Thursday, September 8, 2011

Nam Ninh - Vân Nam - Côn Minh

Trước khi bay đến Vân Nam, chúng tôi phải ghé qua Nam Ninh(Nanning) cho du khách làm thủ tục nhập cảnh TQ. Nam Ninh cũng là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu sô ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ..
Thủ phủ Nam Ninh của khu tự trị Quảng Tây là một thành phố cổ ở biên giới đã có lịch sử lâu đời, xưa gọi là Ung Châu, là quê hương của đậu đỏ, là nơi tích đọng bề dày văn hóa. Vào thời cổ đại, Nam Ninh thuộc lãnh địa Bách Việt. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Lĩnh Nam, Nam Ninh thuộc vào quận Quế Lâm. Vào thời Tây Hán, Hán Vũ Đế lại xếp Nam Ninh vào quản hạt của quận Ngọc Lâm. Và thời đông Tấn, Đại Hưng năm thứ nhất (năm 318) , Nam Ninh là thủ phủ của quận Đại Hưng và lịch sử xây dựng cơ chế ( biên chế tổ chức hành chính, quân sự ...) của Nam Ninh được bắt đầu từ đây và cho đến nay đã được hơn 1600 năm lịch sử. Vào thới Đường Trinh Quan thư 8 ( năm 634), Đường Thái Tông đặt tên cho mảnh đất này là Ung Châu, đặt Ung Châu thuộc vào sự quản lý của phủ Đô Túc, đây chính là nguồn gốc tên gọi tắt của Nam Ninh là “Ung”.
nam ninh trung quoc
Vào năm Nguyên Thái Định thứ nhất, chính quyền trung ương quyết định đổi đường Ung Châu thành đường Nam Ninh với ngụ ý là an ninh ơ biên cương phía nam, cái tên “ Nam Ninh” chính từ đó mà ra. Năm 1958, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập và Nam Ninh trở thành thủ phủ của khu tự trị từ đó cho tới nay.
alt
Nam Ninh là một thành phố có lịch sử lâu đời, phong cảnh diễm lệ, là một thành phố đầy ắp ý họa lời thơ ở miền nam Trung Quốc, có thể nói Nam Ninh là một thành phố mà “ một nửa là cây xanh, một nửa là lầu cao” và có vinh dự được gọi là “ thành phố xanh’. Ở Nam Ninh, đâu đâu bạn cũng có thể thấy màu xanh của lá cây đung đưa, khắp các đầu phố, công viên, trong và ngoài thành phố đều là cây xanh và các loại cây cảnh vùng nhiệt đới như cau, cọ....Các loại hoa quả nổi tiếng ở miền nam như dứa, chuối, vải, long nhãn... đã đem lại cho Nam Ninh suốt bốn mùa đều đậm đà mùi hương của hoa cỏ.
6bc09a116ac0ba2e3d6b88b1daa1468c
Hoa Sơn là ngọn núi nổi tiếng nhất Nam Ninh.Nanning Núi non, sông suối, cây xanh, hoa tươi và các tòa nhà cao tầng san sát cùng với cảnh phố phường phồn hoa nhôn nhịp kết hợp với nhau một cách hài hòa đã tạo nên một Nam Ninh mang đậm màu sắc của nột viên lâm nhiệt đới Nam Á, và vinh dự được du khách trong và ngoài nước gọi là “ thành phố xanh” của Trung Quốc. Nếu lấy Nam Ninh làm trung tâm thì trong thành phố và khu vực xung quanh có rất nhiều điểm du lịch mang đậm phong sắc phương nam và đặc trưng của các dân tộc thiểu số như: mang đậm màu sắc phong cảnh Á Nhiệt đới là công viên nước Nam Hồ; mang đậm phong sắc dân tộc là vườn văn hóa dân tộc; quanh năm xanh tươi là khu thắng cảnh Thanh Tú Sơn ; có cả tuyết của mùa đông, sương mù của màu xuân và mây mùa thu là khu thắng cảnh núi Đại Minh; được coi là hồ bơi nước suối tự nhiên đó là hồ Linh Thủy và nơi khiến ai ai cũng hướng về đó là khu phong cảnh thiên nhiên Đức Thiên và bức màn che thần bí mà phong cảnh nơi đây mang trên mình; càng thu hút sự nghiên cứu tìm hiểu của du khách hơn nữa là bức bích họa ẩn chứa câu đố thiên cổ ở trên vách núi Hoa Sơn. Các dân tộc như Choang, Hán, Đồng, Hmông, Dao...đã tụ cư ở đây nhiều đời, những nết văn hóa dân tộc đa sắc thái của các dân tộc thiểu số, những làn điệu dân ca thánh thót, các lễ hội dân tộc đa dạng...đều có sức thu hút mạnh mẽ đối với mọi người. Vì giáp với Việt Nam mà Nam Ninh đã trở thành nơi bắt buộc phải qua khi du lịch Việt Nam, chỉ cần đi qua Nam Ninh là du khách có thể được thưởng thức phong thổ và tình người của một đất nước khác. Núi non, sông nước và nhân tình đã tạo nên một Nam Ninh với những cảnh quan du lịch đa tầng, đa lớp, phong cảnh thiên nhiên Á nhiệt đới làm rung động lòng người, phong tình mang đậm màu sắc văn hóa củ các dân tộc thiểu số đã thu hút mạnh mẽ du khách trong và ngoài nước đến Nam Ninh du lịch.
Nanning
Các số liệu quan trọng về Nam Ninh: Mã khu vực: 0771 Mã bưu chính: 530000 Diện tích: Tổng diện tích của thành phố Nam Ninh là 22.293 km2, trong đó diện tí thành phố là 6.559 km2. Dân số:Tại Nam Ninh có 35 dân tộc khác nhau như Choang, Hán, Mèo, Dao...cùng chung sống với tổng dân số là 6.400.000 người, trong đó dân số thành phố là 2.450.000 người và dân tộc Choang chiếm tỷ lệ cao nhất vào khoảng 57% tổng dân số. Đơn vị hành chính: Nam Ninh gồm có 6 quận là: Thanh Tú, Giang Nam, Hưng Ninh, Tây Hương Đường, Ung Ninh, Lương Khánh và 6 huyện là: Vũ Minh, Tân Dương, huyện Hoành, Thượng Lâm, Mã Sơn và Long An.

Nanning city center

Viện bảo tàng Quảng Tây trên quảng trường Min Zu Square ở trung tâm thành phố với nhiều di vật về kiến trúc, áo quần và phong tục của nhiều sắc dân; đặc biệt là bộ trống đồng(770BC-476BC). Công viên quốc gia Liangfengjiang được xem là "buồng phổi" của Quảng Tây với nhiều cảnh đẹp như vườn Banyan, vườn thực vật, bộ sưu tập bướm và bảo tàng đá Grotesque.Da Wang Tan là thắng cảnh với khu bảo tồn thực vật và hồ chứa nước cách Nam Ninh 28km.Phố cổ Yangmei với hàng quán tấp nập là nơi thu hút khá nhiều du khách.Công viên hồ Nanhu với chùa Long Tượng gần ngọn núi Qingxiu ở phiá tây nam cũng làm cho thành phố xanh tươi hơn. Phiá đông bắc là suối nước nóng Jiahecheng với nhiều "trà thất".
Vân Nam (Yunnan) là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam. Vân Nam có dân số 44.150.000 người, diện tích 394.100 km² (rộng hơn diện tích Việt Nam). Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồngsông Đà, sông Mê Kông
cũng chảy qua Việt Nam.
http://www.yunnangood.com/bigimg/321.jpgVân Nam được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp địa khu, gồm 8 thành phố (địa cấp thị) và 8 châu tự trị:
  • Thành phố Côn Minh (昆明) với 5 quận (khu), 1 thị xã (An Ninh), 5 huyện và 3 huyện tự trị.
  • Thành phố Khúc Tĩnh (曲靖) với 1 quận, 1 thị xã (Tuyên Uy) và 7 huyện.
  • Thành phố Ngọc Khê (玉溪) với 1 quận, 5 huyện và 3 huyện tự trị.
  • Thành phố Bảo Sơn (保山) với 1 quận và 4 huyện.
  • Thành phố Chiêu Thông (昭通) với 1 quận và 10 huyện.
  • Thành phố Lệ Giang (丽江) với 1 quận, 2 huyện và 2 huyện tự trị.
  • Thành phố Tư Mao (思茅) với 1 quận và 6 huyện tự trị.
  • Thành phố Lâm Thương (临沧) với 1 quận, 4 huyện và 3 huyện tự trị.
  • Châu tự trị dân tộc Thái-Cảnh Pha Đức Hồng (德宏傣族景颇族自治州) với 2 thị xã (Lộ Tây, Thụy Lệ) và 3 huyện.
  • Châu tự trị dân tộc Lật Túc Nộ Giang (怒江傈僳族自治州) với 2 huyện và 2 huyện tự trị.
  • Châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh (迪庆藏族自治州) với 2 huyện và 1 huyện tự trị.
  • Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý (大理白族自治州) với 1 thị xã Đại Lý, 8 huyện và 3 huyện tự trị.
  • Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng (楚雄彝族自治州) với 1 thị xã (Sở Hùng) và 9 huyện tự trị.
  • Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà (红河哈尼族彝族自治州) với 2 thị xã (Cá Cựu, Khai Viễn), 8 huyện và 3 huyện tự trị.
  • Châu tự trị dân tộc Choang-Miêu Văn Sơn (文山壮族苗族自治州) với 8 huyện.
  • Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp (西双版纳傣族自治州) với 1 thị xã (Cảnh Hồng) và 2 huyện.
Tổng cộng có 129 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 thị xã, 79 huyện, 29 huyện tự trị và 12 quận.
http://www.yunnangood.com/bigimg/324.jpgLịch sử Vân Nam:
- Trước khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Nguyên, tướng nhà Sở là Choong Kiều đã được cử xuống Vân Nam, khi chưa kịp quay về thì Tần Thuỷ Hoàng đã dẹp xong 6 nước, vì vậy đành quay lại Vân Nam làm vua.
- Hán Võ Đế nhìn thấy mây nhiều phía nam nên gọi là Vân Nam;
- Tướng Mạnh Hoạch trong thời Tam Quốc là người dân tộc Di – Vân Nam;
- Họ Bạch thời Tam Quốc được Khổng Minh trọng dụng sau đó đã làm tướng quân tại Vân Nam kéo dài nhiều đời. Đến triều đại nhà Đường, Bạch tướng quân chỉ có 3 cô con gái, trong đó cô con gái út tính cách mạnh mẽ, luôn bị cha nhắc nhở. Một lần khi trở về nhà, thấy con gái út đang ngồi chơi ngoài cổng, Bạch tướng quân đã quở trách, vì thế cô gái đã bỏ nhà ra đi. Trên đường gặp Xipulua, một người thợ săn thuộc bộ lạc khác. Mặc dù Xipulua có khuôn mặt xấu xí, nhưng cảm phục tài năng nên cô gái đã lấy Xipulua làm chồng. Cho đến ngày Bạch tướng quân mời đại diện các bộ lạc trong vùng hội kiến, ông mới có dịp gặp chàng rể và biết được tài năng của chàng. Tin tưởng vào khả năng của con rể, ông đã trao lại quyền cai trị vùng cho Xipulua, người đã lập ra nước Nam Chiếu – vương quốc người Di.
- Nhà Đường đã hỗ trợ cho Nam Chiếu chống lại quân Tây Tạng xâm lược.
- Cuối nhà Đường, vua Lý Long Cả nghe lời Dương Quý Phi đã cho quân đánh chiếm Nam Chiếu, bị thất bại nên Vân Nam có Mồ vạn thế (chôn xác quân nhà Đường); Dương Quý Phí sau bị bức tử chết.
- Thế kỷ thứ 8, đời thứ 3 Nam Chiếu suy yếu; Cát La Phượng cho xây dựng Côn Minh lúc đó gọi là Thác Đông (Khai thác thành phía đông), kinh đô chính vẫn là Đại Lý.
- Cát La Phượng chết, Đoàn tướng quân (Đoàn Tứ Bình) liên kết 72 bộ lạc đánh bại Nam Chiếu, lên ngôi lập Đại Lý triều họ Bạch.
- 1274 người Hồi vào Vân Nam, đánh đuổi nhà Đoàn, nhà Đoàn rời bỏ Đại Lý chuyển về Côn Minh;
- Nhà Nguyên đánh Đại Lý, họ nhà Đoàn chạy tới Côn Minh năm 1320, không còn được gọi là vua nữa mà chỉ gọi là Tổng Quản.
- Hốt Tất Liệt sau khi đã chiếm được toàn bộ Trung Hoa, quyết định dùng người bản địa cai trị người bản địa đã để Vân Nam lại cho thủ lĩnh Vân Nam và tặng lại đội nhạc Mông Cổ. Vì phải lưu lạc nơi đất khách quê người, nên đội nhạc có những bài rất buồn, như “Lễ biệt chia ly” gồm 12 chương. Dàn nhạc không có nhạc trưởng, cha truyền con nối đến ngày nay và là một trong những di sản văn hoá quý của Lệ Giang.
- Hốt Tất Liệt cử anh trai tới Vân Nam lấy con gái thủ lĩnh để cai quản, nhưng đã bị bố vợ đầu độc. Sau đó cử Hồ tướng quân tới cai quản Côn Minh.

