Friday, September 30, 2011

Động đất (3)

http://www.whoi.edu/cms/images/oceanus/2005/4/v44n1-dawicki1en_8951.jpgTrận động đất mạnh nhất trong hơn 200 năm nay đã xảy ra tại Haiti, làm sập một bệnh viện và hư hại nặng nề các toà nhà trong đó có trụ sở của lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ.
gQuan chức Mỹ cho hay, có nhiều thi thể trên đường phố và mọi thứ “trở nên hỗn loạn, chao đảo”. Thông tin liên lạc gián đoạn trên diện rộng, khiến báo chí chưa thể có thông tin đầy đủ về mức độ tổn thất trong khi nhiều dư chấn mạnh vẫn tiếp tục xảy ra.
Karel Zelenka, đại diện một cơ quan từ thiện Thiên chúa giáo cho hay “có lẽ hàng nghìn người đã thiệt mạng”.
gAlain Le Roy, phụ trách lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ tại New York vừa nhấn mạnh, trụ sở của 9.000 thành viên đảm nhận sứ mệnh gìn giữ hoà bình và nhiều cơ sở của LHQ đã bị hư hỏng nặng. “Liên lạc rất khó khăn, tới lúc này, vẫn còn số lượng lớn nhân viên chưa thể xác định được”. Một cuốn băng ghi lại được những hình ảnh bệnh viện bị đổ sập tại Petionville, quận Port-au-Prince nơi có rất nhiều quan chức ngoại giao và người giàu có ở Haiti cư ngụ.
sKenson Calixte của Boston đã liên lạc được với họ hàng tại Port-au-Prince sau khi động đất xảy ra. Anh có thể nghe thấy những tiếng hét vọng trong máy còn người thân thì mô tả đường phố như xảy ra thảm hoạ. Một khách sạn nhỏ gần nhà người thân của anh đã đổ sập với nhiều người trong đó.
gTheo Cơ quan Đo đạc Địa chất Mỹ, trận động đất mạnh 7 độ richter với tâm chấn cách tây Port-au-Prince khoảng 15km. Đây là trận động đất mạnh nhất ở Haiti kể từ năm 1770. Năm 1946, một cơn chấn động mạnh tới 8,1 độ richter xảy ra ở Cộng hoà Dominica và cũng làm rung chuyển Haiti, gây nên sóng thần làm 1.790 người thiệt mạng.
Hầu hết người Haiti trong tổng số dân 9 triệu người đều sống nghèo khổ. Tháng 11/2008, sau khi một ngôi trường đổ sập ở Petionville, Thị trưởng Port-au-Prince ước tính khoảng 60% nhà cửa ở đây không an toàn trong điều kiện bình thường. a
Chính quyền Haiti cho biết số người chết trong trận động đất ngày 12-1 có thể vượt qua 100.000 người. Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố ít nhất 16 trong số 9.000 thành viên gìn giữ hòa bình LHQ ở Haiti thiệt mạng, 150 người mất tích. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu quan chức chuẩn bị hỗ trợ nhân đạo khi cần thiết. Ngoại trưởng Venezuela Nicolas Maduro cho hay, chính phủ của ông sẽ điều máy bay quân sự chở theo lương thực, thuốc men và nước uống tới vùng thảm hoạ, đồng thời điều động khoảng 50 nhân viên cứu hộ đến Haiti. Trong vòng có 1 phút, trận động đất 7 độ richter, mạnh nhất trong 2 thế kỷ qua ở Haiti, đã phá hủy trụ sở của LHQ, phủ tổng thống và vô vàn tòa nhà khác. Ước tính có tới 3 triệu người bị ảnh hưởng. Trong tuyên bố phát đi từ New York, LHQ cho biết trụ sở cơ quan này ở Haiti “bị hư hại nặng cùng với các cơ quan khác của LHQ” và “một lượng lớn” nhân viên của họ bị mất tích, trong đó có người đứng đầu cơ quan này ở Haiti.
Động đất xảy ra cách tây nam thủ đô Port-au-Prince khoảng 15km vào 16h53 ngày 12/1 (giờ địa phương), và ngay sau đó là 2 đợt dư chấn 5,9 và 5,5 độ richter.

