Friday, September 30, 2011

Thay đổi khí hậu(8)

BBC:Mức xả khí thải của các nước
Canada Anh Quốc Đức Nga Pháp Italy Nhật Bản Thổ Nhĩ Kỳ Trung Quốc Hoa Kỳ Ảrập Saudi Mexico Brazil Ấn Độ Nam Hàn Argentina Nam Phi Indonesia Úc
Anh Quốc
Năm 2008, Đạo Luật Biến Đổi Khí Hậu được thông qua, buộc chính phủ đến năm 2050 phải cắt giảm khí thải tới 80% so với mức năm 1990, với mục tiêu trung hạn là đến năm 2020 phải cắt giảm được 34%.
Một số người cho rằng các mục tiêu trên là không thực tế và sẽ không thể đạt được cho tới năm 2100.
Theo Hiệp Hội Kỹ Sư Cơ Khí, kể cả khi Anh Quốc cắt giảm được nhu cầu năng lượng tới 50% thì nước này vẫn cần có thêm 16 nhà máy điện hạt nhân và 27 ngàn tua-bin máy phong điện chạy bằng sức gió tính đến năm 2030 để đảm bảo đạt được mục tiêu.
Argentina
Tham dự nhóm đàm phán G-77, nước này chỉ trích việc các nước công nghiệp phát triển ngần ngại chấp nhận việc cắt giảm mạnh khí thải nhà kính và chuyển giao công nghệ cần thiết.
Chính phủ chưa công bố các biện pháp mà Argentina có thể áp dụng trong nước nhằm thích nghi với các ảnh hưởng của tình trạng ấm nóng toàn cầu.
Ảrập Saudi
Bị chỉ trích rộng rãi về việc chống hạn chế khí thải.
Cùng với OPEC, Ảrập Saudi đang muốn được bồi thường tài chính cho các nhà sản xuất dầu lửa nếu cần có thỏa thuận mới, nhằm cắt giảm các nguồn năng lượng hóa thạch.
Rất muốn có một thỏa thuận nhằm hướng tới sử dụng khí carbon được thu và lưu giữ lại.
Trong năm 2007, các thành viên OPEC đã cam kết 750 triệu đô la tài trợ cho nghiên cứu về tình trạng biến đổi khí hậu.
Ấn Độ
Đồng ý hạn chế mức tăng khí thải nhà kính nhưng không cam kết áp dụng các mục tiêu mang tính ràng buộc.
Nói các nước giàu chính là nguồn gây ra tình trạng thay đổi khí hậu và nêu ra sự khác biệt to lớn về mức khí thải bình quân trên đầu người giữa các nước.
Muốn cắt mạnh mức khí thải của các nước giàu, muốn có các cam kết tài trợ chắc chắn và muốn có chuyển giao công nghệ. Rất muốn bảo lưu các nghĩa vụ pháp lý theo mô hình nghị định thư Kyoto cho các nước đang phát triển.
Brazil
Từ trước tới nay luôn có quan điểm cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, nói rằng các nước phát triển phải cắt giảm mạnh mẽ mức khí thải trước đã.
Tuy nhiên, Tổng Thống Lula gần đây tuyên bố Brazil sẽ sẵn sàng cắt mức khí thải của nước mình xuống ít nhất 36% so với con số ước tính cho năm 2020 mà Brazil đã đưa ra. Ông nói phần lớn số này sẽ nhờ cắt giảm nạn phá rừng xuống 80% tính đến năm 2020 và chuyển sang dùng than củi thay vì than đá.
Brazil là một tiếng nói quan trọng trong các cuộc đàm phán về REDD (Giảm Khí Thải Từ Nạn Phá Rừng Và Mất Rừng) và muốn dùng tiền công từ các chính phủ thay vì tiền từ các thị trường carbon tư.
Canada
Sau 10 năm cố tìm cách cắt giảm khí thải, chính phủ đã đưa ra các kế hoạch nhằm cắt giảm khí thải xuống 20% dưới mức năm 2006 - tương đương với mức giảm 3% so với năm 1990.
Mục tiêu trên đã bị chỉ trích rộng khắp và bị coi là không thỏa đáng.
Đức
Đức đã hứa hẹn đến trước năm 2020 sẽ cắt giảm khí thải nhà kính xuống 40%, hoặc sẽ tăng gấp đôi mức cam kết của toàn khối EU.
Có "kế hoạch tám điểm" nhằm đạt vượt mức cam kết của EU trong việc cắt giảm 20% tính đến năm 2020.
Kế hoạch đưa ra tám biện pháp, từ hiện đại hóa các nhà máy điện cho tới việc tăng tỷ lệ sản xuất điện bằng nguồn năng lượng tái tạo lên 27%.
Hoa Kỳ
Đến năm 2020 sẽ cắt lượng khí thải xuống 17% dưới mức năm 2005, nếu được quốc hội phê chuẩn - đây là mức gần 4% dưới mức năm 1990.
Phản đối mô hình nghị định thư Kyoto với các nghĩa vụ pháp lý quốc tế .
Đòi Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil phải cam kết hãm bớt mức xả khí thải.
Dự luật về khí hậu hiện đang sa lầy tại Thượng Viện.
Indonesia
Tự nước này đã đặt mục tiêu đến 2020 sẽ giảm khí thải carbon xuống 26% dưới mức năm 2005 .
Nói rằng khí thải có thể giảm xuống nhờ việc giảm bớt nạn phá rừng, mất rừng ngập bùn và sử dụng điện.
Hội Đồng Biến Đổi Khí Hậu Quốc Gia ước đoán việc giảm khí thải của Indonesia xuống 40% sẽ ngốn chừng 32 tỷ đô la với hầu hết khoản ngân quỹ cho dự kiến cắt giảm được cấp từ các nước phát triển.
Italy
Bị coi là một trong những nước yếu kém nhất trong khối EU trong lĩnh vực cắt giảm khí thải nhà kính.
Từ 2001 đến 2006, mức khí thải tăng nhanh chóng so với mức GDP.
Theo phúc trình thường niên của Ủy Hội Châu Âu năm 2007, mức khí thải của Italy là 550 triệu tấn carbon dioxide, tăng 7% so với năm 1990.
Liên Hiệp Châu Âu (EU)
Có tham vọng giữ "vai trò hàng đầu" tại Copenhagen.
