang nhằm vào những vấn đề hệ quả y tế nhạy cảm với khí hậu thay đổi cho đến gần năm 2009. Các vấn đề này gồm các chương trình cung cấp nước sạch dựa vào cộng đồng, các chiến dịch vệ sinh y tế, lồng ghép việc quản lý vector truyền bệnh và xây dựng năng lực dành cho các dịch vụ y tế khẩn cấp.
Tại Indonesia, Uỷ ban liên ngành về Thay đổi Khí hậu của Quốc gia này do Bộ trưởng môi trường lãnh đạo, với Bộ Lâm Nghiệp, Năng lượng, Công nghiệp, Nông nghiệp, Y tế, Hội đồng kế hoạch, Công trình công cọng và Các Đại học như là những đồng thành viên. Hiện nay Uỷ Ban này đang kết hợp những vấn đề liên quan đến y tế và các hành động liên quan đến các vấn đề y tế từ thay đổi khí hậu đi vào một Kế hoạch Phát triển Quốc gia 5 năm. Tại các mức tỉnh và quận, các mối quan tâm này đang được đưa vào Chương trình Y tế các thành phố.
Ở Srilanca đang nhắm vào một loạt các hoạt động mà sẽ mang lại lợi ích cho sức khoẻ con người một cách lâu dài. Trong số các hoạt động này là sự nâng cấp các kỹ thuật hiệu quả về năng lượng, những động viên đối với các hệ thống vận tải công cọng và dùng đường sắt để giảm bớt hệ quả của hiệu ứng nhà kính. Đất nước này cũng đang nâng cấp từng đợt việc tưới tiêu trong canh tác lúa để giảm thải khí metane từ các cánh đồng lúa, cũng như lồng ghép các phương pháp để kiểm soát côn trùng nhằm làm an toàn cho các cánh đồng được gieo trồng phát triển tốt và giảm nhu cầu dùng các thuốc diệt côn trùng.
Đất nước Thái lan đang hành động để giảm hiệu ứng nhà kính dưới dạng tuyệt đối bằng kết hợp các kỹ thuật tiên tiến và sự chấp nhận một cách cẩn thận các biện pháp hiệu lực về năng lượng. Các công cụ chính sách đặc biệt để giảm hiệu ứng nhà kính gồm (1) các điều luật; (2) khuyến khích tài chính; (3) thông tin; và (4) nghiên cứu, phát triển và thị uy, và sẽ góp phần với những thành quả y tế dưới dạng chất lượng không khí, hoạt động thể chất và giảm tai nạn giao thông.
Tháng 12 năm 2007, các nước Đông Nam Á, với sự hổ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, đã chuẩn bị một kế hoạch hành động của khu vực để bảo vệ sức khoẻ con người khỏi những tác động của thay đổi khí hậu. Mục tiêu kế hoạch hành động của khu vực là để xây dựng năng lực và sức mạnh của các hệ thống y tế. Bước đầu tiên sẽ là nhằm tăng sự chú ý đến những hậu quả về sức khoẻ do thay đổi khí hậu gây ra bằng:
(1) Đảm bảo những nghiên cứu về những liên quan về sức khoẻ do thay đổi khí hậu gây ra và chia sẻ thông tin nhằm hiểu biết bằng cách nào để nâng cao những thay đổi cá nhân và để hợp tác những hành động mà làm nhẹ bớt các nguy cơ đối với sức khoẻ do thay đổi khí hậu gây ra, trong lúc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

(2) Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm công tác ở mức quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và đoàn thể nhân dân để phát triển những kế hoạch phối hợp sự giảm nhẹ và thích ứng, gồm những ngành, những khu vực và các khoa học khác nhau.
