Friday, September 23, 2011

Một chuyến du lịch Âu châu


1. Tản mạn: Từ nhỏ, mấy ông Tây bà đầm đã dạy cho tôi về một nước Pháp hùng mạnh, văn minh và tiến bộ nên hình ảnh về nước Pháp trong tâm trí tôi luôn hết sức tốt đẹp, nhất là một nền văn hóa hết sức phong phú, rực rỡ. Vì vậy, cũng như hầu hết học trò trường Tây khác, tôi mơ được một lần đến viếng nước Pháp, được chiêm ngưỡng tận mắt tháp Eiffel, lâu đài Versailles, viện bảo tàng Louvres. Mãi đến tháng 5-2002, tôi mới thực hiện được giấc mơ này. Háo hức làm sao khi mà giấc mơ từ bé của tôi sắp thành sự thật. Giống hệt như khi tôi đặt chân lên nước Mỹ, tôi đã thích thú vô cùng khi được bước đi trên cầu Golden Gate, được thấy Old Faithful phun lên cao giữa Yellowstone National Park mà tôi chỉ được biết qua “English for today” ở các lớp anh văn bậc trung học dạo nào! Chúng tôi gồm 6 người, trong đó có tôi và Hòa là 2 người đàn ông, còn lại là 4 phụ nữ (bạn gái của Hòa, 1 cô chị, 1 cô bạn và bà mẹ của cô ấy), trừ tôi là người Việt và còn nhớ lõm bõm tiếng Tây, tất cả còn lại đều là người Việt gốc Hoa hay người Hoa chính hiệu và chưa hề biết đến Europe. Chúng tôi đã mua vé máy bay và Europass (có thể đi qua 5 nước mà chỉ tốn $ 198.00 USD) cũng như đặt khách sạn ở Paris đều qua internet với giá khá rẻ nên tôi cứ nghĩ phen này sẽ tha hồ mà du lịch, xem người, coi cảnh. Tại phi trường Los Angeles, chúng tôi phải trải qua những trạm kiểm soát do cơ quan an ninh tư nhân đảm trách khá kỹ do biến cố “9-11” nhưng thật lòng mà nói thì cũng an tâm hơn là lỏng lẻo quá lại sợ mấy tay khủng bố !
2. Pháp (France):
Ngồi 5 giờ liền trên máy bay Delta tới New York rồi lại transfer đi tiếp hơn 7 giờ nữa mới tới phi trường Charles de Gaulle vào lúc 7 giờ rưỡi sáng ngày 18 tháng 5 năm 2002. Phi trường của Tây rộng lớn thật, đang tiếp tục xây thêm một terminal mới, thật tấp nập nhưng coi bộ hơi ngổn ngang, phức tạp hơn LAX của tôi nhiều. Gặp lại Liêm - thằng bạn học LQĐ cũ sau 27 năm mới gặp nhau, nó vẫn không thay đổi gì nhiều, thậm chí còn trẻ, linh hoạt và năng động hơn tôi nhiều. Tôi thật không ngờ Liêm vẫn tích cực hoạt động xã hội suốt 27 năm qua, hết sức bền bỉ, vô tư và “lý tưởng” chứ không như nhiều người bạn khác của tôi ở Mỹ đã sớm “chuyển hướng” sau khi có vợ con, khá giả hơn và “thực tế” hơn Liêm nhiều. Liêm đưa chúng tôi ra métro để về khách sạn ở Le Kremlin Bicetre, gần khu Chinatown với nhiều người Việt và Á châu cư ngụ. Lần đầu đi métro Tây cũng thấy giống metro link của Los Angeles nhưng phải nói Tây thích đi métro hơn Mỹ nên métro ở Paris coi bộ lúc nào cũng tấp nập nhưng hầu như ít thấy chen lấn, xô đẩy! Ngay khi mua vé métro tại phi trường Charles de Gaulle, Liêm luôn nhắc tôi coi chừng móc túi nên tôi lúc nào cũng phải “đề cao cảnh giác” với bất kỳ kẻ lạ nào đến gần vì nạn móc túi rất lộng hành ở khắp các thành phố lớn của châu Âu. Tới Châtelet, chúng tôi lại đổi métro về trạm Porte d' Italie, chúng tôi lại đi bộ một quãng đường nữa mới tới khách sạn Holiday Inn Express. Ngang qua một trường học của cộng đồng Do Thái, chúng tôi thấy cảnh sát Pháp cầm tiểu liên canh phòng cẩn mật ngày đêm sau sự kiện 9-11.