Đến năm 2020 sẽ cắt giảm 20% so với mức năm 1990, hoặc 30% nếu các quốc gia xả nhiều khí thải khác có hành động cứng rắn.
Muốn các nước giàu đến năm 2050 sẽ cắt giảm 80-95%.
Muốn các nước nghèo giảm bớt đà xả khí thải.
EU nói sẽ trả 7 tỷ đến 22 tỷ đô la để giúp các nước đang phát triển đối phó với các chi phí thích nghi, được ước tính lên tới 150 tỷ đô la mỗi năm tính đến năm 2020.
Mexico
Đưa ra mục tiêu tự nguyện cho việc cắt giảm khí thải nhà kính: đến 2050 sẽ giảm 50% so với mức 2002.
Cũng là một quốc gia nhiệt thành đề xướng "Quỹ Xanh" toàn cầu, nhằm nhận tiền từ tất cả các nước, trừ những nước nghèo nhất, nhằm tài trợ cho các dự án xanh.
Có kế hoạch đưa ra hệ thống áp hạn-mức-và-thương-mại nội địa vào năm 2010, có thể sẽ kết nối với hệ thống của Hoa Kỳ nhằm giảm khí thải, đặc biệt là trong ngành sản xuất xi măng và lọc dầu.
Nam Hàn
Cam kết cắt giảm khí thải nhà kính xuống tới 4% tính đến năm 2020, tương đương với mức giảm 30% so với số liệu dự kiến của nước này. Cam kết này sẽ được thực hiện kể cả khi các nước không đạt được thỏa thuận quốc tế về khí thải tại Copenhagen.
Nhưng các ông chủ các ngành công nghiệp cảnh báo rằng chính phủ đã đi quá xa trong vấn đề khí thải, trong lúc nước này vẫn đang được coi là một quốc gia đang phát triển.
Cam kết đầu tư 2% GDP hàng năm vào các công nghệ xanh.
Nam Phi
Là quốc gia nhiệt tình trong các nước đang phát triển, Nam Phi đã chọn đưa ra mức hạn chế tự nguyện khí thải nhà kính và tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Thừa nhận rằng khí thải cần phải giảm xuống tới 30% tính đến năm 2050.
Nam Phi hy vọng kỳ họp Copenhagen sẽ đưa ra được các mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính mang tính ràng buộc pháp lý cho các bên. Nhưng Nam Phi cũng muốn các nước phát triển phải tích cực hơn nữa nếu muốn các nước đang phát triển đưa ra cam kết.
Nga
Cam kết một cách không chính thức là đến năm 2020 sẽ cắt lượng khí thải 20 - 25% dưới mức năm 1990.
Nền kinh tế sụp đổ hồi thập niên 1990 khiến nước này có thể tăng mức khí thải lên một phần ba so với mức năm 2005 mà vẫn đạt được mục tiêu này.
Nhật Bản
Đến năm 2020 sẽ cắt giảm mức khí thải xuống 25% dưới mức năm 1990, nếu các nước cũng thể hiện nỗ lực tương tự. Đây là mức giảm 30% trong 10 năm, và bị ngành công nghiệp phản đối.
"Sáng kiến Hatoyama" sẽ tăng mức trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Ủng hộ các đề án theo đó mỗi quốc gia sẽ đưa ra các cam kết riêng của mình.
Pháp
Có kế hoạch áp thuế carbon mới, đưa vào áp dụng từ năm sau và sẽ đánh vào việc sử dụng dầu, khí đốt và than.
Loại thuế này sẽ được áp dụng dần dần tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp, nhưng không áp dụng với các ngành công nghiệp nặng và các hãng điện lực thuộc chương trình mua bán khí carbon của EU.
Các cử tri Pháp nói họ phản đối việc áp thuế mới, bởi sợ rằng sẽ phải trả các khoản hóa đơn tốn kém hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ
Không phê chuẩn Nghị Định Thư Kyoto cho tới tận tháng Hai 2009.
Là một bên gần đây mới tham gia, các nhà chỉ trích nói Thổ Nhĩ Kỳ đã lỡ các lợi ích tài chính thuộc một phần trong Nghị Định Thư Kyoto.
Trung Quốc
Đưa ra một "mục tiêu ràng buộc" nhằm đến năm 2020 sẽ cắt giảm CO2 theo đơn vị GDP xuống 40-45% dưới với mức năm 2005.
Muốn các nước giàu đến năm 2020 phải giảm bớt khí thải xuống 40% dưới mức năm 1990.
Nói các nước giàu cần trả 1% tổng GDP hàng năn để giúp các nước khác thích nghi.
Muốn phương Tây cung cấp công nghệ thải ít carbon.
Úc
Đang trong giai đoạn tranh luận cuối cùng về dự luật nhằm đến năm 2020 sẽ giảm mức khí thải xuống từ 5 đến 15% dưới mức năm 2000.
Chính phủ đang thúc đẩy để Thượng Viện thông qua các biện pháp. Tuy nhiên, đảng đối lập đã chặn bước đi này.
BBC:Sáng kiến về biến đổi khí hậu(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/12/091204_climate_change_initiatives.shtml)
Đan Mạch đang hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam ứng phó với hiện tượng trái đất nóng lên và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên tài trợ cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (CTMTQG ƯPVBĐKH) với khoản tiền 200 triệu DKK (Krôn Đan Mạch) (xấp xỉ 40 triệu USD) cho giai đoạn 2009 - 2013.
Ngày 30 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, ông Phạm Khôi Nguyên và Đại sứ Đan Mạch, ngài Peter Lysholt Hansen đã ký thoả thuận giữa Việt Nam và Đan Mạch về khoản tài trợ trị giá 40 triệu USD cho Chương trình Thích ứng và Giảm nhẹ tác động của Biến đổi Khí hậu giai đoạn 2009-2013.