(3) Phát triển những chương trình nâng cao sự quan tâm và các vật liệu học tập để giáo dục và thu hút một phạm vi rộng rãi các thành viên có trách nhiệm, gồm các cộng đồng địa phương, các nhà y tế chuyên nghiệp, các thành phần chuyên nghiệp khác và phương tiện thông tin đại chúng lên các tác động tiềm năng sức khoẻ do thay đổi khí hậu gây ra và về các biện pháp thích hợp để giảm các yếu tố nguy cơ nhạy cảm với thay đổi khí hậu và các hậu quả sức khoẻ ngoài mong muốn.
Để tăng cường năng lực các hệ thống y tế nhằm cung cấp sự bảo vệ đối với các nguy cơ liên quan đến thay đổi khí hậu, và để giảm nhẹ những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính lên các hệ thống y tế, các nước vùng Đông Nam Á sẽ:
(1) Phát triển và thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia đối với sức khoẻ mà được lồng ghép với các kế hoạch quốc gia hiện có đối với sự thích nghi và giảm nhẹ đối với sự thay đổi khí hậu gây ra.
(2) Phát triển và những chiến lược được lồng ghép nhằm phối hợp các nguy cơ hiện nay và các nguy cơ thay đổi khí hậu được lập dự án vào các chính sách y tế hiện hữu, các kế hoạch và các chương trình nhằm kiểm soát các hậu quả lên sức khoẻ do sự thay đổi khí hậu, gồm quản lý vector được lồng ghép, và quản lý nguy cơ các thảm hoạ.
(3) Tăng cường hạ tầng cơ sở hiện có và các can thiệp, gồm năng lực nguồn nhân lực, việc giám sát đặc biệt, theo dõi, các hệ thống đối phó và việc thông tin liên lạc về nguy cơ, nhằm giảm bớt gánh nặng về các hậu quả lên sức khoẻ nhạy cảm với thay đổi khí hậu gây ra. Những mối quan tâm chính thay đổi bởi đất nước; những quan tâm phổ biến gồm các bệnh do vector, chất lượng không khí và thực phẩm - nước an toàn.
(4) Tăng cường các hệ thống y tế công cọng và các hoạt động chuẩn bị và đối phó các thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp, gồm hổ trợ về mặt tâm lý xã hội, thông qua gia tăng việc liên kết và hợp tác liên ngành. Điều này gồm cả tư liệu, chia sẻ và đánh giá tính hiệu quả về sự hiểu biết và thực hành tại chổ.
(5) Cung cấp các hệ thống cảnh báo sớm để hổ trợ nhanh chóng và hiệu quả những đối phó với những gánh nặng y tế hiện nay và đã đặt kế hoạch. Để hoàn thành điểm cuối này, thông tin dự báo khí hậu vùng và quốc gia, gồm cả những dự báo về thay đổi khí hậu đều được sử dụng đầy đủ.
(6) Bổ sung những thích ứng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đặc biệt là những yếu tố xác định và những kết cục của mối quan tâm về y tế địa phương; tạo điều kiện dễ dàng cho việc phát triển việc quản lý nguồn dựa vào cộng đồng. Chi phí và ích lợi của các can thiệp khác nhau nên được xác định.
(7) Thiết lập những điểm khu trú thay đổi khí hậu hoặc các cơ chế bên trong các tổ chức y tế quốc gia nhằm đảm bảo việc thực hiện, giám sát và đánh giá về các hoạt động giảm nhẹ và thích ứng về y tế và đảm bảo rằng các vấn đề y tế được nhắm vào một cách thoả đáng trong các hoạt động này.
(8) Thiết lập các chương trình để giảm đáng kể khí thải do hiệu ứng nhà kính gây ra bằng cách lãnh vực y tế mà cũng có thể được dùng như một mô hình thực hành như là mô hình thực hành tốt nhất đối với các ngành khác.