Seine River
Notre Dame, from Seine River Cruise
Eiffel Tower
Napoleon's Tomb and Musee de l'Armee
Paris Lady Liberty, sister of New York Liberty
Check-in xong, chúng tôi mới thấy thất vọng làm sao khi mà khách sạn 3 sao này không hề có máy lạnh (air-conditioning), phải mở cửa sổ để lấy chút gió mát từ bên ngoài vào; thậm chí chật hẹp và coi bộ tệ hơn Motel 6 ở Mỹ nhiều! Sau đó, Liêm đưa chúng tôi đi ăn ở nhà hàng Ngọc Nam do gia đình Liêm làm chủ ngay giữa khu Á đông của quận 13. Buôn bán trong khu Chinatown này của Paris tuy sầm uất nhưng so với Little Saigon trên phố Bolsa ở Nam California của tôi thì chẳng thấm vào đâu. Có lẽ người Hoa và người Miên gốc Hoa thành công vượt trội hơn người Việt khi mà những hiệu buôn lớn như siêu thị Tăng Frères chẳng hạn đều thuộc về họ. Nhà hàng Việt ở Paris này cũng nhỏ, chưa thể so sánh với khu Little Saigon hay khu Lion Plaza (San Jose) về chất lẫn lượng cho dù quận 13 này hình thành lâu đời hơn (?). Nhìn Tây đậu xe dọc theo lề đường, tôi mới thấy sợ vì chuyện đụng đầu đụng đuôi khi de xe ra/vô là thường khi mà parking quá hiếm hoi mà dân Tây cũng không thích thưa kiện và “làm tiền” một cách bẩn thỉu, bần tiện qua mấy vụ đụng xe thật nhỏ như dân Mỹ. Có lẽ Tây khoái lái xe hơi nhỏ cũng là vì dễ tìm parking và vì dễ len lỏi hơn qua mấy khu phố chật hẹp, dễ kẹt xe như khu Chinatown này vậy. Buổi chiều, chúng tôi lấy métro đi tới Arc de Triomphe & khu Place Charles de Gaulle. Arc de Triomphe là Khải Hoàn Môn rộng lớn nhất thế giới (164 ft x 148 ft) ở khu Place Charles de Gaulle – trục chính của 12 con đường trung tâm Paris, do Napoleon khởi xây năm 1806 dự định để mừng chiến thắng của Napoleon nhưng vì ông thua nên dang dở và cuối cùng hoàn thành vào năm 1836. Bên trong Khải Hoàn Môn là ngọn lửa vĩnh cữu và đài chiến sĩ vô danh. Du khách khắp nơi tụ tập khá đông quanh Khải Hoàn Môn & khu Place Charles De Gaulle (hay Place de l'E'toile) nổi tiếng này. Cảnh sát và an ninh quân đội Pháp tuần tiễu và đảo mắt quan sát khiến du khách cũng thấy an tâm hơn, nhất là khá nhiều người Arab và Trung đông cũng đang sống ở Paris hay mới đến viếng nước Pháp. Dọc theo Avenue Des Champs Elysées, hàng quán tấp nập, khách thích ngồi nhâm nhi ly bia ngay trên vỉa hè, vừa ngắm thiên hạ qua lại đông vui, vừa tán gẫu với nhau, tạo nên một không khí độc đáo của Paris.
Iced seafood platter
Foie Gras
6 Escargots
main course - salmon
Dessert
 
Lovely Planet Sushi
Pháp cũng vừa bắt đầu xài Euro như mấy nước trong cộng đồng Âu châu khác nên mọi thứ đều đắt hơn Mỹ nhiều. Có lẽ dân buôn bán thích Euro hơn ai hết chứ coi bộ du khách như tôi thì … eo ơi, ở lâu chắc khó sống! Một cái Big Mac phải trả $ 6.50 Euro mà thêm một gói tương cà chua (Ketchup) cũng phải trả 0.25 Euro nữa thì tôi thiệt tình … không vui rồi đó! Phiền hơn nữa là muốn xài toilet thì phải xếp hàng và phải trả thêm 0.30 Euro nữa mới được bước vô đi tiểu mà một miếng giấy chùi tay sạch sẽ cũng không có! Tôi bắt đầu thất vọng và bất mãn hơn khi một anh bồi Tây tỏ ra hết sức bất lịch sự khi tôi muốn hỏi thăm anh ấy đường đi đến Dinh Tổng thống Pháp. Ban đầu tôi dùng tiếng Anh (English) thì anh ta trả lời hết sức láu cá: “ Tôi không biết!” Sau đó, tôi phải xài tiếng Tây mà 27 năm qua mới phải dùng lại: “ Anh có biết coi cái bản đồ đó không?” Tôi chìa cho anh ta xem vì bản đồ không ghi Dinh Tổng thống Pháp ở đâu? Anh ta liếc qua và nói tỉnh bơ: “Tôi không biết!”, rồi bỏ đi. Tưởng dân Tây lịch sự, hóa ra tôi lại gặp một thằng Tây ”láu cá” hết sức khó ưa!