Do đặc điểm có bờ biển dài thấp và dễ bị ảnh hưởng của bão, lốc, lượng mưa cao và thất thường, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tác động của biến đổi khí hậu nhất trên thế giới. Theo một nghiên cứu thì đến năm 2050 mực nước biến ước tính sẽ dâng thêm 33cm và đến năm 2100 sẽ là 1m. Nếu mực nước biển dâng lên 1m thì 11% dân số của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, 7% đất nông nghiệp sẽ bị tác động và Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) sẽ giảm đi khoảng 10%.

Điều quan trọng là phải biết cách ứng phó và thích ứng với sự nóng lên của trái đất

Một chương trình mới đặt ra mục tiêu đóng góp vào duy trì sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đi đôi với giảm nghèo thông qua tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu bên cạnh cải thiện những nỗ lực làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Khoản tiền 200 triệu DKK (xấp xỉ 40 triệu USD) sẽ được tài trợ dưới hình thức hỗ trợ ngân sách ngành cho giai đoạn 2009-2013 gắn với quy định và các chương trình quốc gia. Vì vậy, các cơ quan Chính phủ Việt Nam sẽ quản lý và phân bổ khoản tiền hỗ trợ này. Chương trình gồm có hai hợp phần:

1. Hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp độ quốc gia và cụ thể là Bến Tre và Quảng Nam, hai tỉnh dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu nhất. Mục tiêu của hợp phần là nâng cao năng lực và hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nhằm bảo đảm phát triển bền vững, giúp con người tránh được những hậu quả có hại, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro do Biến đổi khí hậu gây nên đồng thời cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ khí hậu toàn cầu.