Để đảm bảo rằng các mối quan tâm sức khoẻ được nhắm vào trong những quyết định để giảm nguy cơ do thay đổi khí hậu gây ra trong các ngành quan trọng khác, các hoạt động tiếp theo sẽ được thực hiện:
(1) Phát triển các chiến lược lồng ghép nhằm kết hợp các nguy cơ thay đổi khí hậu hiện nay và được dự báo vào các chính sách hiện hữu, xây dựng luật pháp, các chiến lược và các biện pháp về các ngành phát triển quan trọng để kiểm soát các kết cục y tế nhạy cảm với khí hậu. Các ví dụ bao gồm gồm nâng cao phương tiện giao thông công cộng và không mô tô hoá, năng lượng sạch và quản lý nguy cơ thảm hoạ.
(2) Tạo điều kiện dễ dàng cho lãnh vực y tế để tham gia tích cực trong việc truyền thông quốc gia với qui ước mạng lưới của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu (UNFCCC), và gồm các vấn đề y tế như là những yếu tố cốt lỏi trong tiến trình hiệp thương.
(3) Đảm bảo tham gia hoạt động y tế tích cực trong nhóm biến đổi khí hậu quốc gia.
Mỗi cá nhân có thể làm gì để giúp làm giảm các tác động không mong muốn lên sức khoẻ do khí hậu gây ra ?
A (Act now !)Hãy hành động ngay từ bây giờ !
B (Buy energy efficient appliances) Hãy mua các thiết bị tạo năng lượng hiệu quả:
Hãy tiến hành những lựa chọn có thông tin rõ ràng, nếu bạn sẽ dự kiến sẽ mua một máy giặt, máy điều hoà không khí, máy rửa chén bát hoặc nồi hấp, thì hãy mua thiết bị tiết kiệm năng lượng nhất mà bạn có khả năng chi trả. Chúng có thể hơi đắt hơn, nhưng trái lại chúng tiêu hao ít năng lượng. Thực sự cùng cách trên cũng là cách để mua sắm (procurement) các trang thiết bị văn phòng, như máy tính, máy photocopy và máy in.
C (calculate your personal carbon footprint) Hãy tính toán khí carbon do cá nhân phát ra và giảm sự thải khí gây ra hiệu ứng nhà kính
D (Debate) Thảo luận, bàn bạc và phát tán tờ rơi, các cuốn sách nhỏ, treo các áp phích về thay đổi khí hậu và các vấn đề sức khỏe môi trường.
E (enjoy) Hãy tận hưởng ánh sáng mặt trời ! Lắp đặt những tấm pin mặt trời trên mái nhà bạn. Sao lại không biến nhà hay văn phòng của bạn thành một trạm năng lượng sạch! Năng lượng mặt trời có khả năng làm mới và vô cùng phong phú !
F (fridge) Tủ lạnh: Đừng để cửa tủ lạnh mở lâu hơn cần thiết; hãy làm lạnh các thực phẩm tươi đủ lạnh trước khi bỏ vào khoang lạnh hoặc không đông; chống băng đông tủ lạnh đều và giữ cho thiết bị đúng nhiệt độ như yêu cầu. Khi có thể, đừng đặt bếp nấu và tủ lạnh hoặc tủ đá đông gần nhau.
G (go green !) Nếu bạn mua một ôtô, hãy mua loại ô tô tiết kiệm năng lượng, loại ô tô thân thiện với môi trường. Điều này sẽ tiết kiệm tiền bạc của bạn và ít CO2 thải vào khí quyển. Hãy chắc rằng các lốp xe của bạn bơm căng vừa đủ - điều này có thể tiết kiệm cho bạn 5% chi phí xăng. Dùng xe chung trong các cuộc du ngoại với các đồng nghiệp hoặc bạn bè của mình. Hãy dùng các phương tiện giao thông công cọng, như tàu điện ngầm, tàu hoả cho các cuộc đi dài ngày. Đối với các đoạn đường ngắn hoặc đi mua sắm, hãy đi bộ hoặc dùng xe đạp. Điều này làm cho thân hình bạn cân đối và tươi trẻ.