Tỉnh Vân Nam:
Diện tích 340.000km; 34 triệu dân, 26 dân tộc; có 24 huyện, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc; có 9 sân bay. Tỉnh Vân Nam có 5 châu tự trị, trung bình mỗi châu có từ 6 đến 11 huyện (châu Hồng Hà chủ yếu là dân tộc Hà Nhì, châu Văn Sơn dân tộc Mèo, Sisonbana dân tộc Thái, Đại Lý dân tộc Bạch, Đức Hồng dân tộc Thái)

1. Chặng đường Hà Khẩu – Di Lạc:
- Khoảng cách: 340 km, trong đó có gần 200 km đường núi;
- Hà Khẩu – thị trấn Nam Khê: 19 km (có trạm kiểm soát nhập cảnh: kiểm tra giấy thông hành và hộ chiếu);
- Hà Khẩu – Bình Biên: 130km đường núi quanh co, 280 ngày sương mù / năm, chất lượng đường tồi;
- Hiện nay đang xây dựng con đường mới, không lên núi và qua Bình Biên nữa mà chạy dọc theo bờ Suối Nam Khê (đổ ra sông Hồng phía VN);
- Huyện Hà Khẩu nằm trong châu Hồng Hà, nơi sinh sống của người Dao Xanh, Đỏ – huyện tự trị của dân tộc Dao;

Châu Hồng Hà:
+ Là châu lớn nhất tỉnh Vân Nam, có 11 huyện trực thuộc;
+ Có 5 ngành phát triển: Thuốc lá (thuốc lá Honghe huyện Di Lạc); Xanh: có 1,8 vạn thực vật và dược phẩm (nhiều cao su, mía, rau); du lịch; khoáng sản (thiếc, chì, đồng); điện lực (thuỷ điện, nhiệt điện);
+ Cao nguyên Lâm Trường Giang (nhánh sông đổ ra sông Mê Kông);
+ Núi Đại Vi Sơn cao 2000m;

Thành phố Khai Viễn:
Một trong 5 thành phố lớn của Vân Nam;
Huyện Di Lạc:
+ Diện tích 4.040 km2, có 30-40 vạn dân, chủ yếu là dân tộc Di; người Di Bạch (A Lư), Di Đen (Thạch Lâm);
+ Cả huyện có 7 khách sạn có sao; phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp;
Tượng Phật trên núi Thạch Bỉnh Sơn:
. Cao 19,99m, nặng 19,99 tấn đồng, bên ngoài mạ vàng, tọa trên đỉnh núi, leo lên 1999 bậc, được khánh thành năm 1999.
. Di Lạc: Từ bi, trí tuệ, rộng lượng lạc quan, tận dụng cơ hội, quản lý tốt – có như vậy mới có thể cai quản được cả 3 cõi: cõi Phật, cõi Tu Di, cõi bụi trần. Bản thân quả núi cũng có hình tượng Phật ngồi. Tại đây là Tam đạo hợp nhất.
http://img1.visualizeus.com/thumbs/09/06/05/beautiful,china,fields,green,lines,nature-12f23ac7562bf1559755f6c7c4d8660b_h.jpg2. Chặng đường Di Lạc – A Lư : 42km
- A Lư còn gọi là Thành Hổ (truyền thuyết về hai đứa trẻ thuộc bộ lạc người Di đã được Hổ mẹ nuôi dưỡng sau này trở thành tộc trưởng);
- A Lư sẽ phát triển du lịch vườn cây, hồng thổ cao nguyên, nước khoáng và làng văn hoá cổ;
- A Lư có 9 quả núi, 18 hang động, nhưng mới có 4 hang được khai thác đưa vào tham quan;
- Người Di Bạch sống theo lịch Thái Dương, một năm có 10 tháng, mỗi tháng 36 ngày, còn lại dồn vào ngày Tết. Họ ăn Tết Lửa 3 ngày bắt đầu từ ngày 24/6 âm lịch. Phong tục bắt nguồn từ việc đốt rừng làm nương, chân dẫm lên tàn lửa nên phải nhảy lên, do vậy họ có điệu múa nhảy trên lửa. Ngày tết họ cầm bó lửa đi khắp nhà, rồi ra vườn, ra ruộng để trừ tà;
- Người Di sống ở nhà 2 tầng, thông thường các cô gái sống ở lầu trên, bên dưới là chuồng dê, các chàng trai đến tán tỉnh cô gái phải thổi kèn, ai thổi dở thì bị các cô gái đẩy xuống chuồng dê;
- Tại chính giữa công viên A Lư có một cột cao tượng trưng cho mặt trời, xung quanh có 10 quả cầu nửa trắng nửa đen tượng trưng cho 10 tháng trong năm có ngày và đêm;
Động A Lư – Vân Nam đệ nhất động (AAAA quốc gia) được xếp loại 1 trong 12 điểm đến của Vân Nam, 1 trong 29 điểm đến của Trung Quốc vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo: có 4 hang (động Ngọc Hoàng, Trúc Ngọc, Lư Nguyên động, Bích động; hang thứ 3 đi thuyền trong động, từ hang thứ 3 đến hang thứ 4 đi bằng cáp treo. A lư có Phật quang, động cổ, địa hồ;
+ Tượng Phật Bà ở cửa hang 1 đã phát quang suốt 40 ngày từ khoảng 8h00 – 9h00 hàng ngày và kéo dài chừng 40’;
+ Cửa hang có “mây hồng nghênh khách”; cuối hang có “quần tiên tiễn khách”.
- Di Lạc – Mông Tự (thủ phủ của châu Hồng Hà): 140km.

3. Chặng đường A Lư – Côn Minh: 140km
Thành phố Côn Minh:
- Diện tích: 6016 km2; 5,7 triệu dân; ở độ cao 1894 m;
- Thành phố có hình giống con rùa nên gọi là Rùa Thành;
- Hồ Điền Trì lớn nhất Vân Nam, lớn thứ 6 Trung Quốc, rộng 318 km2; sâu từ 5 đến 10 mét. Hốt Tất Liệt đã cử Hồ tướng quân đào đường dẫn nước từ hồ ra biển;
- Nhiệt độ trung bình tháng 1: 8 (6-17 độ C); tháng 7: 18 (18-20 độ C);
- Có nhiều loài hoa, nhất là hoa Đỗ Quyên, hoa Xuân Trà…
- Chim hải âu bay đến vào tháng 12 và tháng 3 bay đi.
- 6/6 Hội chợ hàng Quốc tế tại Côn Minh;
- Có con đường Điền - Miến, là đường vận chuyển súng đạn lương thực từ quân Đồng Minh giúp Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật bắt đầu từ Miến Điện đến Côn Minh;
- Mộ của Nhiếp Nhĩ , người đã sáng tác quốc ca Trung Quốc, bị chết đuối khi mới 24 tuổi tại Nhật;
- Côn Minh có 42 km đường cầu vượt gần khu núi Tây Sơn;

Kim Đồng Điện:
+ Chùa được xây dựng từ khi nhà Đoàn chuyển đô về Côn Minh, nhưng tới đời nhạc Mục, triều nhà Minh, Mục Anh thấy “kim khắc mộc”, nên cho dời chùa đến Tô Châu.
+ Ngô Tam Quế cho xây dựng lại vào năm 1671. Công nghệ đúc đồng đã có từ lâu đời và rất phát triển tại Côn Minh.
+ Để xây dựng chùa đã dùng hết 400 tấn đồng.
+ Đây là Tam giáo hợp nhất vì: thờ đạo giáo tại Thái Hoàng cung. Năm 1095 Hán Vũ Đế cúng thần Linh tinh môn, Phật giáo thể hiện phúc thọ (qua hình ảnh sư tử và voi). Đây là nơi nghỉ của Ngô Tam Quế và Trần Nguyên Viên.
+ Chùa có quả chuông đồng lớn thứ 3 Trung Quốc nặng 14 tấn (Tại Bắc Kinh: 64 tấn, Nam Kinh: 46 tấn);
+ Tượng thần Trấn Vũ có khuôn mặt giống Ngô Tam Quế;
+ Bức tường bao quanh đền chính được xây đời Minh, gạch to, đời Thanh tu sửa lại dùng gạch nhỏ hơn.

Ngô Tam Quế là tướng có công đời nhà Minh. Cuối đời nhà Minh, Lý Tự Thành khởi nghĩa nông dân, nhà Minh suy yếu. Vua Sùng Chính có một ái phi nhà họ Điền không có con với vua. Điền phủ sợ con mình bị thất sủng nên đã dâng vua một cung nữ rất đẹp là Trần Nguyên Viên. Nhưng vì đất nước đang lâm nguy, vua Sùng Chính không còn lòng để chiêm ngưỡng người đẹp nên trả lại cho Điền Phủ. Biết Ngô Tam Quế là tướng tài có thể nương tựa trong thời loạn lạc, nên Mục lão gia cho mời Ngô Tam Quế tới dự tiệc. Mục phủ đã đưa Trần Nguyên Viên ra hầu tiệc và Ngô Tam Quế đã phải lòng nàng ngay từ phút đầu tiên. Mặc dù nuối tiếc nhưng Mục lão gia đành phải chiều lòng Ngô Tam Quế. Vì đã có gia thất ở Côn Minh nên Ngô Tam Quế để Trần Nguyên Viên ở lại Bắc Kinh và trở về trấn ở Côn Minh. Khi quân Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh đã tịch thu tài sản và bắt cả cha của Ngô Tam Quế, nhưng khi được mật báo, Ngô Tam Quế vẫn bình chân và khẳng định sẽ đòi lại được cha mình. Nhưng khi Lưu Mẫn (tướng của Lý Tự Thành) bắt Trần Nguyên Viên thì Ngô Tam Quế đã không nén được tức giận mà mở cổng phía nam cho quân Mãn Thanh vào đánh bại quân Lý Tự Thành và hất đổ nhà Minh. Thế mới có câu: Phụ quốc gia, không phụ mỹ nhân!
Long Môn Tây Sơn: Ngô Lai Thanh là một chàng trai nghèo, đem lòng yêu cô gái nhà giàu. Trong lần đi chăn dê nơi xa, ở nhà cô gái bị ép lấy người chồng giàu có. Vì chung tình với Ngô Lai Thanh, trên đường đi đến nhà trai cô gái đã nhảy xuống hồ Điền Trì tự vẫn. Khi biết tin, Ngô Lai Thanh cũng đi tự vẫn theo người tình, nhưng đã được người đời can ngăn: chết là hết, không để lại được gì. Vì thế chàng đã lên núi và đục hang. Công trình chưa kết thúc thì chàng đã chết và tiếp tục công trình là 2 bố con nhà…….Tổng cộng 72 năm mới đục xong hang như ngày nay.
+ Núi Tây sơn giống hình cô gái đang nằm ngủ; còn gọi là núi La Hán; là bình phong chắn gió cho Côn Minh;
+ Long Môn Tây Sơn được làm từ năm 1781 đến 1823; độ cao 2.490 m;
+ Đền đầu tiên thờ thần Linh quan chuyên việc xử án trần gian, có bộ mặt đen như Bao Công. Tay phải đền có thần tài, xoa eo được phát tài…
+ Đền thứ hai thờ thần Trấn Vũ có khuôn mặt của Chu Đệ, con thứ 4 của Chu Nguyên Chương; trước đền có tượng đá rùa – rắn: Trường thọ, phải xoa từ đầu đến đuôi, rùa trước, rắn sau;
+ Đền thứ ba thờ Linh ngưu: truyền thuyết về con bò con đã nằm để dấu con dao mà người ta định dùng để giết bò mẹ, khiến người đồ tể cảm phục đem cả bò mẹ và bò con về nuôi. Xoa đầu Linh ngưu cầu cho con cái hiếu thảo, ở hiền gặp lành.
+ Đền thờ thứ tư là Mắt Rồng: Đại Ngũ mở sông Hoàng Hà ra biển nên cá theo dòng chảy ra hết biển khơi, vợ của Đại Ngũ đã lên xin Ngọc Hoàng cho cá nhảy ngược dòng, vượt long môn, nên cá trong sông Hoàng Hà con nào cũng có chấm đỏ. Xoa tay được vào Mắt Rồng con cái học hành thành đạt.