2. Hợp phần giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua Chương trình Sử dụng Năng lượng Hiệu quả của Bộ Công Thương. Mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp Việt Nam và góp phần vào sự phát triển bền vững với một nền kinh tế có lượng phát thải các-bon thấp.

Nỗ lực tổng thể

Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức hiện hữu liên quan đến biến đổi khí hậu như mực nước biến dâng lên, những tác động đối với nguồn nước và vấn đề xây dựng năng lực. Vì vậy, Đan Mạch cũng hướng sự hố trợ phát triển của mình vào năm sáng kiến nhỏ ứng phó với biến đổi khí hậu, đó là:

Xây dựng các kịch bản mực nước biển dângNhững tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước và đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động
Những lợi ích mà các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ mang lại trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
Hệ thống thông tin quản lý rừng ngập mặn (rừng đước)
Xây dựng năng lực cho cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu

Kết quả của những dự án nhỏ này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp để thực hiện CTMTQG ƯPVBĐKH của Việt Nam.
BBC:Nhật hứa 5.5 tỉ đôla cho vùng Mekong
Hội nghị thượng đỉnh Mekong tại Tokyo
Ý tưởng mở hội nghị thượng đỉnh giữa Nhật và tiểu vùng Mekong do thủ tướng Nhật đưa ra
Nhật Bản hôm thứ Sáu cam kết dành 5.5 tỉ đôla Mỹ trong ba năm cho năm nước khu vực sông Mekong, trong động thái được xem là nhằm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.
Thủ tướng Yukio Hatoyama, người cổ vụ cho một cộng đồng châu Á kiểu Liên hiệp châu Âu EU, loan báo khoản cho vay và tài trợ 500 tỉ yen Nhật trước các lãnh đạo Việt Nam, Campuchia, Lào, Miến Điện và Thái Lan.
Một viên chức nói với AFP rằng 80% viện trợ hải ngoại sẽ là các khoản vay lãi thấp, cho các dự án như đường cao tốc kết nối khu vực, dự án nước và đào tạo công nghệ.
'Chìa khóa phát triển'
Thủ tướng Nhật tuyên bố: "Khu vực Mekong là chìa khóa phát triển cộng đồng Đông Á."
"Nhật muốn đóng góp vào sự ổn định của vùng Mekong."
Hội nghị Mekong ở Tokyo, từ 6 đến 8 tháng 11, không bao gồm Trung Quốc, nước trong mấy năm gần đây đã đẩy mạnh viện trợ và đầu tư ở Đông Nam Á.
Nói với AFP với điều kiện giấu tên, một viên chức Nhật phủ nhận gợi ý rằng Nhật đang cạnh tranh với Trung Quốc tại khu vực 220 triệu dân.
Ông này nói: "Chúng tôi không cần cạnh tranh với những ai khác", cho rằng Bắc Kinh và Tokyo có "quan hệ rất tốt" khi điều phối chính sách về phát triển khu vực.
Nhưng Takashi Inoguchi, Hiệu trưởng Đại học Niigata Prefecture, nói "chính phủ Nhật cho rằng rất quan trọng" khi củng cố quan hệ với Đông Nam Á trước ảnh hưởng của Bắc Kinh.
"Cụm từ 'thị trường lớn ở Á châu' có thể làm ta nghĩ tới Trung Quốc hay Ấn Độ, nhưng tăng trưởng đang tăng tốc ở các nước ASEAN," ông nói.
Dẫn đầu phái đoàn Việt Nam dự hội nghị là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước khi lên đường sang Nhật, thủ tướng Việt Nam đã gặp đại sứ Nhật tại Hà Nội, ông Mitsuo Sakaba.
Người cầm đầu chính phủ Việt Nam muốn Nhật Bản giúp các nước nghiên cứu, lập dự án, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Hội nghị thượng đỉnh sông Mekong là ý tưởng của tân thủ tướng Nhật, Yukio Hatoyama. Đây là cuộc gặp được tổ chức thường niên, và năm sau tin nói rằng sẽ được tổ chức tại Việt Nam.
Cùng BBC bàn về Biến đổi Khí hậu
Để tìm hiểu tác động của Biến đổi Khí hậu tại sông Mekong, BBC thực hiện một dự án đặc biệt với đoàn phóng viên quốc tế đến Việt Nam trước giờ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen tháng 12 năm nay.