H (half your emissions) Hãy giảm 1/2 lượng khí thải của bạn dùng ổn nhiệt điều hoà không khí của bạn ở nhiệt 50C vào mùa hè. Hầu như 1/2 năng lượng chúng ta dùng ở nhà để làm mát môi trường trong nhà. Bảo trì đều đặn bộ lọc của máy điều hoà không khí sạch. Làm sạch bộ lọc không khí bạn có thể giảm đi nhiều pounds CO2 /năm.
I (involve your family, friends, children and neighbors !) Cùng tham gia với gia đình, bạn bè, trẻ em và người hàng xóm
J (join an environmental group) Tham gia một nhóm bảo vệ môi trường. Tìm ra những nhóm hành động nào đang tiến hành xung quanh địa phương hoặc khu vực bạn ở; nếu không có nhóm nào, hãy bắt đầu xây dựng nhóm bảo vệ môi trường !
K (kick start an environmental campaign in your neighborhood) Hãy phát động một chiến dịch môi trường trong khu vực lân cận.
L (lamps) những ngọn đèn: Hãy thay những bóng đèn mà bạn dùng hầu hết với bóng đèn huỳnh quang hoặc CFL. Chúng tốn kém tiền bạc hơn nhưng cuối cùng bạn tiết kiệm tiền vì chúng chỉ tiêu hao chừng ¼ năng lượng điện cung cấp cùng ánh sáng. Và chúng thọ hơn 4 lần so với bóng bình thường !
M (minimize) Tối thiểu hoá dùng các hoá chất độc hại. Hãy dùng hoá chất không độc, có thể phân huỷ sinh học, sơn, các chất tẩy sạch, thuốc xua côn trùng bằng nước hoặc cây cối.
N (network) mạng lưới với các cơ quan đặc biệt, các tổ chức phi lợi nhuận và các cộng động được bảo trợ.
O (off !) Tắt vô tuyến, videos, máy nghe nhạc và vi tính khi bạn không dùng – chúng có thể tiêu thụ từ 10 – 60% năng lượng khi để không có bật điện
P (plant trees) Hãy trồng cây: Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã từng đưa ra một chiến dịch lớn toàn thế giới trồng cây. Khuyến khích những cá nhân, các cộng đồng, phối hợp các doanh nghiệp và công nghiệp, các tổ chức hội đoàn nhân dân và chính quyền tham gia trồng những hàng cây, nhắm vào việc trồng hàng tỷ cây trên thế giới.
Q (quit plastic bags) Không dùng túi nhựa để đựng đồ. Khi đi chợ hãy mang theo túi đựng.
R (recycle, repair and reuse materials) Tái chế, sửa chữa và tái sử dụng các vật liệu. Những mẹo, những kỹ xảo và các ý tưởng dành cho cuộc sống bền vững.
S (save paper) Tiết kiêm giấy: in cả hai mặt giấy. Đọc vừa sửa (proofread) các tài liệu trước khi in. Thay vì cho mỗi người mỗi bản in, cả văn phòng dùng một bản in (route one copy around the office). Đừng bỏ các tờ giấy in một mặt; hãy dùng chúng để làm những tập giấy rời.
T (travel smart) du lịch thông minh: Giảm du lịch đường hàng không. Du lịch đường không góp phần ý nghĩa tăng tạo CO2 dẫn đến thay đổi khí hậu. Nếu bạn phải bay
U (use less energy) Hãy dùng ít năng lượng và tiết kiệm năng lượng ! Đừng lãng phí nước – đóng vòi nước trong lúc đánh ăng, trong khi bỏ xà phòng vào quần áo, tắm rửa hoặc rửa chén bát. Sửa lại các ống nước bị rò rĩ; tránh xả nước tràn vào các dụng cụ đựng nước. Năng lượng dùng bơm nước và xử lý nước. Hãy tiết kiệm nước là để tiết kiệm năng lượng !
V (Value wastes) giá trị chất thải ! Đừng đổ rác nhà bạn một cách bừa bãi. Những đống rác để lại ngoài trời sẽ góp phần thải methane và góp phần làm nóng khí hậu toàn cầu. Phân loại rác thải để có thể tái chế lại chúng và hoặc tái sử dụng và ở nơi có thể dùng các rác thải hữu cơ để làm phân bón.