Chùa Hoa Đình:
+ Xây dựng trên khuôn viên cũ của nhà họ Cao từ đời nhà Tống, đến đời nhà Nguyên mới khôi phục làm thành chùa.
+ Xây dựng năm 1320;
+ Vào cổng bước chân trái, ra cổng bước chân phải;
+ Khi bước vào chùa gặp tượng Phật Di lạc – con người phúc hậu: nuốt giận vào bụng, cười những kẻ đáng cười. Nhưng vì quá hiền lành nên để người đời làm bậy trong chùa, vì vậy sau lưng Phật Di Lạc là …. (biểu tượng của Phật A Di Đà) chỉ cho phép người trần vào chùa cúng lễ phút chốc rồi mời ra ngay.
+ Chùa có 520 bức tượng các vị La Hán, mỗi người một vẻ;
Chợ hoa Gia Nghĩa: Bán hoa tươi và rất nhiều hoa khô, tinh dầu hoa để tắm và làm kem dưỡng da. Khách du lịch được giảm % khi mua hàng
4. Chặng đường Côn Minh - Đại Lý: 400 km đường cao tốc (khi đi: lên núi nên mất 8h; khi về xuống núi mất 4h)
- Châu Đại Lý có 12 huyện; diện tích 30.000 km2; có 3,4 triệu dân, có 13 thành dân cư, dân tộc Bạch hơn 1 triệu người.
Thành phố Đại Lý là thủ phủ của châu Đại Lý, có Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt: Thương Sơn tuyết, Hạ quan phong, Thượng quan hoa, Nhĩ Hải nguyệt;
+ Do vậy con gái Đại Lý đầu đội mũ có bông trắng trên là tuyết, dải len trắng bay là phong, vầng trăng là nguyệt và hoa phía dưới. Vì Đại Lý gió mạnh nên trang phục phụ nữ không mặc váy;
+ Thành phố Đại Lý có 330 vạn dân, 50% là người Hán, 33% dân tộc Bạch (cả Trung Quốc có 130 vạn người Bạch thì Đại Lý có 120 vạn);
+ Con gái gọi là Kim Hoa, con trai là A Bằng;
+ Hồ Nhĩ Hải rộng 250 km2, chiều dài 42 km, rộng từ 3 đến 9 km, sâu tới 21 m, lớn thứ 7 Trung Quốc;
+ Tuyết từ 19 ngọn núi trên Thương Sơn tan chảy vào hồ Nhĩ Hải theo 18 con suối;
+ Đại Lý nằm ở độ cao 1976 m; nhiệt độ trung bình mùa đông từ 5 đến 16 độ (chênh lệch ngày-đêm rất lớn); hơn 200 ngày không có sương mù, mát mẻ;
+ Phát triển du lịch: năm 2006 đón 7,6 triệu khách trong đó có 220 nghìn khách nước ngoài; doanh thu 5,8 tỷ NDT, có 97 khách sạn xếp sao; có 27 công ty DL trong đó có 4 công ty lữ hành quốc tế, 9 công ty vận chuyển DL với 950 xe du lịch. Các công ty DL liên kết thành một tập đoàn (tháng 4 năm 2006); các điểm tham quan liên kết thành tập đoàn: trường quay Thiên Long Bát Bộ, Tam Tháp, suối Hồ điệp, Cáp treo lên Hương Sơn, đi thuyền trên hồ Nhĩ Hải, biểu diễn Mộng hồ điệp (20 công ty DL cùng nhau đầu tư 2,4 triệu NDT)
Phim trường Thiên Long Bát Bộ được xây dựng năm 2002, mô phỏng lại đời sống dưới triều nhà Tống;
+ Trước cổng có 14 chữ, đại diện cho 14 cuốn tiểu thuyết của Kim Dung;
+ Hàng ngày khoảng 2-3h chiều có biểu diễn: cảnh binh sĩ ra trận, biểu diễn trò trên đường, ném cầu kén rể, múa đi cà kheo…
+ Có 4 khu mô tả cảnh hoàng cung của 4 triều đại;
Tam Tháp: rộng 7 km2
+ Tháp chính cao 63,13 m có 16 tầng, xây dựng từ đời Đường (năm 859);
+ 2 tháp nhỏ xây dựng đời Tống, cao 42,19 m có hơn 900 năm lịch sử;
+ Khu chùa được xây dựng lại (2002-2005): tổng kinh phí là 1,8 tỷ NDT; đá vân sử dụng xây chùa được khai thác từ núi Hương Sơn (mỗi năm 100 triệu m3) và cũng là đá vân nổi tiếng của Đại Lý (có nhiều phiến đá là những bức tranh thuỷ mặc thiên nhiên);
+ Chùa được xây dựng trên trục dài 4 km, có 1.115 bậc, tổng diện tích là 4 mẫu (mỗi mẫu là 666m2)
+ Đại Hùng Bảo Điện được xây dựng giống như điện Thái Hoà; Cột điện thờ trước bằng gỗ, giờ xây lại bằng xi măng, có 9 cửa ra vào, rộng 51,7 m cao 26 m. Có 36 tượng Phật, có kính thước lớn nhất Trung Quốc. Khách vào chùa bên trái, ra bên phải. Tất cả các bức tượng bằng đồng mạ vàng, đều được tạc theo mẫu trong bức tranh hoạ sĩ đời nhà Thanh. Bức tranh liên hoàn quanh điện (dài 40.8m, cao 1,02m) được khôi phục theo tranh do hoạ sĩ cung đình vẽ năm 1180 (nguyên bản dài 16m, cao 30cm) hiện đang lưu giữ trong Cố cung Đài Loan, có cả di bút của Càn Long.
+ Bức tranh có hơn 800 hình ảnh chia làm 3 phần: Phần 1 nói về Lễ Phật, phần 2 là Pháp giới, phần 3 là Long vương;
+ Đại Lý có 8 cao sư;
+ Tượng Đức Phật Bà có hình dánh mạnh mẽ như nam giới;
- Vé xem sô diễn Mộng Hồ Điệp 180 NDT.
5. Chặng đường Đại Lý – Lệ Giang: 250km (chiều đi lên núi mất 4h, chiều về 2h)
- Lệ Giang có Thành cổ Lệ Giang; đội nhạc cổ và Văn hoá Đông Ba. Người Nasi có văn hoá cao (Xếp thứ 4 trong các dân tộc Trung Quốc; thứ 1 là dân tộc Triều Tiên, người Hán thứ 11) rất có ý thức học hỏi tinh hoa của các dân tộc khác; họ thờ tất cả các thần linh của các dân tộc khác nên khi chiến tranh xảy ra không bị các dân tộc khác xâm lược vì họ nhìn thấy thần linh của họ được thờ ở đây.
- Phụ nữ Nasi rất đảm đang, đi làm từ sáng sớm đến sao lên mới về nhà, sau lưng có miếng da cừu đính sao, đầu có lưỡi liềm (đeo sao đội nguyệt);
- Người ta nói: Thiên hạ của phụ nữ, thiên đường của đàn ông: vì phụ nữ làm tất cả mọi việc, còn đàn ông chỉ lo "cầm kỳ thi họa", uống rượu;
- Người Nasi coi phụ nữ đẹp là béo, đen; gọi là Kim mai (những cô gái gầy phải độn bông vào eo để trông tròn trĩnh); đàn ông đẹp là đen, to cao, béo; gọi là A Bằng;
- Lệ Giang lạnh nên mặc nhiều quần áo, thân hình mảnh mai ai thấy được? Các cô gái chưa chồng đeo dải băng trắng không thắt lại;
- Hôn nhân: Yêu tự do, hôn nhân do bố mẹ sắp đặt, nên có nhiều đôi không lấy được nhau đã lên núi Vân Long Bình tự tử.
- Năm 1998 Lệ Giang bị động đất, LHQ đến giúp khôi phục lại thành phố mới phát hiện ra thành cổ Lệ Giang;
- Lệ Giang là khu tự trị dân tộc Nasi (cả Trung Quốc có 300 nghìn người, Lệ Giang có 270 nghìn);
- Văn hoá Đông Ba: mỗi làng, bộ tộc có một ông Đông Ba ghi chép lại lịch sử, phong tục truyền thống…Khi chết được ghi bia. Trong khu Ngọc Long có vườn thần Đông Ba;
- Con đường tơ lụa Tây Nam: chủ yếu là chè, gậy trúc… từ Đại Lý tập trung hàng đến Lệ Giang nên Lệ Giang phát triển thương mại; chè đóng thành bánh để dễ vận chuyển gọi là trà Phổ nhĩ, phải để lên men làm thành bánh, để càng lâu càng đắt tiền;
- Lệ Giang chủ yếu là 2 dòng họ: họ Mục là quý tộc, họ Hoà là nô lệ; các họ khác là từ nơi khác tới;
Mục phủ là nơi ở của dòng họ Mục – vương;
Nhà Mục xây dựng Thành cổ Lệ Giang, không có tường thành vì chữ “mục” có tường vây sẽ trở thành chữ “tù”, không thoát ra được. Nước tuyết tan từ núi Ngọc Long chảy xuống thành suối vòng quanh thành. Nước suối trong, dân Lệ Giang mua cá vàng Nhật về thả, luôn bơi ngược dòng.
- Thành cổ Lệ Giang xây dựng rất khoa học, nhà nào cũng có suối chảy qua, là nguồn nước sạch.
- Lệ Giang không có chiến tranh nên bảo tồn được nhiều di tích;

Khu du lịch Ngọc Long Tuyết Sơn: vé vào cửa 80 NDT: tham quan Bạch Thuỷ Hà; Cao Hải Tử (biển cạn); thung lũng Đông Ba (làng văn hoá 6 dân tộc); vườn thần Đông ba (bia công những Đông Ba có ích cho cộng đồng); Ngọc Thuỷ Bảng;
+ Lên núi Ngọc Long: đi cáp treo Vân Long Bình giá 42 NDT chỉ đi 1/2 đường; suốt tuyến 160 NDT;
+ Núi Ngọc Long có 13 ngọn núi, nhìn từ trên cao giống như con rồng. Đỉnh cao 5.580 m. Cáp treo hết tuyến lên đến đỉnh 4506 m, sau đó có thể đi bộ lên thêm vài chục mét nữa.
- Người Nasi sùng bái núi tuyết, không có ai và không muốn ai chinh phục đỉnh núi tuyết;
- Tết Tam Tô của người Hasi vào ngày 08/2 âm lịch;
Sô diễn "Lệ Thuỷ Kim Sa" giá vé 160 NDT;
Một số phong tục khác :
Người dân tộc Di có tục cướp vợ: vì phụ nữ cao quý, nếu gả chồng thì giảm giá trị, nên phải cướp. Nhà trai phải đem đồ lễ đến xin trước mấy ngày. Dù đường xa cũng phải gánh liền một mạch, nếu dừng chân nghỉ thì vợ chồng sẽ đứt gánh giữa đường. Đến nhà gái phải chờ rất lâu mới được mở cửa, khi mở cửa ra nhà gái lấy nước té vào mặt. Nhà trai phải chịu đựng vẫn đi vào. Bạn gái cô dâu lấy tro bôi lên người nhà trai (ý không biết xấu hổ). Đến ngày cưới tổ chức tiệc cả làng, tổ chức thi đấu vật. Trong lúc đó cô dâu chú rể rủ nhau ra một nơi xa rồi cô dâu hô hoán bị cướp, nhà gái cho người đuổi theo mà không được. Như vậy con gái đã bị cướp đi rồi.

Người Xômô có tục Đẩu hôn: đàn ông sống ở nhà mình, tối đến ngủ nhà người yêu, không biết con mình là ai. Khi một người con trai cảm tình với một cô gái sẽ tìm cách lại gần để gãi vào lòng bàn tay cô gái 3 cái. Nếu cô gái đồng ý sẽ gãi lại. Tối đến, người con trai tới nhà cô gái và phải vượt qua những thử thách (vì cô gái sống trên tầng 2): qua tầng 1 là nhà của mẹ và các cậu, thường có chó dữ, phải leo lên tầng 2 bằng đường ống máng, khi vào phòng cô gái phải treo mũ bên ngoài (ám hiệu đã có người vào). Ngủ qua đêm sáng sớm trở về nhà mình. Các cô gái có thể cảm tình với nhiều chàng trai, nhưng thông thường họ chỉ có con với người nào họ yêu quý nhất và chỉ 2 con.

Người Trung Quốc có 3 điều đau khổ:
+ Con mất mẹ khi còn nhỏ;
+ Vợ chồng chia lìa khi chưa già;
+ Bố mẹ phải chôn con (lá vàng chưa rụng, lá xanh đã lìa cành);

Người Trung Quốc có 4 điều vui (hỷ):
+ Nắng hạn gặp mưa (vì Trung Quốc dựa vào nông nghiệp là chủ yếu)
+ Nơi xa quê gặp cố hương;
+ Thi đỗ đạt;
+ Lấy được vợ đẹp (vì trước kia cô dâu chú rể không biết mặt nhau trước khi tân hôn, cô dâu che mặt chú rể phải lấy que gỡ khăn che ra);

- Cô dâu trước khi đi lấy chồng bị bấu véo nhiều nên khóc sưng mắt;