Đại sứ Haiti ở Mỹ cho biết trận động đất gây ra “thảm họa kinh hoàng” và thiệt hại ước tính lên tới hàng tỷ USD. Trận động đất gây thiệt hại khắp Haiti nhưng nặng nhất là ở thủ đô.

Thủ đô Haiti được cho là bị bóng tối bao phủ, với nhiều người ngủ ở ngoài đường do lo sợ còn nhiều đợt dư chấn nữa.
Phủ tổng thống Haiti nằm trong số những tòa nhà chính phủ bị thiệt hại trong trận động đất. Tổng thống Rene Preval và vợ an toàn.
Phủ tổng thống trước và sau khi xảy ra động đất.



Ghế vẫn đứng vững, nhưng nhà thì đổ sập: Haiti hứng chịu trận động đất tồi tệ nhất trong vòng 2 thế kỷ qua.

Một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã luôn phải hứng chịu những bất ổn chính trị, thiên tai, bị "bồi" thêm một đòn giáng mạnh nữa.


Hàng trăm, và có thể là hàng ngàn người được cho là thiệt mạng trong vụ động đất.

Các nhân viên cứu hộ rất khó tiếp cận với những người bị nạn, do đống đổ nát chặn nhiều tuyến phố.

Một loạt ngôi nhà trên một sườn đồi ở thủ đô bị san phẳng.
Cơ quan cứu hỏa Los Angeles và đội cứu hộ đang chuẩn bị lên đường tới Haiti.

Raymond Joseph, đại sứ Haiti ở Mỹ cho biết phủ tổng thống, văn phòng thuế, bộ thương mại và bộ ngoại giao đều bị phá hủy. Tuy nhiên sân bay vẫn an toàn.
Ngân hàng Thế giới cũng cho biết các văn phòng địa phương bị phá hủy song hầu hết các nhân viên của họ bình an. Nhiều nước(Mỹ, TQ,EU...) đã gửi các đội cấp cứu đến Haiti để giúp tìm kiếm nạn nhân; đồng thời gửi viện trợ khẩn cấp cho Haiti.
AP cho biết ở thủ đô Port-au-Prince, hàng nghìn người bị thương vẫn phải ngồi chờ được chữa trị bên ngoài các bệnh viện đổ nát. “Tôi không thể chịu nổi nữa, lưng tôi đau đớn vô cùng”, anh Alex Georges gắng gượng nói. Anh đã chờ từ hơn một ngày qua nhưng vẫn chưa được chữa trị.
http://chatterbox.typepad.com/.a/6a00d8341c86d053ef0120a9613d41970b-800wi
Hàng chục nghìn người Haiti lâm vào cảnh mất nhà cửa - Ảnh: Reuters
Nhiều người thẫn thờ lang thang qua các đống đổ nát, khóc lóc gọi tên người thân đã mất tích hoặc đã chết. Những người khác tiếp tục miệt mài đào bới bằng tay những đống đổ nát với hi vọng tìm thấy người còn sống sót. Trên đường phố Port-au-Prince, thi thể người chết nằm chất đống.
Sức mạnh động đất “bằng vài quả bom nguyên tử”
“Port-au-Prince đã bị san phẳng”, CNN dẫn lời đại diện Haiti tại LHQ Felix Augustin. Các quan chức Haiti đưa ra nhiều con số thương vong khác nhau. Ông Augustin ước tính số người chết vào khoảng 100.000.
Thủ tướng Jean-Max Bellerive cảnh báo con số thương vong có thể lên đến “hàng trăm nghìn”, trong khi Tổng thống Rene Preval cho biết theo các ước tính ban đầu, số người thiệt mạng là 30.000 - 60.000. “Vẫn còn quá sớm để đưa ra con số chính xác”, ông Preval khẳng định.
http://wyclefjean.files.wordpress.com/2010/01/haitquake.jpg
Cảnh đổ nát hoang tàn ở Port-au-Prince - Ảnh: Reuters
CNN dẫn lời giáo sư địa chất Roger Searle thuộc khoa Khoa học Trái đất, ĐH Durham (Anh) mô tả sức mạnh của cơn địa chấn “tương đương với vài quả bom nguyên tử”. Ông Searle cho biết sự kết hợp giữa sức mạnh 7 độ richter và tâm chấn rất nông, chỉ khoảng 8km dưới lòng đất, đã làm tăng mức độ tàn phá của thảm họa.
Tổ chức Chữ thập đỏ cho biết trận động đất đã ảnh hưởng đến khoảng 3 triệu người Haiti, chiếm 1/3 dân số nước này. Theo Cơ quan nghiên cứu địa chất Mỹ, khoảng 10 triệu người trong khu vực cảm nhận được trận động đất, trong đó có 2 triệu cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh.
16 nhân viên LHQ đã chết, 150 mất tích
Theo CNN, mới đây, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố ít nhất 16 trong số 9.000 thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Haiti đã thiệt mạng, trong đó có 11 lính Brazil. Tổng thống Haiti Reval cho biết trưởng phái đoàn LHQ tại Haiti là Hedi Annabi cũng đã thiệt mạng. Khoảng 150 nhân viên LHQ vẫn đang mất tích sau khi tòa trụ sở của LHQ tại Port-au-Prince sụp đổ.
Reuters cho biết tại Port-au-Prince, hàng chục nghìn ngôi nhà, bệnh viện, trường học, nhà dân…đều sụp đổ hoàn toàn. Khoảng 3.000 cảnh sát và lính gìn giữ hòa bình LHQ đang dẹp các đống đổ nát, điều khiển giao thông, và giữ gìn trật tự tại thủ đô.
“Đi qua các đống đổ nát để thu gom xác chết cũng là nhiệm vụ bất khả thi”, phóng viên CNN mô tả. “Ở đây chẳng có máy móc để đào bới các đống đổ nát, mọi người đang làm chuyện đó bằng tay không”.
http://media.silive.com/latest_news/photo/haiti-earthquake-bodiesjpg-ddeefb8efc6a1093_large.jpg

Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn vẫn xảy ra. Người phát ngôn LHQ Elisabeth Byrs mô tả nạn trộm cắp, cướp phá bắt đầu xuất hiện. Những kẻ cướp bóc lao vào các cửa hàng còn đứng vững trên mặt đất thu gom hàng hóa, rồi hòa mình vào dòng người đang vật vờ trên đường phố.
Nhà tù chính của thành phố cũng đã sụp đổ, và có tin nhiều tội phạm đã trốn thoát. Hàng trăm người không bị thương hoặc bị thương nhẹ, dắt díu nhau rời thủ đô Port-au-Prince.
Haiti cần sự giúp đỡ
“Chúng tôi cần thuốc men, cần sự hỗ trợ y tế”, Tổng thống Preval thống thiết kêu gọi trên CNN. Tổ chức Chữ thập đỏ cho biết khoảng 3 triệu người Haiti gần sự hỗ trợ. Hiện tại, hàng loạt quốc gia đã bắt đầu tổ chức đưa hàng cứu trợ đến Haiti.
Theo AP, Mỹ đã ngừng các chuyến bay thương mại đến Haiti và bắt đầu gửi hàng cứu trợ. Tổng thống Barack Obama cho biết Washington đã đưa tàu thủy, trực thăng, máy bay chở hàng, và 2.000 lính thủy đánh bộ đến Haiti. “Chúng ta cần phải giúp đỡ họ trong thời điểm khó khăn này”, ông Obama khẳng định.
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, Đại sứ đặc biệt của LHQ ở Haiti, kêu gọi công chúng gửi tiền mặt cho các tổ chức cứu trợ để mua thực phẩm, nước ngọt, hỗ trợ y tế cho Haiti. Ông Clinton cũng yêu cầu các nước thực hiện cam kết hỗ trợ cho Haiti.
Theo CNN, chính quyền và các tổ chức cứu trợ rất nhiều nước đã cam kết sẽ giúp đỡ Haiti. Các nhóm khẩn cấp từ Trung Quốc, Iceland, Pháp.. đã bắt đầu lên đường đến Haiti. Tây Ban Nha đã gửi 4,35 triệu USD hàng cứu trợ đến, Cuba, Nga đưa các bác sĩ và cứu trợ y tế đến.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho biết LHQ sẽ chuyển cứu trợ 10 triệu USD đến Haiti ngay lập tức, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết hỗ trợ 100 triệu USD.
Những hình ảnh hoang tàn ở Haiti
http://inapcache.boston.com/universal/site_graphics/blogs/bigpicture/haiti_01_13/h38_21698163.jpghttp://inapcache.boston.com/universal/site_graphics/blogs/bigpicture/haiti_01_13/h38_21698163.jpghttp://inapcache.boston.com/universal/site_graphics/blogs/bigpicture/haiti_01_13/h47_21701657.jpghttp://wyclefjean.files.wordpress.com/2010/01/haitquake.jpghttp://www.worldhum.com/images/images2010/haitidamage_617.jpgHaiti có tên chính thức là Cộng hòa Haiti, một quốc gia ở vùng biển Caribe, nói tiếng Creole và tiếng Pháp. Quốc gia này nằm ở đảo Hispaniola trong vùng biển Caribe.