W (write) viết những bức thư về các tác động của khí hậu đối với sức khoẻ cho các tờ báo địa phương. Đây là một vấn đề lớn để duy trì vấn đề trong sự ghi nhớ của công chúng. Nó cũng mào đầu một cuộc bàn cãi và cho phép chúng ta những vấn đề thực sự là gì.
X (x – press) Đọc báo chí về những quan tâm của bạn về các vấn đề sức khỏe môi trường và các giải pháp và được thông tin trở lại. Đọc sâu và hiểu rộng chúng ta đang liên quan đến những gì.
Y (your president), tổng thống, thủ tướng, nghị viện hoặc lãnh đạo địa phương của bạn cần biết về những tác động của thay đổi khí hậu lên sức khoẻ. Hãy viết thư cho họ và hỏi họ về các chính sách để tránh khỏi hiệu ứng nhà kính làm giảm ít nhất 3% mỗi năm ngay từ bây giờ.
Z (zoom in reducing emissions) Khuếch trương việc làm giảm khí thải: là cách hướng tới tốt nhất ! Đất nước chúng ta cần đến pháp chế và luật quốc gia mới để giúp đảm bảo rằng chúng ta phát triển các loại ô tô sạch hơn và các nhà máy năng lượng sạch hơn và giúp chúng ta khuyến cáo chính quyền hạ giá việc lắp đặt các trạm năng lượng mặt trờim trạm nước nóng mặt trời và trạm năng lượng gió
Tổ Chức Y Tế Thế Giới với việc bảo vệ sức khoẻ khỏi sự ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu
Vì thay đổi khí hậu toàn cầu đã bắt đầu làm xuất hiện như một vấn đề lớn vào cuối những năm của thập kỷ 1980, Tổ Chức Y tế Thế Giới đã từng hướng dẫn và và đã điều phối chương trình nghị sự về mối đe doạ này, và đã góp phần vào các đánh giá chủ yếu, ngay như các đánh giá của Nhóm chuyên gia liên quốc gia về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới đã tập hợp và báo cáo bằng chứng gắn liền giữa thay đổi khí hậu và sức khoẻ con người đã xác định số lượng về các tác động trong quá khứ cũng như đã dự đoán về các tác động trong tương lai và đã nhận ra những quần thể nhân nhân bị hại. Tổ chức Y tế Thế giới từng làm việc với các nước thành viên trên thế giới để nâng cao sự chú ý về các tác động của thay đổi khí hậu lên sức khoẻ con người và cho hướng dẫn về đánh giá các nguy cơ và phát triển những đối phó của quốc gia và địa phương với các đe doạ cụ thể, như những đợt nắng nóng, lụt lội và các bệnh do vector gây ra.
Bây giờ Tổ chức Y tế Thế giới đang đặt ra tiêu điểm hành động mạnh mẽ hơn. Những chương trình khác nhau của Tổ chức Y tế Thế giới, từ giám sát và kiểm soát bệnh nhiễm trùng đến các hoạt động về y tế trong các tình huống khẩn cấp, bảo vệ sinh mệnh con người khỏi các nguy cơ liên quan đến khí hậu trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đang làm việc để đảm bảo rằng cộng đồng y tế của tất cả 193 nước thành viên sẵn sàng đáp ứng một cách có hiệu quả với các nguy cơ do thay đổi khí hậu mang đến.