Nguồn gốc chữ Song hỷ trong đêm tân hôn: Vương An Thành đi thi, qua cổng nhà họ Mã thấy đèn lồng treo có những con ngựa chạy bên trong, khi bị hỏi thi đối câu: Hổ có cánh mạnh vô song (tác giả không nhớ chính xác câu đối này) đã nhớ lại đèn kéo quân họ Mã nên thi đỗ, khi trở về cũng chính nhờ câu đố trong đề thi lại đối được câu đối nhà họ Mã nên lấy được con gái của Mã phủ. Trong đêm tân hôn lấy được vợ đẹp lại có tin thi đỗ nên có hai niềm vui cùng một lúc - “song hỉ”.
Người Trung Quốc răn:
Giúp người là giúp mình: lấy chuyện người chỉ huy nhảy lên xô người lính mới tránh đạn và chính chỗ đứng trước của ông ta bị bom rơi;
Không để người khác có đường lùi thì chính mình sẽ không có lối thoát: lấy chuyện con chó sói lấy đá chất cao trong hang rồi lùa thỏ chạy vào hang để bẫy thỏ, nhưng thỏ tìm được lỗ chui mất, sói lấp lỗ; dê bị lùa vào bẫy nhưng lại nhảy qua được vì tường đá thấp, sói lại chất thêm đá để làm tường cao hơn. Đến khi sói bị sư tử đuổi, sói chạy vào hang thì không còn con đường nào để chạy thoát thân được nữa.
02 - At the Base of Cangshan  Mountain, Dali, China
Vào thế kỷ 4, miền bắc Trung Quốc chủ yếu bị những bộ tộc từ Trung Á tràn sang. Vào thập niên 320, thị tộc Thoán (爨) đã di cư tới Vân Nam. Thoán Sâm (爨琛) tự xưng làm vua và duy trì quyền lực tại Điền Trì (khi đó gọi là Côn Xuyên 昆川). Từ đó trở đi, thị tộc này đã cai quản Vân Nam trên 400 năm. Năm 738, Bì La Các (皮罗阁), thủ lĩnh bộ lạc Mông Xá, đã thành lập vương quốc Nam Chiếu (南诏) tại Vân Nam với kinh đô tại thành Thái Hòa (nay là Đại Lý) lập ra năm 739. Ông được nhà Đường công nhận là "Vân Nam vương". Từ Đại Lý, mười ba đời vua Nam Chiếu đã cai trị trên 2 thế kỷ và đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ luôn biến đổi giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Năm 902, quyền thần của Nam Chiếu là Trịnh Mãi chiếm đoạt quyền hành, đổi tên nước thành Đại Trường Hòa. Năm 929, Triệu Thiện Chính diệt Đại Trường Hòa, lập ra nước Đại Thiên Hưng. Năm 930, tiết độ sứ Đông Xuyên là Dương Càn Hưng diệt Đại Thiên Hưng, đổi tên nước thành Đại Nghĩa Ninh. Năm 937, thủ lĩnh bộ tộc người Bạch là Đoàn Tư Bình (段思平) đã diệt Đại Nghĩa Ninh và thành lập Vương quốc Đại Lý, đóng đô tại Đại Lý. Vương quốc này khi đó bao gồm lãnh thổ ngày nay thuộc các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, tây nam Tứ Xuyên, bắc Miến Điện, bắc Lào và một số khu vực tại tây bắc Việt Nam.
01 - Bai Woman in Dali,  Dali, China
Năm 1253, vương quốc Đại Lý bị người Mông Cổ và quân đội của đại hãn Mông Kha tấn công. Năm 1276, Hốt Tất Liệt cho thành lập tỉnh Vân Nam. Vân Nam đã thành tỉnh đầu tiên trong các tỉnh miền nam Trung Hoa nằm dưới sự kỉểm soát của Mông Cổ, và nó cũng là tỉnh cuối cùng tại Trung Hoa mà người Mông Cổ nắm giữ, ngay cả sau khi họ đã mất Bắc Kinh và bị đuổi ra khỏi các tỉnh miền bắc. Tổng cộng họ đã chiếm giữ Vân Nam trong 130 năm. Phải chờ mãi 15 năm sau khi kẻ sáng lập triều đại nhà Minh được thừa nhận là nhà lãnh đạo toàn thể đế quốc Trung Hoa, ông ta mới phái các đội quân của ông đến trục xuất người Mông Cổ ra khỏi bàn đạp sau cùng của họ, tức là Vân Nam.
Năm 1381, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương phái các tướng là Phó Hữu ĐứcMộc Anh đem quân chiếm Vân Nam, diệt Lương vương của triều Nguyên. Dấu ấn nhà Minh trên Vân Nam đã lưu tồn và còn được nhận thấy. Các ngôi chùa và tượng đài thuộc niên đại nhà Minh có rất nhiều; các chiếc câu treo bằng xích sát đặc sắc bắc ngang sông Cửu Long và sông Salween, cũng như nhiều con sông nhỏ hơn ở miền tây Vân Nam chứng thực cho sinh khí của chế độ mới và sự quan tâm của nó vào việc cải tiến các sự giao thông. Nhiều thành phố của Vân Nam mắc nợ hình thức hiện đại của chúng nơi các nhà xây dựng thời Minh, và nhiều thành phố phản ảnh, nơi các bức tường thành thẳng đứng bao quanh và các đường phố cắt nhau, mẫu họa đồ thiết kế thành phố chung của miền bắc Trung Hoa, các bản sao chép thu nhỏ của Bắc Kinh.
04 - Beautiful Yunnan Fruit,  Dali, China
Cuối thời nhà Minh, hoàng đế Nam Minh (Quế vương) là Chu Do Lang (niên hiệu Vĩnh Lịch, 1646-1662) đã chạy tới Vân Nam. Năm 1659, nhà Thanh sai Bình Tây vương Ngô Tam Quế tấn công Vân Nam. Năm 1662, Ngô Tam Quế tấn công sang Miến Điện, bắt được Vĩnh Lịch bắt treo cổ chết. Người Mãn Châu tưởng thưởng họ Ngô bằng việc cử ông làm tổng đốc cả về mặt dân sự lẫn quân sự hai tỉnh Vân nam và Quý Châu với tước vương. Ảnh hưởng của ông rất mạnh tại các tỉnh lân cận vừa mới bình định xong là Hồ Nam và Tứ Xuyên, và còn vang xa đến tận vùng đông bắc như các tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc. Tại tất cả các khu vực này, Ngô Tam Quế đã bổ nhiệm các quan chức, hay phải được tham khảo trước khi có sự bổ nhiệm bất kỳ người nào. Ông ta gần như một ông hoàng độc lập. Sau mười năm của quan hệ phiền hà này, song hành cùng với hai ông Phiên Vương Trung Hoa được gọi là “phong kiến” khác [gồm Ngô Tam Quế là Bình Tây Vương, và hai kẻ khác là Bình Nam Vương và Tĩnh Nam Vương. Sau khi Ngô Tam Quế từ trần, hai phiên vương này đều bị nhà Mãn Thanh loại trừ, chú của người dịch], cũng là các tướng lĩnh nhà Minh như họ Ngô, tại các phần đất khác ở miền nam Trung Hoa, Triều Đình Mãn Châu đã cảm thấy đủ mạnh để thách đố quyền lực của họ và đập tan nó nếu chứng tỏ là ngoan cố. Các danh vọng cao quý được ban cho các ông hoàng Trung Hoa này, nhưng tư thế độc lập của họ bị bãi bỏ. Các ông hoàng khác đã chấp nhận. Ngô Tam Quế bác bỏ lời hứa trung thành này, tuyên bố độc lập và trong năm 1673 tự tuyên xưng là Tổng Tư Lệnh Vĩ Đại của triều đại nhà Chu. Tuy nhiên nhà Thanh đã đàn áp cuộc nổi loạn này.
7-day Yunnan Ethnics  Tour photo enlargeKhởi nghĩa của người Hồi:Giai đoạn từ 1856 tới 1873, người Hổi nổi dậy dưới sự chỉ huy của [[Đỗ Văn Tú] có nguồn gốc từ Đại Lý, tuyên cáo một cách dứt khoát ý định của ông nhằm thiết lập một vương quốc Hồi Giáo. Nước này ông ta gọi là Bình Nam Quốc (P’ing Nan Kuo) (Vương Quốc Miền Nam An Bình), và chính ông đảm nhận vương tước Hồi Giáo là Quốc Vương (Sultan) với danh xưng bằng tiếng Ả Rập là Suleiman. Ông đã mau chóng chinh phục toàn thể miền tây Vân Nam, cho đến khi vương quốc của ông ta tiến sát vào vương quốc Miến Điện, chẳng bao lâu sau bị ngã gục trước sự chinh phục của người Anh. Nhược điểm của Đỗ Văn Tú và các người ủng hộ ông là họ chỉ tượng trưng cho một quyền lợi cục bộ tại Vân Nam, một miền đất mãi mãi bị phân cắt bởi địa dư và cũng bởi cảm thức về chủng tộc và địa phương. Xem ra đã không có lực tập hợp được dân chúng bản địa cho lý cớ của Quốc Vương Hồi Giáo; tương tự cũng không có sự chống đối công khai với duyên cớ đó từ các phần tử này. Dân chúng Trung Hoa, nếu không tích cực phản đối, cũng giữ nguyên thái độ thụ động. Sự chống đối thực sự đến từ các đội quân của triều đại Mãn Châu, mặc dù các đội quân này trong thực tế là các lực lượng Trung Hoa nằm dưới sự chỉ huy của người Trung Hoa.
Sầm Dục Anh là một con người khác thường, phát sinh từ một gia đình gốc Trung Hoa định cư từ lâu tại các khu vực thị tộc của tỉnh Quảng Tây, gia đình của ông đã là các lãnh chúa phong kiến địa phương được nhìn nhận của một thị tộc như thế trong nhiều thế kỷ, song họ đã giữ lại văn hóa, ngôn ngữ Trung Hoa và dành đạt được các chức vụ chính thức. Bản thân Sầm Dục Anh chính vì thế là một người dân vùng tây nam, chứ không phải kẻ xâm nhập từ miền bắc như Ngô Tam Quế, và có lẽ sự việc cũng dễ dàng hơn cho ông để tự lập mình thành vị chúa tể của miền tây nam ly khai hơn là Đỗ Văn Tú theo Hồi Giáo. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và tác hại, được phóng ra phần lớn trên cao nguyên Vân Nam, giữa Đại Lý và Côn Minh. Ngay từ 1857, Sầm Dục Anh đã tiến quân vào Đại Lý, nhưng bị đẩy lui. Trong cùng năm, quân Hồi Giáo bao vây Côn Minh, lập lại mưu toan này trong năm 1861, và sau cùng, dưới sự chỉ huy của Đỗ Văn Tú, đã chiếm đóng thành phố một cách ngắn ngủi trong năm 1863. Nhưng các sự bất đồng và ghen tỵ của phe Hồi Giáo, sự đầu hàng của một số thủ lĩnh của họ, và các cuộc tranh chấp bùng nổ giữa các người khác, đã hủy hoại các cơ may để củng cố các thắng lợi của họ. Dần dần, Sầm Dục Anh đã phục hồi và ổn định hóa miền đông của tỉnh. Cho mãi đến năm 1868, Đỗ Văn Tú vẫn có khả năng bao vây Côn Minh trong một năm trường, nhưng khi cuộc vây hãm đã bị phải bị bãi bỏ trong năm 1869, đó là một khúc rẽ trong cuộc chiến tranh lâu dài. Các cuộc công hãm kéo dài và lập lại nhiều lần vào một thành phố có tường thành bao quanh hẳn phải là một trong số các thí dụ cuối cùng của hình thái chiến tranh cổ xưa trong lịch sử. * Sầm giờ đây được bổ làm phiên vương Vân Nam và đã giao cho thuộc cấp của ông, Yang Yu-k’o, thực hiện trận đánh cuối cùng. Yang tiến đánh Đại Lý năm 1872 và cưỡng chiếm lối đi qua đèo Hạ Quan nằm ở mỏm phía nam của hồ nước. Sau đó ông đã mở cuộc bao vây chính thành phố và chiếm lấy thành phố sau một cuộc kháng cự dũng mãnh và kéo dài. Ngay sau khi có sự từ trần của Đỗ Văn Tú (kẻ đã cố tự vẫn nhưng đã bị giao nạp bởi các cận vệ của ông trước khi ông có thể làm như thế), người Hồi Giáo vẫn kháng cự bên trong lẫn ngoài thành phố trong gần một năm. Hàng nghìn người trong họ đã bị hạ sát, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Khi công cuộc bình định được hoàn tất, dân số của tỉnh được ước lượng đã giảm từ 8 triệu người xuống khoảng 3 triệu người, mặc dù được nghĩ rằng nhiều người trong số mất tích trong thực tế đã chạy trốn sang các miền hòa bình hơn.
Sau khi thất bại thì số lượng người Hồi đã giảm mạnh. Trong thời kỳ này người Anh chiếm đóng Miến Điện còn người Pháp chiếm đóng Việt Nam nên cả hai đều có ảnh hưởng tới Vân Nam.Năm 1910, người Pháp cho xây dựng đường sắt Điền Việt nối Côn Minh với cảng Hải Phòng, Việt Nam, đoạn trong Vân Nam gọi là Côn Hà thiết lộ (đường sắt Côn Hà), đến năm 1936 hoàn thành việc nối Vân Nam đến Sài Gòn. Đây cũng là tuyến đường sắt vận tải kinh tế nhất khu vực châu Á, thúc đẩy kinh tế mậu dịch ngoại thương Vân Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Là tuyến đường sắt quốc tế đầu tiên của Trung Quốc, đường sắt Điền Việt đã làm cho Vân Nam từ thân phận 1 tỉnh biên giới khép kín nhất của Trung Quốc bước một bước dài tiến chuyển liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài
Mậu dịch đối ngoại của Vân Nam trước 1908 ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm là khoảng 1200 vạn quan lượng. Đến năm 1912 đạt đến 2200 vạn quan lượng. Đến 1927, đạt đến mức độ 3000 vạn quan lượng. Đến niên đại 40 thế kỷ 20 thì 2/3 vật tư xuất nhập khẩu Vân Nam đều được xuất nhập khẩu ở đây.
Ngày 30 tháng 10 năm 1911, nhân dịp tết trùng dương, Thái Ngạc và Đường Kế Nghiêu nổi dậy thoát ly khỏi nhà Thanh. Ngày 25 tháng 12 năm 1915, hai ông này phát động phong trào phản đối Viên Thế Khải, Vân Nam trở thành tiền duyên cách mạng dân chủ cận đại.. Trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc, tại Vân Nam hình thành một cục diện cát cứ, từ 1928 tới 1945 do Đường Kế Nghiêu và Long Vân thống lĩnh. Năm 1925 sau khi Tôn Trung Sơn mất, Đường Kế Nghiêu tranh quyền lãnh đạo với Quyền đại nguyên soái Hồ Hán Dân, năm 1927 tướng Long Vân lên thay nắm quyền cai trị Vân Nam hơn 20 năm cho đến khi chính phủ Trung ương Quốc dân đảng bổ nhiệm tướng Đỗ Duật Minh thay thế vào năm 1945. Tháng 7 năm 1937 nổ ra cuộc chiến chống Nhật, Long Vân hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng CS TQ cùng đứng về một chiến tuyến cùng đấu tranh chống Nhật. Năm 1940 quân Nhật chiếm Việt Nam, biên giới Việt Nam và Vân Nam khá căng thẳng. Vân Nam ở giáp Diến Điện, là nơi tiếp nhận hàng viện trợ của Mỹ qua đường Diến Điện để vào Trung Quốc. Năm 1942, trên 10 vạn quân Trung Quốc từ đây tấn công sang Miến Điện, phối hợp cùng quân Anh chống lại quân đội Nhật Bản. Giai đoạn từ 1938 tới 1946, các trường đại học như đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, đại học Nam Khai đã hợp nhất tại Côn Minh để lập ra Đại học Quốc gia Liên hợp Tây Nam.
Năm 1945 tướng Đỗ Duật Minh thay thế Long Vân trong thời gian ngắn, sau đó em họ của Lư Hán là Long Vân lên nắm quyền. Sau khi Nhật đău hàng Đồng minh, quân đội Quốc dân đảng do Lư Hán tư lệnh quân Vân Nam điều động 4 quân đoàn gồm 18 vạn quân từ Vân Nam và Quảng Tây kéo vào miền Bắc Việt Nam giải giáp quân đội Nhật. Tháng 5 năm 1946 Lư Hán đưa quân quay về Vân Nam và đảm nhiệm các chức : Chủ tịch tỉnh Vân Nam, Tư lệnh An Ninh tỉnh kiêm hiệu trưởng học viện quân sự Xương Nghi. Tháng 7 năm 1948 Lư Hán hạ lệnh trấn áp học sinh Côn Minh tạo ra sự kiện thảm sát 15 tháng 7. Năm 1949 Lư Hán còn tạo ra vết nhơ trọng vụ thảm sát 21 người vô tội trên đường phố Nam Bình.
Sau đó Lư Hán và Long Vân dưới sự chỉ đạo của TW ĐCS TQ và Ủy ban Công hội tỉnh Vân Nam và dưới sự chi viên của Quân giải phóng nhân dân, cùng đấu tranh ở Vùng biên giới giữ Vân Nam và Quý Châu. Và đến ngày 9.12.1949 đã nổ ra khởi nghĩa Côn Minh, tỉnh Vân Nam tuyên bố giải phóng trong hòa bình.