Haiti có tổng diện tích là 27.751 km2 và thủ đô là Port-au-Prince, nơi vừa hứng chịu trận động đất mạnh 7 độ Richter hôm 12.1.
Đây là quốc gia độc lập đầu tiên ở Mỹ La-tinh, là quốc gia duy nhất mà nền độc lập đạt được một phần là nhờ cuộc nổi loạn của nô lệ. Mặc dù có mối liên hệ văn hóa với các nước láng giềng Hispano-Caribe, Haiti là quốc gia độc lập duy nhất ở châu Mỹ sử dụng tiếng Pháp và là một trong hai quốc gia (cùng với Canada) ở châu lục này xem tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.

Dân số của Haiti vào khoảng gần 10 triệu người (theo số liệu của LHQ, năm 2009).

Haiti là quốc gia nghèo nhất châu Mỹ và cũng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với gần 70% dân số sống dưới mức 2 USD/ngày.

Quốc gia ở vùng Caribe này cũng là nơi hứng chịu hơn 30 vụ đảo chính và hàng trăm thảm họa thiên tai từ khi giành độc lập từ nước Pháp vào ngày 1.1.1804 nên đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Người dân Haiti sống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài. Để đổi đời, nhiều người dân Haiti đã chạy sang Mỹ hoặc các quốc gia khác ở vùng Caribe, trong đó có Cộng hòa Dominica, nơi hiện là quê hương thứ hai của hàng trăm ngàn người Haiti. (Theo wikipedia.org)




















• 14.4.2010: Khoảng 1,000 người đã thiệt mạng và gần 10.000 người bị thương sau trận động đất mạnh 7,1 độ richter tấn công khu vực phía tây-bắc của tỉnh Thanh Hải vào sáng ngày 14/4.
• 8.3.2010: Một trận động mạnh 6.0 độ richter rung chuyển tỉnh Elazig ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ sáng sớm 8/3, ít nhất 57 người đã thiệt mạng.
• 12.1.2010: Một trận động đất mạnh 7 độ Richter tại thủ đô Port-au-Prince được cho là đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người.
• Tháng 8 và tháng 9.2008: Tệ nạn phá rừng ở Haiti đã dẫn đến 4 cơn bão lớn tàn phá thị trấn Gonaives trong nhiều tuần liền khiến gần 1.000 người thiệt mạng, 1 triệu người lâm vào cảnh mất nhà cửa.
• Tháng 10.2007: Bão nhiệt đới Noel gây đất chuồi và lũ lụt, làm ít nhất 57 người chết.
• Tháng 9.2004: Bão nhiệt đới Jeanne gây lũ lụt và đất chuồi cướp đi sinh mạng của 1.900 người và khiến 200.000 người khác sống trong cảnh màn trời chiếu đất ở Gonaives, thành phố lớn thứ ba của Haiti.
• Tháng 5.2004: Ba ngày mưa lớn đã dẫn đến lũ lụt khiến hơn 2.600 người thiệt mạng.
• Năm 1998: Bão Georges làm chết 400 người và phá hủy 80% mùa màng ở Haiti.
• Năm 1994: Hàng trăm người chết khi bão Gordon càn quét ở Haiti.
• Năm 1963: Bão Flora cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người ở Haiti và Cuba.
• Năm 1954: Bão Hazel làm hàng trăm người chết.
• Năm 1946: Một trận động đất mạnh 8,1 độ Richter tại CH Dominica và Haiti gây sóng thần làm 1.790 người chết.
• Năm 1935: Một cơn bão đã tràn vào Haiti làm hơn 2.000 người chết.
Những trận động đất kinh hoàng trên thế giới Trong khoảng 100 năm qua, các trận động đất đã cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người và những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật gần đây cũng không giúp giảm bớt số người đã bỏ mạng vì những cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Sau đây là một số thảm họa động đất trên khắp thế giới trong thời gian qua:

12.1.2010: Hơn 100.000 người được cho là đã chết trong trận động đất mạnh 7 độ Richter làm rung chuyển thủ đô Port-au-Prince của Haiti.

6.4.2009: Hàng chục người chết trong trận động đất tại thành phố L’Aquilla, miền trung nước Ý.

29.10.2008: Hơn 300 người thiệt mạng tại tỉnh Balochistan ở Pakistan do trận động đất mạnh 6,4 độ Richter.

12.5.2008: Khoảng 87.000 người thiệt mạng hoặc mất tích và 370.000 người khác bị thương do trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở tỉnh Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc.

15.8.2007: Ít nhất 519 người bỏ mạng tại tỉnh Ica ở Peru do trận động đất mạnh 7,9 độ Richter.

17.7.2006: Một trận động đất mạnh 7,7 độ Richter đã gây sóng thần ở đảo Java, miền nam Indonesia, cướp đi sinh mạng của hơn 650 người.

27.5.2006: Hơn 5.700 người chết khi trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra tại đảo Java (Indonesia).

1.4.2006: Một trận động đất mạnh 6 độ Richter ở một vùng thuộc miền tây Iran, đã làm 70 người chết và khoảng 1.200 người khác bị thương.

8.10.2005: Một trận động đất mạnh 7,6 độ Richter ở miền bắc Pakistan và vùng Kashmir cướp đi sinh mạng của hơn 73.000 người và khiến hàng triệu người mất nhà cửa.

28.3.2005: Khoảng 1.300 người chết do động đất mạnh 8,7 độ Richter ở đảo Nias thuộc Indonesia.

22.2.2005: Hàng trăm người chết do động đất mạnh 6,4 độ Richter ở một vùng gần tỉnh Kerman của Iran.

26.12.2004: Hơn 220.000 người thiệt mạng khắp châu Á khi một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter gây sóng thần ở vùng này.

24.2.2004: Ít nhất 500 người chết do động đất tại một loạt thị trấn ở Ma-rốc.

26.12.2003: Algeria đã hứng chịu một trận động đất tồi tệ nhất trong hơn 2 thập niên khi hơn 2.000 người chết và hơn 8.000 người bị thương.

1.5.2003: Hơn 160 người chết, trong đó có 83 trẻ em trong một khu cư xá bị đổ sập do động đất ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

24.2.2003: Hơn 260 người chết và khoảng 10.000 ngôi nhà bị đổ sập tại vùng Tân Cương, Trung Quốc.

26.1.2001: Một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ở bang Gujarat, tây bắc Ấn Độ, cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người và khiến hơn 1 triệu người mất nhà cửa.

21.9.1999: Đài Loan hứng chịu một trận động đất mạnh 7,6 độ Richter làm gần 2.500 người chết.

17.8.1999: Một trận động đất mạnh 7,4 độ Richter tàn phá hai thành phố Izmit và Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hơn 17.000 người chết.

30.5.1998: Miền bắc Afghanistan rung chuyển vì một trận động đất lớn, 4.000 người đã nằm sâu trong lòng đất.

Tháng 5.1997: Hơn 1.600 người chết tại Birjand, miền đông Iran vì động đất mạnh 7,1 độ Richter.

27.5.1995: Đảo Sakhalin thuộc Nga đã hứng chịu trận động đất mạnh 7,5 độ Richter, làm 1.989 người thiệt mạng.

17.1.1995: Một trận động đất làm rung chuyển thành phố Kobe của Nhật Bản, khiến 6.430 người chết.

30.9.1993: Khoảng 10.000 người thiệt mạng ở miền tây và nam Ấn Độ.