Tại phiên họp thứ 6 của Hội Đồng Tổ chức Y tế Thế giới, tháng 5 / 2007, các Nước thành viên đã bàn thảo việc bảo vệ sức khoẻ do thay đổi khí hậu gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống y tế mạnh như là tuyến bảo vệ đầu tiên khỏi các tác động của sự đổi thay khí hậu lên con người. Các can thiệp quan trọng của y tế công cộng sẽ cải thiện sức khoẻ bây giờ, cũng như giảm đi sự có hại của khí hậu trong tương lai, được nhận ra. WHO kêu gọi các nước thành viên, các cá nhận, cộng đồng và các tổ chức hợp tác nhằm cam kết trong việc xây dựng các thay đổi về chính sách mà cũng mang lại các lợi ích y tế trước mắt. Các cam kết này gồm việc dùng năng lượng sạch và các hệ thống giao thông bền vững hơn, cũng như những chính sách nhắm vào việc giảm hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, WHO đã nhấn mạnh nhu cầu để tăng cường năng lực đánh giá, nghiên cứu và thông tin về các nguy cơ sức khoẻ nhạy cảm với khí hậu. Cũng đã yêu cầu rằng sự lưu ý với các tác động sức khoẻ của sự biến thiên khí hậu và các nhu cầu thay đổi sẽ được nâng lên trong số các chính trị gia, quan chức tài chính, và lãnh đạo cộng đồng, y tế, các tổ chức phi chính phủ, các ban ngành khác và công chúng nói chung.
Tại hội nghị 25 của Các Bộ trưởng y tế năm 2007 (Thimphu, Bhutan) những người thẩm quyền nhất về y tế ở Khu vực Đông Nam Á đã kết luận rằng thay đổi khí hậu đặt ra một đe doạ lớn đối với vến đề an toàn sức khoẻ, và đã yêu cầu WHO “để hổ trợ việc hình thành một chiến lược khu vực nhằm chiến đấu với các tác động không mong muốn về thay đổi khí hậu lên sức khoẻ con người”.
Hoạt động hướng tới mục tiêu, Tổ chức Y tế khu vực Đông Nam Á của WHO đã hổ trợ 4 hội thảo về sức khoẻ con người và sự thay đổi khí hậu ở Bangladesh, Indonesia, India và Nepal vào cuối năm 2007 và đã tổ chức một hội thảo khu vực ở Bali, Indonesia, nhằm chuẩn bị một kế hoạch hành động khu vực nhằm bảo vệ con người khỏi các tác động của thay đổi khí hậu. Hội thảo này được tổ chức vào tháng 12/2007, song song với UNFCCC COP13.
Mục tiêu của đề cương hành động của khu vực nhằm bảo vệ sức khoẻ con người khỏi các ảnh hưởng của khí hậu là để xây dựng năng lực và tăng cường các hệ thống y tế trong các nước và khu vực để bảo sức khoẻ con người khỏi các nguy cơ hiện nay và đã dự báo trước do thay đổi về khí hậu.
Hiện nay, các nước khu vực Đông Nam Á đang nhắm vào việc thực hiện kế hoạch hành động khu vực với 3 mục tiêu chiến lược:
1. Nhằm tăng sự chú ý các hệ quả của thay đổi khí hậu lên sức khoẻ. Với mục đích này, WHO sẽ:
Cung cấp việc hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc thay đổi khí hậu cụ thể đối với những đánh giá về sự tổn hại và thích ứng và các hệ thống giám sát, điều này sẽ cung cấp các phương pháp để nhận ra các nguy cơ với các nhóm tổn hại, lượng giá gánh nặng bệnh tật do thay đổi khí hậu và định lượng các chi phí và hiệu quả về các biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự so sánh với tất cả các nước.
Hổ trợ cho các nước phát triển việc đánh giá sự tổn hại và thích ứng và các công cụ phân tích, cũng như xây dựng tập hợp các chỉ số về các nguy cơ sức khoẻ liên quan đến thay đổi khí hậu.
1 . Khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng việc chia sẻ sự hiểu biết và mạng lưới hoạt động của khu vực về thay đổi khí hậu và sức khoẻ con người trong lãnh vực y tế, cũng như giữa các chuyên ngành.