screen.width*0.7) {this.resized=true; this.width=screen.width*0.7; this.alt='Click here to open new windows\nCTRL+Mouse wheel to zoom in/out';}" onmouseover="if(this.resized) this.style.cursor='hand';" onclick="if(!this.resized) {return false;} else {window.open('attachments/month_0905/Kunming_skyline_gRaJXfNaqDcO.jpg');}" onmousewheel="return imgzoom(this);" border="0">Năm 1894, George Ernest Morrison, một phóng viên người Úc làm việc cho The Times, đã du hành từ Bắc Kinh tới Miến Điện, khi đó bị người Anh chiếm đóng, thông qua Vân Nam. Cuốn sách của ông An Australian in China (Người Úc tại Trung Quốc) đã miêu tả chi tiết những thử thách ông đã trải qua.
Từ năm 1916 đến năm 1917, Roy Chapman AndrewsYvette Borup Andrews đã dẫn đầu đoàn thám hiểm động vật châu Á thuộc Viện bảo tàng tự nhiên Hoa Kỳ đi suốt phần lớn khu vực miền tây và miền nam Vân Nam, cũng như các tỉnh khác của Trung Quốc. Cuốn sách Camps and Trails in China đã ghi chép lại những thử thách của họ.
13-DAY YUNNAN TOUR  & TREK photo enlargeĐịa lý:
Vân Nam là tỉnh cực tây nam của Trung Quốc, với đường Bắc chí tuyến chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh. Tỉnh này có diện tích khoảng 394.000 km², chiếm 4,1% tổng diện tích Trung Quốc. Tỉnh này có ranh giới với Khu tự trị người Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu ở phía đông, tỉnh Tứ Xuyên ở phía bắc, Khu tự trị Tây Tạng ở phía tây bắc. Tỉnh này cũng có biên giới dài 4.060 km với Myanma ở phía tây, Lào ở phía nam, Việt Nam ở phía đông nam.Do nằm ở cao độ bình quân trên 1000 mét so với mực nước biển nên Vân Nam có địa hình cơ bản chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên là rừng núi, cao nguyên. Không chỉ thế, vì nằm trong dải khí hậu gió mùa đồi núi lại được hưởng trực tiếp luồng gió biển mang không khí ẩm từ tây nam Ấn Độ Dương nên Vân Nam quanh năm có nắng, có gió, rất ít sương mù và có nhiệt độ bình quân chỉ khoảng 15 độ C. Cho dù vào mùa đông, ban đêm trên các đồi núi cao có nơi vẫn có tuyết phủ, nhưng chỉ khoảng 7-8 giờ sáng, mặt trời lên với ánh nắng chan hoà đã xoá tan cái giá lạnh của tuyết phủ ban đêm; và giữa trưa vào mùa hè ở ngay thành phố Côn Minh cũng có ngày đột xuất nhiệt độ lên tới 27 - 30 độ C nhưng thời tiết vẫn dễ chịu nhờ có gió thổi và cây rừng điều hoà không khí quanh năm. Với khí hậu ôn hoà, mùa hè không nóng, mùa đông không lạnh đã tạo cho Vân Nam, đặc biệt là cho thành phố Côn Minh do nằm ở cao độ thấp hơn nên được hưởng thời tiết cả 4 mùa đều như mùa xuân, khiến cho du khách phương xa dù từ bất kỳ vùng khí hậu nào đến đây cũng đều rất thoải mái, dễ chịu. Và Côn Minh do đó đã được gọi là thành phố mùa xuân. Đây cũng là thành phố thường xuyên đón du khách cả 4 mùa quanh năm, địa danh du lịch hiếm có trên thế giới, đã được gọi là Geneva của phương Đông.
Ranh giới-Biên giới:Các tỉnh, khu tự trị có ranh giới là Khu tụ trị Tây Tạng, Tứ Xuyên, Quý ChâuQuảng Tây. Các quốc gia có biên giới với tỉnh này là Việt Nam (các tỉnh Việt Nam tiếp giáp gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang; các đơn vị hành chính của Vân Nam tiếp giáp với Việt Nam gồm châu Hồng Hà, Văn Sơn, địa cấp thị Phổ Nhị; cửa khẩu chính qua biên giới theo đường bộ và đường sắt là tại Hà Khẩu - Lào Cai), Lào (tại Boten) và Myanma (với cửa khẩu biên giới chính tại Thụy Lệ, đây cũng là của khẩu biên giới bộ duy nhất được phép đi lại đối với những người không có quốc tịch Trung Quốc hay Myama).
7-Day  Kunming-Dali-Lijiang-Tiger Leaping Gorge photo enlargeCao độ: Điểm cao nhất ở phía bắc là đỉnh Kawagebo tại huyện Đức Khâm trên cao nguyên Địch Khánh, nó cao khoảng 6.740 m; và điểm thấp nhất là thung lũng Hồng Hà tại huyện Hà Khẩu, với cao độ 76,4 m.
11-Day  Kunming-Jianshui-Yuanyang-Dali-Lijiang-Tiger Leaping Gorge-Shangri-La  photo enlargeSông ngòi:Tỉnh này được 6 hệ thống sông lớn chính tưới tiêu:
  • Dương Tử (长江; Trường Giang), tại đây được biết dưới tên gọi Kim Sa Giang (sông cát vàng), tưới tiêu cho phần phía bắc của tỉnh.
  • Châu Giang, với thượng nguồn của nó gần Khúc Tĩnh, tưới tiêu cho khu vực miền đông.
  • Mê Kông (澜沧江; Lan Thương Giang), chảy từ Tây Tạng tới miền nam Việt Nam để đổ ra biển Đông, tạo thành biên giới tự nhiên giữa Lào và Myanma, giữa Lào và Thái Lan, qua Campuchia để tới Việt Nam.
  • Hồng Hà (红河/元江; Hồng Hà/Nguyên Giang) có thượng nguồn tại các dãy núi ở phía nam Đại Lý và đổ ra biển Đông sau khi chảy qua Hà Nội, Việt Nam.
  • Nộ Giang/Salween (怒江; nù jiāng), chảy ra vịnh Martabanbiển Andaman sau khi chảy qua Myanma.
  • Sông Irrawaddy có một số sông nhánh nhỏ ở miền viễn tây Vân Nam, cũng như Độc Long Giang và các sông trong châu tự trị Đức Hoành.
10-Day  Kunming-Dali-Lijiang-Shangri-la Trecking Tour  photo enlargeVân Nam giàu các nguồn lực tự nhiên. Tỉnh này được biết đến như là vương quốc của thực vật, động vật và các kim loại màu cũng như các loài cây thuốc.
8-Day  Kunming-Lijiang-Shangri-la-Deqin photo enlargeTỉnh này không những có các loài thực vật nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, hàn đới nhiều hơn so với các tỉnh khác tại Trung Quốc, mà còn có nhiều loài thực vật cổ, cũng như các loài được đưa từ nước ngoài vào. Trong số khoảng 30.000 loài thực vật tại Trung Quốc thì có thể tìm thấy khoảng 18.000 loài tại Vân Nam. Vân Nam cũng là nơi có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ.
Trên 150 loại khoáng sản đã được phát hiện tại Vân Nam. Giá trị tiềm năng của các loại khoảng sản này tại Vân Nam vào khoảng 3 nghìn tỷ nhân dân tệ ( khoảng 350 tỷ USD), 40% trong số đó là từ các loại khoảng sản cung cấp nhiên liệu, 7,3% từ khoáng sản kim loại và 52,7% từ các khoáng sản phi-kim loại.
http://archi.vn/Upload%20Image/Lan%20Anh12/100228/1.gif
Vân Nam đã được xác nhận là có trầm tích của 86 loại khoáng sản tại 2.700 khu vực. Khoảng 13% trong số các loại khoáng sản trầm tích này có trữ lượng lớn nhất trong số các mỏ khoáng sản tại Trung Quốc, và 2/3 các trầm tích có trữ lượng lớn nhất tại lưu vực sông Dương Tử và miền nam Trung Quốc. Vân Nam đứng đầu Trung Quốc về các loại khoáng sản chứa kẽm, chì, thiếc, cadmi, indi, tali và crocidolit.
Vân Nam có nhiều mưa và sông hồ. Tổng lưu lượng nước hàng năm chảy trong tỉnh này là khoảng 200 km³, ba lần lớn hơn lưu lượng của sông Hoàng Hà. Các sông chảy vào tỉnh này bổ sung thêm 160 km³, có nghĩa là có trên 10.000 m³ khối nước cho mỗi người dân trong tỉnh trong một năm. Con số này cao gấp 4 lần so với trung bình toàn Trung Quốc. Lượng nước lớn này tạo điều kiện cho việc phát triển thủy điện.
8-Day  Kunming-Dali-Lijiang-Shangri-La photo enlargeVân Nam còn hấp dẫn với nhiều địa điểm du lịch, bao gồm nhiều vùng phong cảnh đẹp, các tập quán dân tộc đa dạng và một khí hậu dễ chịu.
8-Day  Kunming-Xishuangbanna-Dali-Lijiang photo enlargeDân cư:
Tổng dân số: 43,33 triệu (năm 2002)
Tỷ lệ tăng dân số: 1,06%
Tuổi thọ (trung bình): 65,1 năm (nam) và 67,7 năm (nữ) (dữ liệu năm 1995)
8-Day Kunming-  Shangri-la -Lijiang- Dali photo enlargeLà một tỉnh ở phía Nam Trung Quốc ( iáp ranh với Myanmar, Lào và Việt Nam ) nhưng diện tích của Vân Nam còn lớn hơn cả diện tích của nước ta. Với số dân hơn 45 triệu người, Vân Nam đã là nơi tụ họp của 52/56 dân tộc trong toàn quốc. Đáng lưu ý, Côn Minh - thủ phủ của Vân Nam - một thành phố hiện đại có nhịp sống rất sôi động nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống của hàng nghìn năm hòa quyện văn hoá chùa chiền Phật giáo với văn hoá cung đình phong kiến. Đông dân và đa tộc, chỉ tính riêng thành phố Côn Minh với gần 6 triệu dân đã có tới 26 dân tộc như Hán, Thái, Hani, H"mông, Di, Mèo, Bạch.. Sự đông dân, đa tộc này cùng với truyền thống coi trọng nghĩa tình và mến khách đã đem lại một vẻ đẹp chung cho cả nơi đây; đó là vẻ đẹp phong phú, đa dạng, thắm đượm tính nhân văn: một tình yêu thiên nhiên, con người. Tuy nhiên vẻ đẹp chung đó đã không làm mất đi đặc điểm riêng của từng dân tộc, mà hơn thế nữa, tính riêng của từng dân tộc vẫn được bảo tồn và ngày càng được phát triển mạnh mẽ hơn, thể hiện thành từng sắc thái văn hoá có những đặc trưng riêng biệt rất khác nhau. Điều này có thể thấy rõ trong phong tục, tập quán... mà dễ thấy nhất là trong từng lời ca, điệu múa, trang sắc phục những ngày hội lớn hay vào dịp lễ, tết truyền thống của mỗi dân tộc. Vì thế cũng có thể coi Vân Nam nói chung và Côn Minh nói riêng là hình ảnh tiêu biểu thu nhỏ của nước Trung Hoa khổng lồ với những vẻ đẹp vô cùng phong phú, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo và đời sống văn hoá, xã hội.
Dân tộc: Vân Nam đáng chú ý vì sự đa dạng sắc tộc cao. Tỉnh này có nhiều dân tộc hơn tất cả các tỉnh và khu tự trị khác của Trung Quốc. Trong số 56 dân tộc được công nhận tại Trung Quốc, người ta thấy tại Vân Nam là 25. Khoảng 38,07% dân số trong tỉnh này là các nhóm sắc tộc thiểu số như người Di, Bạch, Cáp Nê (Hà Nhì), Tráng (Choang), Thái, Miêu (H'Mông), Lật Túc, Hồi, Lạp Hỗ (La Hủ), Ngõa (Va), Nạp Tây, Dao, Tạng, Cảnh Pha, Bố Lãng, Phổ Mễ, Nộ, A Xương, Cơ Nặc, Mông Cổ, Độc Long, Mãn, Thủy và Bố Y. Một vài dân tộc khác cũng có đại diện, nhưng hoặc là họ không sống trong các khu dân cư đông đúc hoặc số lượng không đạt tới ngưỡng quy định là 5.000 người để có thể được công nhận có địa vị một cách chính thức là tồn tại trong tỉnh. Một số nhóm sắc tộc, chẳng hạn người Ma Toa, đã được công nhận chính thức như là một phần của người Nạp Tây, trong quá khứ đã từng yêu cầu có địa vị chính thức như là một dân tộc thiểu số, và hiện nay được công nhận là dân tộc Ma Toa.
Các nhóm sắc tộc phân bổ rộng khắp trong tỉnh. Khoảng 25 các dân tộc thiểu số sống trong các khu dân cư đông đúc, mỗi cộng đồng có số dân trên 5.000 người. Mười dân tộc thiểu số sống tại khu vực biên giới và thung lũng các sông, bao gồm người Hồi, Mãn (người Mãn, dấu vết còn lại của thời kỳ chính quyền nhà Thanh, không sống trong các khu dân cư đông đúc và trong nhiều khía cạnh thì không khác gì người Hán), Bạch, Nạp Tây, Mông Cổ, Tráng, Thái, A Xương, Bố Y và Thủy, với tổng dân số khoảng 4,5 triệu; những người sống trong các khu vực núi thấp là người Hà Nhì, Dao, Lạp Hỗ (La Hủ), Va, Cảnh Pha, Bố Lãng và Cơ Nặc, với tổng dân số khoảng 5 triệu; còn những người sống trong các khu vực núi cao là người Miêu, Lật Túc, Tạng, Phổ Mễ và Độc Long, với tổng dân số khoảng 4 triệu.
http://www.traveljournals.net/pictures/l/14/144174-ugliest-bagoda-so-far-kunming-china.jpgCâu truyện thường được nhắc lại kể về chuyện ba anh em khi sinh ra đã nói các thứ tiếng khác nhau: Tạng, Nạp TâyBạch. Mỗi người sống trong các khu vực khác nhau của Vân Nam và Tây Tạng, tương ứng với các vùng cao, vùng trung và vùng thấp.
Ngôn ngữ: Các phương ngữ chủ yếu trong tiếng Trung được nói tại Vân Nam thuộc về nhánh tây nam của nhóm Quan Thoại, và vì thế là tương tự như các phương ngữ láng giềng ở các tỉnh Tứ XuyênQuý Châu. Các đặc trưng đáng chú ý trong nhiều phương ngữ Vân Nam là việc mất đi một phần hay toàn bộ khác biệt giữa /n//ŋ/, cũng như không có /y/.
Sự đa dạng sắc tộc của Vân Nam được phản ánh trong sự đa dạng ngôn ngữ của nó. Các thứ tiếng được nói tại Vân Nam bao gồm nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến chẳng hạn như Bạch, Di, Tạng, Hà Nhì, Cảnh Pha, Lisu, Lạp Hỗ, Nạp Tây; Thái hay Tráng, Bố Y, Đồng, Thủy, Thái LựThái Nüa cũng như nhóm ngôn ngữ Mông-Miến.
Cụ thể là tiếng Nạp Tây sử dụng hệ thống chữ viết Đông Ba, là hệ thống chữ viết dùng biểu tượng (hình ý văn tự) duy nhất hiện nay trên thế giới. Văn tự Đông Ba đã được các thầy cúng Đông Ba sử dụng là chủ yếu với các chỉ dẫn về nghi thức hành lễ của họ. Ngày nay văn tự Đông Ba chủ yếu là để đáp ứng sự tò mò của khách du lịch. Học giả nổi tiếng nhất về văn hóa Đông Ba có lẽ là Joseph Rock.
Giáo dục: Vào cuối năm 1998, trong số dân số của tỉnh thì 419.800 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, 2,11 triệu người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, 8,3 triệu người tốt nghiệp trung học cơ sở, 18,25 triệu người đã tốt nghiệp tiểu học và 8,25 triệu người trên 15 tuổi hoặc là mù chữ hoặc một phần biết đọc, biết viết.
Đại học và cao đẳng
  • Đại học Khoa học Công nghệ Côn Minh
  • Đại học Vân Nam
  • Đại học Kinh tế Tài chính Vân Nam
  • Đại học Nông nghiệp Vân Nam
  • Đại học dân tộc Vân Nam
  • Đại học Côn Minh
  • Học viện Lâm nghiệp Tây Nam
  • Học viện Y học Côn Minh
  • Học viện Đông y Vân Nam
  • Học viện Cảnh quan Vân Nam
  • Đại học Sư phạm Vân Nam
  • Đại học Hồng Hà
Kinh tế:Vân Nam là một tỉnh tương đối chậm phát triển của Trung Quốc với tỷ lệ dân số lâm vào cảnh nghèo khổ cao hơn các tỉnh khác. Năm 1994, khoảng 7 triệu người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân hàng năm thấp hơn 300 nhân dân tệ trên đầu người. Họ được phân bổ trong 73 huyện của tỉnh, chủ yếu sống nhờ nguồn hỗ trợ tài chính của chính quyền trung ương. Với số tiền trợ cấp 3,15 tỷ nhân dân tệ (NDT) năm 2002, dân số nông thôn nghèo trong tỉnh đã giảm từ 4,05 triệu năm 2000 xuống 2,86 triệu. Kế hoạch xóa đói giảm nghèo bao gồm 5 dự án lớn với mục tiêu nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Các kế hoạch này bao gồm chương trình cải tạo đất, bảo tồn nước, cung cấp điện năng, đường xá và xây dựng "vành đai xanh". Cho đến khi các dự án này được hoàn thành thì Vân Nam sẽ giải quyết được vấn đề thiếu ngũ cốc, nước, điện, đường xá và cải thiện các điều kiện sinh thái.
http://d2eosjbgw49cu5.cloudfront.net/hidden-travel-gems.com/imgname--in_search_of_a_cool_summer_kunming_china---50226711--flickr_4990972.jpg
Bốn ngành kinh tế cột trụ của Vân Nam là: sản xuất thuốc lá, các chế phẩm sinh học, khai thác mỏ và du lịch. Vân Nam có quan hệ thương mại với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vân Nam cũng thành lập khu thương mại biên giới Muse (nằm tại Thụy Lệ) dọc theo ranh giới của tỉnh này với Myanma. Vân Nam xuất khẩu chủ yếu là thuốc lá, máy móc và thiết bị điện, các sản phẩm hóa học và nông nghjiệp, cũng như các kim loại màu. Năm 2002, kim ngạch thương mại song phương (nhập và xuất khẩu) đạt 2,23 tỷ đô la Mỹ. Năm 2002, tỉnh này đã ký các hợp đồng FDI với số vốn 333 triệu đô la Mỹ, trong đó 112 triệu đô la Mỹ đã được đầu tư trên thực tế trong cùng năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Vân Nam là 4% (năm 2002).
Shangri-La:
GDP danh định năm 2004 là 295,9 tỷ nhân dân tệ (36,71 tỷ đô la Mỹ), và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 8,1%. GDP trên đầu người là 5.630 NDT (680 USD). Côn Minh
Đến với Côn Minh, du khách sẽ được nghe nhiều về thuốc lá Hồng Hà nổi tiếng khắp vùng Vân Nam; về rừng đá Thạch Lâm tuyệt đẹp; về Vũ yến tại Đại yến cung - một trong những sản phẩm du lịch nổi tiếng thế giới.
alt
Năm 1999, khi được lựa chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị Expo với sự có mặt của 44 nguyên thủ trên thế giới, Côn Minh đã tăng tốc và bứt phá về mọi mặt. Bước qua cửa ngõ thành phố, người ta sẽ phải ghi nhận rằng đây là một đô thị được quy hoạch rất chuẩn. Trung tâm thành phố là hàng loạt toà nhà cao tầng khoác lên người những thương hiệu như Parkson, Adidas, Ford... Nhưng điều du khách cảm Đến với Côn Minh, du khách sẽ được nghe nhiều về thuốc lá Hồng Hà nổi tiếng khắp vùng Vân Nam; về rừng đá Thạch Lâm tuyệt đẹp nhận khi đến đây không phải sự choáng ngợp mà là cảm giác thân thiện, bình yên. Xen giữa các công trình là những mảng xanh công viên được "ưu ái" rất nhiều diện tích.
alt
Được mệnh danh là Xuân Thành (thành phố mùa xuân), Côn Minh có một thảm thực vật bốn mùa tươi tốt. Những thảm hoa đủ màu sắc chính là lời chào đón nhẹ nhàng nhưng thân thiện nhất mà bạn nhận được khi bước chân vào thành phố. Còn nếu đến công viên Thanh Hồ, bạn sẽ hiểu tại sao người TQ xếp nơi này vào danh sách những công viên kiểu mẫu. Đi ô tô khoảng 15 phút rời khỏi trung tâm thành phố ra phía Hồ Điền, hồ lớn nhất của thành phố Côn Minh.