Các phóng viên của BBC Tiếng Anh, Pháp, Việt, Trung Quốc, Indonesia, Miến Điện và Urdu sẽ bắt đầu cuộc hành trình trên thuyền từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ để tìm hiểu cách người dân và các cơ quan chính quyền, tổ chức từ thiện địa phương thích ứng với những biến đổi môi trường bên dòng Mekong.
Đặc biệt, BBC cũng có dự định có cuộc trao đổi, chuyện trò và thảo luận với các giảng viên và sinh viên tại Đại học Cần Thơ hôm 5/12 để tìm hiểu quan điểm của họ về đề tài toàn cầu là Biến đổi Khí hậu.
Nếu bạn muốn đặt câu hỏi trước cuộc thảo luận tại đại học Cần Thơ, xin gửi ý kiến về cho chúng tôi theo hướng dẫn ở dưới.
Nỗ lực thích ứng
Các chương trình ghi hình, ghi âm và tin trang điện tử sẽ được gửi đến trực tiếp cho 233 triệu khán thính giả toàn cầu để biết về các bài học và nỗ lực người Việt Nam đang thực hiện tại khu vực này.
Đồng bằng sông Cửu Long được quốc tế quan tâm
Các đề tài chống lũ, xử lý chất thải, nguồn năng lượng xanh được BBC tường thuật qua mạng lưới truyền thông đa phương tiện (multimedia).
Mekong và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là môi trường sống và giao thông cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, mà còn là là vựa lúa của Việt Nam, nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới.
Bởi vậy, an ninh lương thực, các kinh nghiệm trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, kiểm soát và giải quyết hậu quả nước lũ v.v. cũng là đề tài đáng được quan tâm.
Trước ngày chiếc tàu khởi hành 7/12, một toán phóng viên tiền trạm của BBC Tiếng Việt và Tiếng Anh dự kiến đến một số địa phương như Cần Giờ, Bến Tre, An Giang và Đồng Tháp để thu thập trước một số hình ảnh, phỏng vấn, để hỗ trợ cho công tác tường thuật trong ba ngày trên thuyền từ 7-9/12.
Chuyến đi Mekong là một phần của cuộc hành trình đến tám địa điểm trên toàn thế giới của BBC nhằm mở rộng tầm nhìn của chính giới truyền thông quốc tế về Biến đổi Khí hậu.
Giám đốc dự án "Việt Nam và Biến đổi Khí hậu", James Sales nói:
“An toàn của hệ sinh thái lưu vực sông Mekong là điều sống còn cho hàng triệu người. Trong khi cả thế giới để mắt vào Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu ở Copenhagen, đoàn phóng viên BBC sẽ bắt đầu cuộc hành trình nhằm giúp thêm thông tin đến cuộc tranh luận toàn cầu với tiếng nói của chính những người cụ thể, có các trải nghiệm cuộc sống và quan điểm đa dạng".
“Con thuyền sẽ dừng ở Mỹ Tho, Cần Thơ, đến Cồn Thới Sơn và thăm cả một khu sinh thái cũng như chợ nổi trên sông...để đem câu chuyện về thay đổi khí hậu tại Việt Nam ra thế giới.”
Với thế giới Biến đổi Khí hậu đang dần dần là chủ đề bao trùm lên trên cả chính trị, kinh tế.
Còn cảm nhận của riêng bạn tại Việt Nam ra sao?
VNExpress: Điều kỳ diệu có thể xảy ra tại Copenhagen
Các quan chức Liên Hợp Quốc cho rằng hội nghị về biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới một kết cục tốt đẹp.
An ninh được thắt chặt tại Copenhagen. Ảnh: Reuters.
An ninh được thắt chặt tại thủ đô của Đan Mạch. Ảnh: Reuters.
Hội nghị khí hậu khai mạc tại thành phố Copenhagen hôm nay và sẽ kết thúc vào ngày 18/12. Chính phủ Đan Mạch cho biết, khoảng 15.000 đại biểu và 100 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới sẽ tham dự hội nghị. Ông Yvo de Boer, quan chức cao cấp nhất của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu, nói với BBC rằng, nhiều quốc gia sẽ đưa ra cam kết cắt giảm khí thải trong hội nghị.
“Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu đã diễn ra trong suốt 17 năm qua, nhưng chưa bao giờ số nước đưa ra cam kết lại lớn đến thế. Điều này chưa từng xảy ra”, ông Boer phát biểu.