2. Để tăng cường năng lực các hệ thống y tế nhằm cung cấp sự bảo vệ khỏi các nguy cơ về khí hậu và để giảm một cách đáng kể nguy cơ lên hệ thống y tế do hiệu ứng nhà kính gây ra. Với mục đích này WHO sẽ:
Tạo điều kiện dễ dàng với sự góp phần lớn hơn về vốn từ các cơ quan tài trợ đối với sự thay đổi khí hậu và chương trình thực hiện liên quan đến y tế.
Hổ trợ cho các nước về mặt kỹ thuật và tài chính để xây dựng các năng lực quốc gia nhằm phát triển và thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia về việc làm giảm bớt gánh nặng và sự thích ứng, gồm điều hành nghiên cứu về các tác động của thay đổi khí hậu lên sức khoẻ.
Hổ trợ cho các nước về tài chính và kỹ thuật bằng cung cấp các chương trình huấn luyện về các phương pháp và hổ trợ việc đánh giá và quản lý các nguy cơ về sức khoẻ do thay đổi khí hậu.
Phát triển và cung cấp hướng dẫn về kỹ thuật lên sự đáp ứng tốt với các thực hành giảm đi hậu quả của hiệu ứng nhà kính trong lãnh vực y tế.
3. Để đảm bảo các quan tâm sức khoẻ được nhắm vào tất cả các quyết định để giảm nguy cơ do thay đổi khí hậu xảy ra bởi các lãnh vực quan trọng khác. Để cho phép nhiệm vụ liên ngành này, WHO will:
Hổ trợ việc thiết lập trung tâm tham vấn vùng về thay đổi khí hậu và y tế để hổ trợ cho các nước trong khu vực với các đánh giá về sự tổn hại và đánh giá thích ứng, cung cấp thông tin trên các nguồn dữ liệu, và gắn liền các dịch vụ khí tượng thuỷ văn (hydro-meteorology) ở mức toàn cầu, khu vực và quốc gia. Trung tâm này sẽ hổ trợ một mạng lưới những người làm việc trong lãnh vực khí hậu và y tế của khu vực, với sự tiếp cận các chuyên gia kỹ thuật quốc tế và sẽ làm dễ sự chia sẽ các cách thực hành tốt nhất trong số các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Ở mức toàn cầu, WHO đã từng thiết lập tại vị trí của mình như là tiếng nói lãnh đạo trong việc đồng nhất và tổng hợp bừng chứng quan trọng về các nguy cơ sức khoẻ do thay đổi khí hậu gây ra.
Trên 60 năm qua, WHO đã từng làm việc sâu sát với các nước thành viên hổ trợ chương trình mà đang bảo vệ sức khoẻ từ các tác động của khí hậu thay đổi, từ giám sát bệnh tật và đối phó để kiểm soát các bệnh do vector gây ra với hoạt động y tế trong những biến cố lớn. Nhằm tăng sự chú ý các liên quan sức khoẻ từ thay đổi khí hậu. WHO đang hổ trợ các dự án thăm dò để nhắm vào một phạm vi rộng rãi về các đe doạ đối với sức khoẻ từ sự thay đổi khí hậu trên toàn các khu vực.
Cán bộ WHO gồm những nhân viên y tế chuyên nghiệp giỏi kỹ năng liên quan đến các bệnh nhạy cảm với thay đổi khí hậu, ở Geneva, các văn phòng WHO khu vực và văn phòng tại 160 quốc gia. Thông qua mạng lưới toàn cầu của các trung tâm hợp tác, WHO có thể rút các chuyên gia y tế, nhiều người trong số họ nỗi tiếng trên thế giới.
Chủ đề “Bảo vệ sức khoẻ khỏi sự thay đổi của khí hậu” đặt vấn đề sức khoẻ ở trung tâm vấn đề. Đó là một cơ hội để lợi dụng về năng lượng và thoả ước của con người, và để hoàn thành một mục tiêu chung: là để thu hút sự chú ý toàn cầu và địa phương và để làm kích động hoạt động, để mỗi người trên hành tinh ít tổn hại với những tác động của khí hậu lên sức khoẻ con người.