http://images.travelpod.com/users/raquel_chiel/bombay-bangkok.1195572960.chiel_075.jpgNếu tới Côn Minh đúng mùa, bạn sẽ được thấy những đàn mòng biển rất đẹp về trong công viên Thanh Hồ. Người dân tại Côn Minh rất ít nói tiếng Anh hay ngoại ngữ khác. Một mẹo nhỏ khi bạn "lâm nguy" trên đường phố là hãy hỏi các em học sinh, đây là những hướng dẫn viên du lịch cực kỳ nhiệt tình. Dù là bất cứ tháng nào trong năm, một ngày ở Côn Minh nhiệt độ cũng rất chênh lệch. Từ trưa đến chiều sẽ nóng hoặc mát mẻ nhưng tối thì khá lạnh, thậm chí nhiệt độ có thể xuống rất thấp. Vì thế đừng quên mang theo chiếc áo khoác hoặc áo len mỏng phòng thân. Một thứ nữa cũng quan trọng là chiếc ô vì mưa ở Côn Minh không thể đoán trước được và cũng rất to.
alt
Đã đến Côn Minh thì đừng tiếc tiền tham dự Vũ yến, vì trên thế giới người ta xếp chương trình này chỉ sau Moulin Rouge ở Paris (Pháp) và Sex Show ở Thái Lan
Lijiang is  crisscrossed by clear gurgling canals, and here decorated for the  upcoming Chinese New Year.
Thành phố Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, thuộc cao nguyên Vân Quý. Thành phố nằm ở độ cao 1.893m so với mặt nước biển. Nhiệt độ trung bình trong năm là 15 độ C, bốn mùa đều như mùa xuân nên Côn Minh còn có tên là “Xuân Thành” (tức thành phố Mùa Xuân). Với lợi thế thiên nhiên, khí hậu và có nhiều công trình kiến trúc cổ kính và hiện đại, Côn Minh đang thu hút khách du lịch khắp thế giới...
Do khí hậu ôn hòa quanh năm nên khắp nơi trong thành phố Côn Minh tràn ngập hoa đủ loại, đủ màu sắc. Hoa trên tường rào các dãy phố, hoa trồng giữa dải phân cách trên đường. Trên hè phố, trong các ô vuông trồng cây lấy bóng mát người ta cũng để các chậu hoa nhỏ, màu sắc rất sặc sỡ. Sản xuất hoa là một ngành sản xuất chủ chốt của Côn Minh - nơi cung cấp 70% hoa tươi cho Trung Quốc.
Next we  visited the gorgeous ancient city of Lijiang, the almost perfectly  preserved capital of China's Naxi people. The small, cobbled,  canal-lined city dates back to a few hundred years B.C.
Tại Côn Minh có một nơi làm du khách nhớ mãi là Công viên sinh vật cảnh Côn Minh (còn gọi là Trung tâm Expo’99) với diện tích trên 200ha, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút ô tô. Tại đây, năm 1999, để khuếch trương thế mạnh về hoa và quảng bá điểm đến du lịch với quốc tế, một hội chợ hoa lớn nhất thế giới đã được tổ chức với sự tham gia của 62 nước. Sau hội chợ, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch địa phương đã xin giữ lại những loại hoa của các nước tham dự và dành riêng mỗi quốc gia một khu vực nhằm nhân giống hoa gọi là “Ngôi nhà các nước”. Du khách sẽ còn choáng ngợp khi đến thăm chợ hoa Thượng Nghĩa và chợ hoa Gia Minh với hàng triệu chậu hoa, giò hoa quý nằm san sát khoe sắc hương...
In Kunming,  famous for an almost perpetual spring, the weather was warm and the  willows were just turning green. In Kunming,  famous for an almost perpetual spring, the weather was warm and the  willows were just showing green.
View from
Bên cạnh hoa, thắng cảnh nổi tiếng nhất của Côn Minh là khu du lịch Thạch Lâm, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất kỳ quan” của Trung Quốc. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng triệu du khách từ các nơi đổ về tham quan. Khu du lịch chia thành hai khu vực: tiểu Thạch Lâm và đại Thạch Lâm. Ở Thạch Lâm có những hòn đá nhỏ và những tảng đá khổng lồ thiên nhiên đã sắp xếp nên những hình thù độc đáo và như một cánh “rừng đá”. Hiện nay, tại đây vẫn còn lưu giữ bút tích in khắc trên vách đá của các bậc hiền nhân Trung Quốc ca ngợi vẻ hùng vĩ không nơi nào sánh kịp của Thạch Lâm, như “Vân thạch tranh hùng”, “Thiên tạo kỳ quan”... Sau khi tham quan khám phá phong cảnh, du khách sẽ dừng chân ở lầu Nghênh Phong (Vọng Phong Đình) cao khoảng 100m. Từ trên cao, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh khu vực để thưởng ngoạn một bức tranh huyền ảo và kỳ bí của đá. Bên rừng đá còn có những khu trồng các loại hoa, những hồ nước mát dịu, thảm cỏ xanh. Khu du lịch Thạch Lâm có nhiều dịch vụ ẩm thực, mua sắm độc đáo... tạo thêm sức hút đối với du khách. Đến khu du lịch này, du khách còn có thể thuê các cô gái dân tộc Di xinh đẹp mặc váy xòe rực rỡ che dù đưa du khách đi và giới thiệu các hang cùng ngõ hẻm trong khu du lịch rộng lớn này. Giá thuê cho một chuyến tham quan tương đương 100.000 đồng Việt Nam.
Rooftops.
Late-day streets with  stalls.
A first glimpse at Yulong Snow-Covered Mountain from  Lijiang's old town.
Một điểm đến rất thú vị khác của Côn Minh là Hồ Điền Trì. Đây là một hồ nước ngọt có diện tích 298km2. Phía đông hồ là dãy Kim Mã sơn, phía tây là Bích Kê sơn, phía bắc là Xà sơn, phía nam là Bạch Hạc sơn. Người ta đã đặt cho hồ biệt danh là “Viên minh châu tỏa sáng trên cao nguyên”. Đặc biệt hồ là nơi trú ngụ của chim hải âu từ Nga về tránh rét trong mùa đông.
A postcard-perfect look at Yulong Mountain from  temple-dotted Black Dragon Pool.
Côn Minh còn có nhiều ngôi chùa đẹp nổi tiếng như Viên Thông, Hoa Đình, Kim Điện... Trong số ấy, Kim Điện là một trong ba ngôi chùa lớn nhất của Trung Quốc xây dựng với các chi tiết như tường, mái, cột... được đúc toàn bằng đồng; chùa Hoa Đình có 500 tượng La Hán. Ngoài ra, hòn Ngọc, núi Tây Sơn, lầu Đại Quan, suối nước An Minh... cũng là những nơi nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua.
Lion statue. Tadpoles.
Kim Mã Phường vá Bích Kê Phường là hai kiến trúc tiêu biểu nằm trong trung tâm thành phố được xây dựng từ thời nhà Minh cách nay 400 năm. Khi mặt trời lặn, khách tham quan có thể thấy cảnh tượng cực kỳ đẹp: bóng của hai kiến trúc này xích lại gần nhau, đan chéo lẫn nhau lộng lẫy...
Yulong Mountain  from Black Dragon Pool.
More Yulong  Mountain from Black Dragon Pool.
Baisha gate.
There we  got even more views of Yulong Mountain.
This photo is  courtesy of an old Naxi woman who has figured out how to make a living  laughing at foreigners!
Côn Minh thua Bắc Kinh hay Thượng Hải về độ hiện đại, về số lượng các nhà chọc trời, nhưng Côn Minh lại có vẻ đẹp đặc sắc riêng. Thành phố Côn Minh có đến 26 dân tộc nên quanh năm tưng bừng lễ hội. Nổi tiếng nhất là Tết bó đuốc của dân tộc Di, lễ té nước của dân tộc Thái, chợ tháng 3 của dân tộc Bạch, Tết hoa nở của người Mèo...
Dali veggie market.
Dali meat market.
Dramatic weather and the west gate of Dali's city wall.
A few hours away, the  ancient town of Dali is also well-preserved, with some beautiful  sights.
Giao thông & Vận tải:
Đường sắt
Vân Nam được nối bằng đường sắt lần đầu tiên không phải là với phần còn lại của Trung Quốc mà là với cảng Hải Phòng bằng đường sắt khổ hẹp (1,1 m) do người Pháp xây dựng và hoàn thành năm 1910. Phải 50 năm sau thì tỉnh này mới được nối với phần còn lại của Trung Quốc bằng đường sắt sau khi tuyến đường sắt Thành Đô-Côn Minh hoàn thành. Sau đó, tuyến đường sắt nối Côn Minh với Quý Dương cũng được đưa vào khai thác. Hai tuyến đường sắt mới được đưa vào sử dụng gần đây: tuyến đường phía nam nối tới Nam Ninh và tuyến đường đông bắc nối tới Tứ Xuyên.
Vào thời điểm 2006, sự kéo dài của tuyến đường sắt hiện nay cũng liên kết Côn Minh với Đại Lý, với đoạn kéo dài tới Lệ Giang cũng gần hoàn thành. Người ta cũng có kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt cổ nhất trong tỉnh tới Việt Nam, trong khi một kế hoạch mới và rất nhiều tham vọng để liên kết Đại Lý với Thụy Lệ cũng đã được thông báo trong năm 2006.
Đường bộ: Việc xây dựng đường bộ tại Vân Nam vẫn tiếp tục không suy giảm: trong những năm qua tỉnh này đã xây dựng được thêm nhiều tuyến đường mới hơn bất kỳ tỉnh nào của Trung Quốc. Hiện nay, tuyến đường cao tốc nối Côn Minh, qua Đại Lý tới Bảo Sơn, Côn Minh tới Mặc Giang (trên đường tới Cảnh Hồng), Côn Minh tới Khúc Tĩnh, Côn Minh tới Thạch Lâm (rừng đá). Kế hoạch chính thức là tới năm 2010 sẽ nối toàn bộ các thành thị chính và thủ phủ của các tỉnh láng giềng bằng đường cao tốc và dự định hoàn thành hệ thống đường cao tốc vào năm 2020.
Tam Tháp:
Tất cả các thị trấn hiện nay đều có thể tới được bằng các tuyến đường có bề mặt cứng trong mọi thời tiết, từ Côn Minh, tất cả các thị tứ đều có đường liên kết (thị tứ cuối cùng được nối vào là Dương Lạp, ở xa về phía bắc của tỉnh, nhưng Độc Long Giang vẫn bị cô lập trong vòng khoảng 6 tháng mỗi năm), và khoảng một nửa các làng quê có đường đi tới.
Tổng độ dài của đường quốc lộ cấp II là 958 km, cấp III là 7.571 km và cấp IV là 52.248 km. Tỉnh này cũng đã thành lập một mạng lưới liên lạc viễn thông từ Côn Minh tỏa ra tới Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây, Tây Tạng, cũng như xa hơn sang tới tận Myanma, Lào, Việt Nam và Thái Lan.
Hồ Erhai:
Đường thủy: Nói chung, các sông là trở ngại đối với giao thông vận tải của Vân Nam. Chỉ một phần rất nhỏ trong hệ thống sông ngòi ở Vân Nam là có thể phục vụ cho giao thông đường thủy.
Năm 1995, tỉnh này đã đầu tư 171 triệu NDT để bổ sung thêm 807 km đường giao thông thủy mới. Người ta đã xây dựng 2 cầu tàu với năng lực xếp dỡ mỗi năm đạt 300.000-400.000 tấn/cầu tàu và 4 cầu tàu với năng lực xếp dỡ 100.000 tấn/cầu tàu. Khối lượng xếp dỡ hàng hóa mỗi năm khoảng 2 triệu tấn và luân chuyển hành khách khoảng 2 triệu người.
Sân bay:Tỉnh này có 20 tuyến đường bay từ Côn Minh tới Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Hải Khẩu, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán, Tây An, Lan Châu, Hàng Châu, Hạ Môn, Nam Ninh, Thâm Quyến, Quý Dương, Trường Sa, Quế Lâm, LhasaHồng Kông; tám tuyến đường bay nội tỉnh từ Côn Minh tới Cảnh Hồng, Mông Tự, Lệ Giang, Đại Lý, Hương Cách Lý Nạp (Shangri-la hay Trung Điện), Chiêu Thông, Bảo SơnTư Mao; cũng như 8 đường bay quốc tế từ Côn Minh tới Bangkok, Chiang mai, Yangon, Singapore, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Kuala LumpurViêng Chăn.
Sân bay quốc tế Vu Gia Bá ở Côn Minh là sân bay hạng nhất cấp quốc gia còng các sân bay khác là các nhà ga hạng hai. Một sân bay mới cho Côn Minh, được xây ở phía đông thành phố, tại Đại Bản Kiều đã bắt đầu năm 2006, nhưng chỉ hoàn thành theo dự kiến vào năm 2015.
13-DAY YUNNAN TOUR  & TREK photo enlargeVăn hóa & Du lịch: Một trong những sản phẩm nổi tiếng của Vân Nam là Phổ Nhị trà, được đặt tên theo thị trấn kinh doanh chè thời cổ là Phổ Nhị, cũng như trà kim vàng Vân Nam.
Các trung tâm du lịch tại Vân Nam bao gồm:
  • Đại Lý, trung tâm lịch sử của các vương quốc Nam Chiếu và Đại Lý.
  • Cảnh Hồng, trung tâm và thủ phủ châu tự trị Tây Song Bản Nạp của người Thái Vân Nam.
  • Lệ Giang, một thành phố của người thiểu số Nạp Tây. Nó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1997.Hình  bài viết Thành cổ Lệ Giang -
    http://www.hanoitourist.vn/images/tour/tour_1249581054.gif
    Lệ Giang (Lijiang - tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) được biết đến là một thành phố cổ với nhiều dân tộc thiểu số và nền văn hóa lâu đời. Bao quanh thành phố là cảnh thiên nhiên kỳ thú với những cánh đồng phì nhiêu và dòng sông như pha lê chảy qua.
    http://tuvanonline.com/sites/new.tuvanonline.com/files/upload/T809/LeGiang21209_4.jpgĐô thị cổ Lệ Giang rộng 3,8 km2, được xây dựng đầu tiên vào cuối thời Tống và đầu thời Nguyên với lịch sử hơn 800 năm. Từ khi Kublai Khan, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Tống đã trị vì, Lệ Giang đã trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục. Giờ đây, khi thả bộ dọc theo khu phố cổ này, bạn có thể cảm nhận được sự thịnh vượng và nét hoa văn trang trí tại những cửa hàng lưu niệm .
    http://images.family.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2008/12/20081219103335641/l%E1%BB%87%20giang1.jpgĐô thị cổ Lệ Giang được xây dựng dọc theo dãy núi và dòng sông. Thành phố cổ kính này không chỉ nổi tiếng với những bức tường và những câu chuyện thú vị. Nét đặc sắc của người Trung Quốc đã được thể hiện trong các kiến trúc của những bức tường.
    Nhờ kết quả của sự hòa trộn nét văn hóa và sự phát triển của dân tộc Naxi. Kiến trúc những tòa nhà là sự kết hợp chặt chẽ kiến trúc của người Hán, Bai và Tây Tạng. Người Naxi đã rất kỳ công để trang trí nhà cửa và phương tiện đi lại. Du khách sẽ cảm nhận được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên, hoa và cây cảnh được trồng rất nhiều trên đường phố.
    Image of View over the historic old town of Lijiang from the  adjacent hill, Lijiang, ChinaXung quanh thành phố có rất nhiều kênh đào dòng suối chảy qua khu vực dân cư. Bên bờ là những hàng liễu rủ dọc theo những con kênh đào. Thành phố có hàng cây 350 tuổi và những kiến trúc từ thời Minh. Hệ thống kênh đào chằng chịt này nên người ta gọi thành phố là "Venice" của phương Đông và "Tô Châu" trên cao nguyên.
    Lijiang
    Trung tâm của thị trấn cổ là phố Sifangjie. Từ những con phố chính này sẽ dẫn đến những con phố cũ, ngóc ngách của thành phố. Khắp thành phố được khoác trên mình một màu xám, kết hợp với những kênh đào và cây xanh tạo nên không khí trong lành tràn ngập đường phố.
    Vào 3/12/1997, phố cổ Lệ Giang đã được tổ chức UNESCO xếp vào một trong những di sản văn hóa của thế giới. Giờ đây, thành phố ngày càng thu hút khách du lịch với nét văn hóa cổ kính đặc sắc và phong cảnh thiên nhiên trữ tình.
    Gần Lệ Giang, Bích tuyết Long Sơn là dãy núi băng giá ở Bắc bán cầu. Tuyết phủ và sương mù phủ trắng xóa đã làm dãy núi giống như con rồng bằng ngọc bích đang trườn trên mây, do đó mà có tên là Bích tuyết Long Sơn
    Bích tuyết Long Sơn là một dãy núi linh thiêng của người Naxi không chỉ vì truyền thuyết mà còn vì từ rất nhiều năm trước. Đây là một nơi linh thiêng cho những đôi uyên ương làm lễ cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa và thoát khỏi nhừng ràng buộc của những hủ tục phong kiến.
    Với độ cao thấp nhất là 4.000m so với mực nước biển. Các đỉnh núi này tuyết phủ quanh năm và được gọi là bảo tàng băng thiên nhiên. Nhìn từ trên cao, bạn có thể ngắm nhìn những dòng sông và lưu vực sông này. Nơi mà các tảng băng đang tan ra và chảy về phía hạ lưu qua những cánh rừng. Cảnh vật cũng thay đổi dần theo độ cao. Mọi cảnh vật nơi đây mang lại cảm giác ngạc nhiên thích thú. Mỗi bước chân, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh vật khác lạ. Mỗi bãi cỏ dọc triền núi Bích tuyết Long Sơn sẽ mang lại cho bạn sự ấn tượng của phong cảnh vùng núi cao. Các dãy thông, vân sam chạy dọc theo những dòng sông nhỏ lững lờ trôi.
    Bích tuyết Long Sơn giờ đây là một nơi lý tưởng cho những môn thể thao mùa đông như trượt tuyết, leo núi mạo hiểm, khám phá khoa học và những ký nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, những câu chuyện thần thoại, cổ tích của người dân tộc Naxi và những đỉnh núi chưa ai vượt qua là một sự hấp dẫn lôi cuốn du khách đến với nơi đây.
  • Shangri-La (trước đây gọi là Trung Điện), một thị trấn của dân tộc thiểu số là người Tạng, nằm ở vùng núi cao tây bắc Vân Nam.http://english.people.com.cn/200506/07/images/shangrila4.jpghttp://www.venere.com/img/hotel/6/1/0/2/2016/image_hotel_exterior_outside_1.jpg
  • Nguyên Dương -Yuányáng Xiàn, một khu định cư của người Hà Nhì với các ruộng bậc thang rộng lớn.Vân Nam dẫn đầu về du lịch trong các tỉnh Tây Nam Trung Quốc với 6 khu du lịch lớn như: khu băng tuyết ở phía Bắc, núi lửa hoạt động ngày đêm ở phía Tây, phía Đông tập trung đá caxito với hình thù đa dạng, phía Nam là khu vực nhiệt đới, còn miền Trung là cảnh núi đồi tú lệ và hồ trên cao nguyên.
    Chao Yang Gate of Jianshui (Lesser Gate of Heavenly Peace)
  • Chao Yang Gate of Jianshui (Lesser Gate of Heavenly Peace)
    Family Zhu Courtyard House
    Yuanyang Rice Terraces In Mist
  • Yuanyang Rice Terraces In Mist
    Hani Rice Terraces In Yuanyang
    Hani Lady Working In The Field
  • Hani Lady Working In The Field