7.12.1988: Một trận động đất mạnh 6,9 độ Richter đã tàn phá miền tây bắc Armenia, làm 25.000 người chết.

19.9.1985: Thủ đô Mexico City của Mexico bị rung chuyển vì một trận động đất khiến 10.000 người thiệt mạng.

23.12.1972: Hơn 10.000 người đã thiệt mạng tại thủ đô Managua ở Nicaragua do trận động đất 6,5 độ Richter.

26.7.1963: Một trận động đất mạnh 6,9 độ Richter làm rung chuyển thủ đô Skopje ở Macedonia làm 1.000 người chết và 100.000 người khác mất nhà cửa.

1.9.1923: Một trận động đất với tâm chấn ở ngoài thủ đô Tokyo (Nhật Bản) làm 142.800 người chết.

18.4.1906: Thành phố San Francisco (Mỹ) đã hứng chịu một loạt dư chấn mạnh kéo dài tới 1 phút. Khoảng 700 - 3.000 người đã thiệt mạng do các tòa nhà bị đổ sập hoặc do các vụ cháy nhà ngay sau đó.

(Theo BBC, Telegraph, Reuters)

Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát


Những người sống sót thì đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn phía trước


Nhà cửa của dân...


... công sở, cơ quan chính phủ....


... nhiều nơi đã trở thành bình địa


Hàng trăm ngàn người được cho là đã thiệt mạng
Động đất cho đến nay không thể dự đoán được chính xác như thời tiết, nhưng hãy cùng nhìn vào các đường nứt của trái đất và hồ sơ địa chất để thấy những nơi có nguy cơ phải hứng chịu một cơn địa chấn kinh hoàng tiếp theo sau Haiti.
Los Angeles
Nơi nào tiếp theo sẽ chịu số phận giống Haiti?
Động đất luôn luôn là một phần trong quá khứ cũng như tương lai của Los Angeles. Năm 1994, một trận động đất có cường độ 6,7 richter đã tấn công khu vực Northridge của thành phố, phá hủy các xa lộ, cướp đi sinh mạng của hơn 70 người và gây thiệt hại tới 20 tỷ USD.
Nhưng những con số này có thể bị nhân lên bởi một trận động đất lớn trong tương lai. Các dữ liệu về địa chất cho thấy những trận động đất lớn xảy ra cứ khoảng 150 năm một lần trong vùng.
Los Angeles nằm dọc điểm cuối phía nam của đường nứt San Andreas và trận động đất lớn gần đây nhất có cường độ 7,9 richter xảy ra vào năm 1857. Trong vòng 15 năm kể từ sau trận động đất Northridge, Los Angeles đã gia cố các tòa nhà của mình cũng như củng cố phản ứng với trường hợp khẩn cấp và có thể đã chuẩn bị tốt hơn cho một cơn địa chấn tiếp theo. Nhưng diện tích khá lớn của nó cũng khiến người ta không khỏi lo ngại cơn địa chấn tiếp theo sẽ gây đổ máu.
Tokyo
Nơi nào tiếp theo sẽ chịu số phận giống Haiti?
Có độ lớn tương tự như California và toàn bộ nước Nhật cùng nằm trên bình địa không ổn định của “Bang vàng” (Golden State) này. 4 đảo chính của Nhật thường xuyên hứng chịu động đất với cường độ mạnh. Nhưng trong khi California có khoảng 36 triệu người, dân số Nhật lớn gần gấp 4,5 lần và hầu hết sống tập trung đông ở các thành phố. Điều này có nghĩa là nhiều người sống trong vùng nguy hiểm hơn, nhất là Tokyo, với 13 triệu dân.
Một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển thành phố Tokyo và những vùng lân cận vào năm 1923, khiến 150.000 người thiệt mạng.
Mặc dù Nhật đã có công cuộc cải thiện rộng lớn cơ sở hạ tầng của mình kể từ đó, có tiêu chuẩn xây dựng nghiêm ngặt nhất thế giới, nhưng một trận động đất tương tự, mà theo các nhà địa chất học là rất khó tránh khỏi, có thể cướp đi sinh mạng của 10.000 người, gây thiệt hại tới hơn 1 ngàn tỷ USD.
Tehran
Toàn bộ Iran nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra động đất lớn và quốc gia Hồi giáo này đã phải gánh chịu nhiều cơn địa chấn mà lần gần đây nhất là năm 2003, với cường độ 6,8 richter, khiến thành phố cổ Bam bị san phẳng và hơn 30.000 người thiệt mạng.