Việt Nam là một trong 11 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu, thời tiết bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nước ta những năm gần đây. Phóng viên nước ngoài đã ghi lại những hình ảnh người dân vùng châu thổ sông Mekong và TP.HCM tìm cách thích nghi với hiện tượng biến đổi khí hậu.

Chàng trai Việt đạp xe đến Copenhaghen
Kim Paul Nguyen, chàng trai mang nửa dòng máu Việt, đã hoàn thành hành trình từ Australia tới Copenhagen, Đan Mạch, bằng xe đạp để kêu gọi bảo vệ trái đất khỏi nóng lên.
Kim trên đường phố
Kim trên đường phố Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Reuters.
Kim đã đến Copenhagen hôm 5/12, ngay trước khi Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khai mạc.
Kim Paul Nguyen. Kim Paul Nguyen. Ảnh: 2celsius.org.
Chàng trai 28 tuổi này bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới, chính xác hơn là nửa vòng trái đất, bằng xe đạp từ Brisbane, Australia. Chuyến đi nhằm thu hút sự chú ý của công chúng về tình trạng trái đất nóng lên. VOV dẫn lời Kim cho biết anh muốn gửi thông điệp "hãy hành động trước khi trái đất bị hủy diệt" và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đàm phán và ký kết thỏa thuận có ràng buộc pháp lý nhằm cứu hành tinh xanh.
Anh đã đạp xe qua nhiều hoang mạc để đến Đông Timor, Malaysia và Thái Lan trước khi vượt qua vùng Trung Á để đến Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Bulgaria rồi tới Trung Âu. Kim chỉ đi bằng máy bay khi qua biển.
Sinh năm 1981 tại Canberra, Kim có cha là người Việt và mẹ người Australia.
Kim Paul Nguyen tại Bắc Kinh hồi tháng 10 khi anh thực hiện hành trình vòng quanh thế giới bằng xe đạp. Ảnh: China Daily.
Kim dừng chân ở Prague, Czech. Ảnh: Prague.tv.
Hành trình của Kim kéo dài từ Australia sang châu Á, châu Âu và sẽ dừng ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Rozhlas.cz.
Kim trên chiếc xe đạp cùng anh qua nhiều chặng đường. Ảnh: Cityweekend.com.cn.
Trên hầu hết chặng đường, dù qua hoang mạc hay làng quê, Kim đều đạp xe. Anh chỉ đi bằng máy bay khi qua biển. Ảnh: Rozhlas.cz.
Phút dừng chân bên đường. Ảnh: Velosophie.a
Khí thải, ảnh minh họa
Khí thải độc hại làm cho nhiều người dân ở Hải Phòng khốn đốn

Dân Hải Phòng rên xiết vì ô nhiễm

Chính quyền Việt Nam đã ra lệnh đóng cửa một số nhà máy thép ở Hải Phòng sau khi hàng chục em học sinh tại một trường phổ thông cơ sở ở khu Quán Toan phải nhập viện, có em vì bị ngất do hít phải khí thải độc hại. Quyết định được đưa ra sau khi các học sinh tại trường phổ thông cơ sở quán toan đã bốn lần phải vào viện trong gần một tháng qua.
Những điều tra ban đầu cho thấy nồng độ khí độc hại sulphur dioxide cao gấp hai, ba lần so với mức cho phép.
Nguyễn Hùng đã gọi điện hỏi chuyện những người đã từng sống hoặc đang sống gần khu có các nhà máy thép quanh khu vực Quán Toan ở Hải Phòng và họ kể về tình trạng ô nhiễm mà họ gọi là ''quá nặng" và "không thể chịu đựng nổi".
Chủ cửa hàng bán lẻ ở Quán Toan:
"Nói chung là khói lắm..., nó cứ khét mù lên ấy.
"Nhà tôi cách (nhà máy thép) khoảng trăm mét thôi, cửa hàng nhà tôi ở phía mặt đường 5 cũ.

No comments:

Post a Comment