    Hani Village With Typical Mushroom HousesHani Girls In The Village
  • Hani Village With Typical Mushroom Houses
    Hani Village Square
  • Thạch Lâm, một loạt các carxtơ lộ thiên ở phía đông Côn Minh.
    Vân Nam có địa hình, khí hậu phức tạp, khiến động, thực vật ở đây sinh sôi, nảy nở đồi dào. Dân số Vân Nam khoảng 45 triệu dân, sống rải rác, trải dài trên diện tích gần 400.000 km2. Đây cũng là địa phương tập trung đông dân tộc thiểu số nhất Trung Quốc với 25 dân tộc, trong đó 15 dân tộc chỉ riêng có tại Vân Nam.
    Nằm ở phía Tây Trung Quốc, với các châu Hồng Hà, Văn Sơn tiếp giáp Lao Cai và Hà Giang (Việt Nam), Vân Nam là địa phương sớm triển khai hợp tác tiểu vùng, là tỉnh cầu nối hành lang kinh tế Trung Quốc - Việt Nam. Năm 2007, Vân Nam đã đón gần 3 triêu lượt khách nước ngoài, 90 triệu lượt nội địa, đứng đầu các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.
    Nơi đây đã có rất nhiều danh thắng kỳ quan không chỉ nổi tiếng ở Vân Nam mà còn vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, có hai nơi nổi tiếng nhất được xếp hạng " Đệ nhất kỳ quan " đã khiến chúng tôi háo hức tìm đến bằng được, cho dù thời gian ở Vân Nam rất ngắn lại phải dành chủ yếu cho tác nghiệp báo chí với các bạn đồng nghiệp nơi đây. Đó là A Lu Cổ động và Thạch Lâm.