Nhưng nếu xảy ra một trận động đất tương tự ở thủ đô đông đúc Tehran, với hơn 7 triệu dân, thảm họa sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Lý do bởi nơi đây có những tòa nhà với tiêu chuẩn xây dựng không thể nghiêm ngặt như ở các thành phố San Francisco hay Tokyo, khiến chúng có thể biến thành những mồ chôn tập thể nếu xảy ra một trận động đất lớn.
Bộ Y tế Tehran từng ước tính rằng một trận động đất cường độ 7 richter có thể phá hủy 90% bệnh viện của thành phố. Tehran nằm trong vùng đe dọa lớn đến nỗi người ta đã nói nhiều đến việc chuyển thủ đô tới nơi khác.
Tây Bắc Thái Bình Dương
Người dân ở vùng Cascadia, trải từ Oregon tới miền nam British Columbia, thường mặc định rằng động đất là vấn đề lo lắng của những người láng giềng ở California. Nhưng Cascadia lại nằm trên đỉnh của các đường nứt lớn và mặc dù không thường xuyên, nhưng trước đây vùng này đã phải hứng chịu các trận động đất có sức tàn phá kinh hoàng. Trận gần đây nhất là vào năm 1700, với cường độ ước tính 9,2 richter, làm rung chuyển cả vùng. Những ghi chép địa chất cho thấy cứ 500 năm Casadia lại hứng chịu một thảm họa động một lần. Điều đáng lo là các thành phố ở Tây Bắc Thái Bình Dương, như Seattle và Vancouver, lại không chuẩn bị sẵn sàng cho một thảm họa tốt như San Francisco hay Los Angeles. Vì vậy cơn địa chấn tiếp theo có thể khiến khu vực gánh chịu tổn thất rất lớn.
Indonesia
Được gọi là “Vành đai lửa”, dải hình bán nguyệt có những núi lửa và những bình địa đang chuyển động mạnh chạy dọc các rìa Thái Bình Dương, kéo dài từ New Zealand cho tới Chile. Vùng có hoạt động địa chất mạnh nhất hành tinh này là cội nguồn của không biết bao nhiêu trận động đất, những đợt phun trào núi lửa và những cơn sóng thần. Đáng kể nhất là trận sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương, khiến 230.000 người, hầu hết ở Đông Nam Á, thiệt mạng. Trận đại hồng thủy đó là do một trận động đất 9,3 độ richter gần bờ biển miền bắc Sumatra, Indonesia gây ra.
Indonesia cũng thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất mạnh, gần đây nhất là trận động đất 7,6 richter hồi tháng 9 năm 2009, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Đáng buồn là so với “chuẩn” của Indonesia, đó chỉ là con số tử vong khá nhỏ trong một trận động đất và các nhà địa chất học dự đoán sẽ còn nhiều cơn địa chấn khủng khiếp hơn nữa trong tương lai.
10 trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử
Cơn địa chấn mạnh 7 độ Richter tại Haiti vào ngày 12/1 được coi là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử thế giới từ trước tới nay.
Sau đây là 10 cơn địa chấn tồi tệ nhất, do Time liệt kê.
1556, Thiểm Tây, Trung Quốc
Trận động đất tồi tệ nhất mọi thời đại có lẽ là trận được nói đến ít nhất, bởi nó xảy ra gần 450 năm trước. Xảy ra tại trung tâm tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, cơn địa chấn mạnh 8 độ Richter đã cướp đi sinh mạng của 830.000 người. Cơ sở hạ tầng thời đó không đủ để chống chọi lại sức mạnh dữ dội của trận động đất, đồng thời các vụ sạt lở đất cũng gia tăng số người thiệt mạng. Tổng cộng, một khu vực rộng hơn 800 km vuông bị quét sạch.
1976, Đường Sơn, Trung Quốc
Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử cũng xảy ra tại Trung Quốc, lần này là ở tỉnh Đường Sơn, vào năm 1976. Đây được coi là trận động đất kép bởi cơn dư chấn xảy ra 16 tiếng sau cơn rung chuyển đầu tiên cũng mạnh 7,8 độ Richter. Số người thiệt mạng ước tính lên tới 250.000.