Theo AP, Nam Phi vừa công bố mục tiêu cắt giảm khí thải đúng một ngày trước khi hội nghị khí hậu khai mạc. Nước chủ nhà của World Cup 2010 cam kết giảm 34% lượng khí thải trong 10 năm tới. Sau đó tỷ lệ giảm sẽ đạt mức cực đại là 42% trước năm 2050.
“Thông báo cắt giảm khí thải biến Nam Phi thành một trong những ngôi sao trong các cuộc đàm phán tại Copenhagen”, tổ chức Greenpeace ra tuyên bố.
Người đàn ông nằm trên mô hình trái đất tại thành phố Copenhagen
Người đàn ông nằm trên mô hình trái đất tại thành phố Copenhagen vào ngày 6/12. Ảnh: Reuters.
Nhà Trắng từng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới hội nghị Copenhagen vào ngày 9/12 sau khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Na Uy. Nhưng sau đó ông quyết định bay sang Đan Mạch vào ngày 17/12 để tham dự phiên họp cuối cùng của hội nghị. Nhà Trắng cho biết, quyết định của Obama được đưa ra sau khi ông điện đàm với các thống đốc của Mỹ. Việc thay đổi lịch trình của Tổng thống Mỹ là dấu hiệu cho thấy Washington có thể ký hiệp định về cắt giảm khí thải.
Hơn 100 người đứng đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng xác nhận họ sẽ tham gia phiên họp cuối cùng của hội nghị. Với sự tham gia của họ, Copenhagen trở thành hội nghị quan trọng nhất về khí hậu trong lịch sử. Nhiều nhà lãnh đạo tới Đan Mạch bằng những con tàu sử dụng năng lượng sạch hoặc tạo ra ít khí thải. 450 người gồm quan chức Liên Hợp Quốc, đại biểu, nhà hoạt động môi trường và nhà báo đã cùng tới Copenhagen trên một tàu tạo ra ít khí thải từ thành phố Brussels (Bỉ).
Một nghiên cứu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc thực hiện và công bố hôm qua cho thấy, mục tiêu cắt giảm khí thải mà các nước công nghiệp phát triển công bố chưa đạt mức mà giới khoa học mong đợi. Tuy nhiên, khả năng ra đời của một thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto 1997 là tương đối cao.
“Nhiều người nói rằng thế giới không thể đạt được một thỏa thuận tại Copenhagen và chúng ta sẽ thấy họ sai”, Achim Steiner, giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, phát biểu.
Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cũng cho thấy, tất cả quốc gia chỉ được phép thải ra từ 44 tỷ tấn khí CO2 trở xuống trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2020 để nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C. Tuy nhiên, mô hình máy tính cho thấy, với tỷ lệ giảm khí thải mà các nước công nghiệp cam kết, tổng lượng khí CO2 mà thế giới tạo ra sẽ lên tới 46 tỷ tấn trước năm 2020. Lượng CO2 trung bình hiện nay vào khoảng 47 tỷ tấn.
BBC:Đối phó với sự xâm lăng của biển
Các nhà khoa học đã cảnh báo biến đổi khí hậu có thể khiến nước biển dâng thêm tới gần 60cm vào cuối thế kỷ này trong tình huống xấu nhất và ngay cả trong tình huống lạc quan nhất, nước mặn cũng sẽ dâng cao thêm từ 18-38cm.
Tại Việt Nam, tình trạng nước biển tràn sâu vào trong đất liền, một phần do biến đổi khí hậu, hiện đã đang xảy ra.
Trong dự án về biến đổi khí hậu của đài BBC, Xuân Hồng đã tới Bến Tre, một tỉnh ở ven biển ở miền nam Việt Nam và gặp ông Nguyễn Văn Dũng, chi cục trưởng chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre tạ cửa khẩu Bình Đại.
Ông Dũng nói sản xuất nông nghiệp thủy sản, nhất là nuôi nghêu và tôm, đã bị tác động do nước biển xâm nhập vào đất liền và độ ngập mặn của đất tăng cao hơn.
Người nông dân đã được khuyến cáo dùng các loại con và cây giống mới cho thích hợp hơn với thay đổi của môi trường, ông Dũng nói với BBC.
Tuy nhiên ông cho biết cần có thêm các biện pháp để ngăn biển tiếp tục lấn sâu vào đất liền.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/12/091206_climate_change.shtml
http://en.cop15.dk/

No comments:

Post a Comment