    - A Lu Cổ động cách thành phố Côn Minh khoảng 160 km. Kỳ quan này đã được mệnh danh là " Vân Nam đệ nhất động ". Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng những giờ phút khi thì vừa ngồi nghỉ thư giãn trên thuyền vừa ngắm cảnh suối , hồ, hang động, rừng , núi, nghe " chim kêu vượn hót " rất hữu tình; khi thì " lội suối trèo non " đòi hỏi phải có sức khoẻ dẻo dai và nhất là ý chí quyết tâm; và cũng có những phút được thư giãn bằng ngồi ghế cáp treo từ độ cao hàng trăm mét ngắm nhìn toàn bộ cảnh quan khu du lịch ở phía dưới. Phải thừa nhận rằng, tạo hoá đã ưu đãi cho nơi đây rất nhiều vẻ đẹp tự nhiên. Cảnh quan gây ấn tượng sâu sắc nhất vẫn là hệ thống cung điện ngầm, có địa mạo casto rất nhiều hang động ngóc ngách với nhiều nhũ đá, núi đá có các hình thù kỳ vĩ tự nhiên nhưng lại rất gần gũi với đời sống nhân văn từ trí tưởng tượng phong phú của con người. Ngoài ra còn có rất nhiều cảnh quan khác như: Suối phun nước giống Tiềm Tam Hiệp, Vạn mẫu biển hoa nguyên sinh, Tháp nước Thái Lỗ, Hồ A La, Công viên rừng núi Cửu Khê, Ngọc sáng A Lu, Các kiến trúc cổ xưa của dân tộc Di... Mỗi vẻ đẹp riêng của từng cảnh quan đó đã hoà quyện vào nhau tạo thành vẻ đẹp chung của cả khu du lịch sinh thái A Lu Cổ động đầy màu sắc dân tộc đa dạng nhưng lại rất đặc trưng truyền thống lịch sử văn hoá lâu dài, đậm tính nhân văn của cả vùng đất cao nguyên Vân Nam. Chính vì thế, từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa đến nay, nơi đây đã trở thành khu du lịch hấp dẫn hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước.
    -Thạch Lâm theo tiếng Việt là rừng đá, đã được mệnh danh là " Thiên Nam đệ nhất kỳ quan ". Theo suy tưởng của chúng tôi có thể ví như Vịnh Hạ Long trên bộ. Đây cũng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Vân Nam. Thạch Lâm cách Côn Minh khoảng 200 km và như vậy nằm ở khoảng giữa đoạn đường gần 400 km tính từ cửa khẩu Hà Khẩu, Trung Quốc ( giáp với cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai của Việt Nam ) đến Côn Minh. Thạch Lâm có tổng diện tích khoảng 3000 ha nhưng hiện tại mới chỉ đưa vào khai thác khoảng 200 ha để phục vụ du lịch kể từ năm 1982. Gía vé vào tham quan không ít, 140 tệ/ người, cũng tương đương như giá vé tham quan A Lu cổ động ( bằng khoảng 280 nghìn đồng Việt Nam ), thế nhưng quanh năm du khách lúc nào cũng đông.. Tương truyền rằng cách 2,7 tỷ năm trước, nơi đây còn là đáy biển và cũng nơi đây khi đã biến thành rừng đá, Tôn Ngộ Không sau khi đại náo Thiên cung đã bị Phật tổ như lai và Bồ tát quan âm bắt giam ở đây suốt 500 năm trước khi được giải thoát để theo Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh. Những vết tích từ ngàn xưa hãy còn lưu lại với những khối đá có hình thù kỳ vĩ đã được trí tưởng tượng phong phú của con người coi đó là các nhân vật, sự kiện đã có trong lịch sử. Chính vì thế, Thạch Lâm được chọn là nơi để đạo diễn và các nhà quay phim Trung Quốc đã thực hiện thành công bộ phim " Tây du ký " nổi tiếng. Địa thế ở đây rất hiểm trở và cảnh quan trên đường đi rất ngoạn mục vì thế đã thu hút các du khách liên tục dừng bước để quay phim, chụp ảnh khiến cho hưóng dẫn viên du lịch luôn phải nhắc nhở họ " bám sát nhau " vì rất dễ bị lạc do đường đi ngoắt ngéo lại vô số đường mòn khi lên khi xuống len lỏi theo các vách đá.
    Ngoài hai địa danh nổi tiếng cần thiết nên đến trên đây, nếu du khách còn có thể bố trí được thời gian để thăm quan tiếp danh thắng Vân Nam, xin hãy đến thăm chùa Đồng hay còn gọi là Kim điện ở gần ngay trung tâm thành phố Côn Minh. Ngôi chùa này có xuất xứ lịch sử gắn với cuộc đời rất bi hùng của danh tướng Ngô Xuân Quế đã được xây dựng từ cuối triều Minh đầu triều Thanh, có kiến trúc đặc trưng của văn hoá đồ đồng Trung Hoa rất đẹp và được bảo quản vào loại tốt nhất ở Trung Quốc. Đặc biệt tại Chuông lầu trong khuôn viên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng chiếc chuông đồng cao 3,5m, nặng đến 14 tấn với nghệ thuật chế tác rất tinh xảo. Ngoài ra, cũng tại Côn Minh, bạn có thể đi thăm " Làng Văn hoá các dân tộc " và " Khu du lịch tổng hợp Bảy sắc Vân Nam " để có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về tính phong phú, đa dạng của văn hoá Vân Nam thông qua các bài hát dân ca, vũ điệu, trang phục, ẩm thực... của từng dân tộc ở đây... để rồi ra về vẫn nhớ mãi không quên.Có vài địa điểm khác tuy không phải là danh thắng kỳ quan nhưng do nằm ở ngay Côn Minh và ở khoảng giữa đường đi từ Côn Minh đến Thạch Lâm nên bạn cũng có thể ghé qua thăm vì rất tiện trên cung đường sau đó trở về Hà Khẩu và về Móng Cái, Lào Cai để kết thúc chuyến đi. Đó là chợ hoa Gia Minh - siêu thị hoa mới mở và lớn nhất thành phố Côn Minh - có đến hàng trăm loại hoa khác nhau cả thiên tạo và cả nhân tạo, rất đẹp. Từ chợ hoa này, lên xe Bus đi tiếp chưa đến 100km, bạn sẽ đến thị trấn Mông Tự hay còn được gọi là thành phố Mông Tự của châu (huyện) Mông Tự. Đến đây có điều thú vị là bạn sẽ được khơi dậy ký ức lịch sử Trung Hoa hàng nghìn năm trước với điển tích " Khổng Minh 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch " và vì thế đã thu phục được vùng đất này về cho nhà Hán. Nơi đây ngày xưa, thời Tam quốc hậu Hán, Mông Tự rất hoang vu. Ngày nay, thị trấn Mông Tự được coi là một trong những thành phố huyện đẹp nhất ở Vân Nam...
    Cục du lịch Vân Nam giới thiệu hai tuyến điểm đi về phía Đông Nam và Tây Bắc với những phong cảnh độc đáo như Yến Tử Động lớn nhất châu Á, ruộng bậc thang Nguyên Dương lớn nhất Trung Quốc, thành cổ Lệ Giang tráng lệ... nhân Olympich 2008 được tổ chức tại nước này. (http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc79/tintuc-132/Khai-quat-ve-tinh-van-nam-trung-quoc.html)
    Dưới đây là một số cảnh đẹp tiêu biểu của du lịch tỉnh Vân Nam - Trung Quốc:

    Lexiaguo, Côn Minh

    Lexiaguo China 561
    .
    Lexiaguo China 562

    Lexiaguo China 563

    Lexiaguo China 564

    Lexiaguo China 565

    Lexiaguo China 566

    Lexiaguo China 567
    ..
    Lexiaguo China 568

    Lexiaguo China 569

    Lexiaguo China 570

    Lexiaguo China 571

    Lexiaguo China 572

    Lexiaguo China 573

    Lexiaguo China 574

    Lexiaguo China 575

    Lexiaguo China 576

    Lexiaguo China 577
    .
    Lexiaguo China 578

    Lexiaguo China 579

    Lexiaguo China 580

    Lexiaguo China 581
    A town in Lexiaguo.
    Lexiaguo China 582

    Lexiaguo China 583
    .
    Lexiaguo China 584

No comments:

Post a Comment