2004: Ấn Độ Dương
Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter làm rung chuyển đáy biển Ấn Độ Dương, tạo ra sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử. Cơn động đất mạnh nhất trong 40 năm đã tạo ra một cơn sóng thần khủng khiếp, với những con sóng khổng lồ cao 15 m, tràn vào bờ biển của 11 nước. Hàng trăm người bị lôi ra biển trong khi những người khác chết chìm trong các ngôi nhà của mình. Con số thiệt mạng chính thức được báo cáo là gần 227.900 người.
1920, Haiyuan, Trung Quốc
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter năm 1920 tại Haiyuan, Ninh Hạ, Trung Quốc khiến các con sông đổi dòng chảy và một loạt núi sụp đổ. Sự tàn phá xảy ra đồng loạt trên 7 tỉnh Trung Quốc. Ước tính 200.000 người thiệt mạng trong thảm họa này.
1923, Kanto, Nhật Bản
Đúng trưa ngày 1/9/1923, một trận động đất mạnh 7,9 Richter làm rung chuyển toàn bộ khu vực Tokyo-Yokohama. Rung chấn khiến hầu hết các tòa nhà sụp đổ và kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m. Nhưng hậu quả của nó còn kéo dài trong nhiều ngày, một loạt trận hỏa hoạn diễn ra sau vụ động đất khiến 90% các tòa nhà của Yokohama bị hư hỏng nặng, khoảng 2/5 thành phố Tokyo bị phá hủy, một nửa dân số bị mất nhà cửa. Gần 143.000 người chết.
1948, Turkmenistan
Chỉ trong vòng vài phút, một trận động đất mạnh 7,3 Richter đã biến thành phố Ashgabat thành một đống đổ nát. Hàng nghìn bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác từ Matxcơva và các thành phố khác được huy động tới để cứu trợ người dân Turkmenistan. Bất chấp nỗ lực của họ, 110.000 người mất mạng.
2008: Tứ Xuyên, Trung Quốc
Hơn 87.000 người đã chết trong trận động đất kinh hoàng năm 2008 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa mạnh 7,9 độ Richter làm rung chuyển toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên, phá hủy hàng triệu công trình, gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ USD. Gần 10.000 trẻ em chết trong các trường học bị sụp đổ, dẫn tới một cuộc điều tra bất thường của chính phủ cho thấy khoảng 20% các trường tiểu học ở nước này được xây trong tình trạng không an toàn.
2005, Kashmir, Pakistan
Kashmir - khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan - càng thêm thảm hại khi một trận động đất dữ dội xảy ra vào ngày 8/10/2005. Với cường độ 7,6 độ Richter, cơn địa chấn giết chết 79.000 người và khiến hàng triệu dân mất nhà cửa. Vùng núi xa xôi hiểm trở càng khiến cho công tác cứu hộ thêm khó khăn.
1908, Messina, Italy
Trận động đất xảy ra ở dải Messina ngăn cách Sicily và Calabria vào ngày 28/12/1908 được xác định mạnh 7,5 độ Richter. Nó kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m càn quét bờ biển Italy. Hơn 80.000 người chết và hàng chục thị trấn bị phá hủy. Các cư dân tại Messina phải đến định cư tại các thành phố khác ở Italy.
1970, Chimbote, Peru
Trận động đất xảy ra tại thị trấn ven biển Chimbote của Peru hôm 31/5/1970 mạnh 7,9 độ Richter và có tâm chấn nằm cách đó 24 km nhưng vẫn cướp đi sinh mạng của 70.000 người và khiến hơn 800.000 dân mất nhà cửa. Các trận lở đất cùng với các mảnh vỡ lao xuống với tốc độ 320 km/h từ ngọn núi Navado Huascaran phá hủy toàn bộ các làng mạc quanh đó. Sự rung chuyển còn cảm nhận được tại Lima - cách đó 640 km.

No comments:

Post a Comment