Musee Du Louvre
Arch de Triomphe
Lafayette Department Store
Interior of Lafayette Department Store

Versailles Palace
Garden, Versailles Palace
Thả bộ suốt con đường nổi tiếng này tới Rond Point Des Champs Elysées, quẹo qua đường Roosevelt rồi vòng xuống Avenue de New York, đến American Cathedral thì chúng tôi băng qua cầu Pont de L'Alma và cuối cùng cũng đến được tháp Eiffel. Lại sắp hàng để mua vé đi thang máy từ tầng 1 đến tầng 3 của kỳ quan kiến trúc nổi tiếng này của Pháp. Do kỹ sư cầu Gustave Eiffel xây năm 1889 cho hội chợ thế giới, đây là tháp cao nhất vào lúc ấy (300m) với 18,000 thanh sắt + 2.5 triệu rivets+ 50 tấn sơn, trọng lượng tháp là 7,300 tấn. Đi thang máy từ chân lên đỉnh tháp Eiffel có thể nhìn thấy bao quát toàn cảnh Paris, nhất là khu vực xung quanh tháp: chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Parc du Champ de Mars và École Militaire phía đông nam; hay Hotel des Invalides phía đông, hoặc Palais de Chaillot và Trocadero bên kia sông Seine ở về phía tây bắc của tháp. Ngay trên tháp, chúng ta có thể thấy được hết toàn cảnh của một Paris lẫy lừng danh tiếng. Dưới chân tháp, người ta vẫn kiên nhẫn xếp hàng để có thể ngắm toàn cảnh Paris đang về chiều, hay “kinh đô ánh sáng về đêm” - một “Paris by night” mà chúng ta vẫn thường nghe mọi người tán tụng! Sau 1 ngày dạo Paris, chúng tôi lên métro về lại khách sạn. Ghé ăn tối ở một quán, chúng tôi vừa thưởng thức vài món ăn “thuần túy” vừa nghe dân Tây hát Karaoke. Thức ăn không ngon lắm, giá cao hơn Los Angeles nhưng an ủi là có một dinner vui vẻ. Về tới khách sạn, ai nấy tắm xong là lên giường ngủ thật ngon sau 2 ngày dài mệt mỏi!
Arc in front of Louvre
Champs Elysees
Huge Louis Vuitton bags in Champs Elysees
Champs Elysees
Champs Elysees
Sáng ngày 19-5, chúng tôi thức sớm, ăn điểm tâm ngay tại khách sạn rồi hối hả lên métro đi ngay tới lâu đài Versailles. Tình cờ tôi quen được một cặp vợ chồng người Mỹ từ Florida dẫn 2 đứa con du lịch nước Pháp nên cũng nghe được một vài kinh nghiệm cần thiết cho chuyến du lịch của chúng tôi, nhất là về việc mua đồ và trả tiền nhà hàng ở Pháp. Hòa, bạn đồng hành của tôi, bỏ quên camera trên métro tưởng là mất nhưng khi chúng tôi tìm đến “Lost & Found” thì có ngay, hú hồn. Ngay trước nhà ga là một khu shopping khá sang trọng. Chúng tôi ghé vào chọn mua vài tấm postcards và mấy tấm tranh vẽ Paris & Versailles bằng màu nước. Các cô bắt đầu chạy đi shopping nhưng tôi can ngăn lại ngay vì phải vào xem Lâu đài Versailles trước đã. Các cô có vẻ không vui vì mục đích chính của các cô có lẽ là shopping chứ du lịch hay “tham quan” chỉ là thứ yếu! Thực tình mà nói thì giá cả cao hơn so với LA mà chất lượng và hình thức cũng đâu có gì xuất sắc hơn Mỹ nhưng các cô vẫn thích shopping thì thật là …khó hiểu ! Chúng tôi phải xếp hàng trên 2 giờ ngay trong sân lâu đài để mua vé vào thăm một phần chính của lâu đài do vua Louis XIV xây năm 1661 trên 2000 acres đất trồng nhiều loại hoa & cây cảnh chứ không phải được đi hết mọi nơi. Người Pháp “khéo” moi tiền du khách quá đi chứ! Có đi qua lâu đài Versailles và vườn hoa rộng lớn, nguy nga và tráng lệ này, chúng tôi mới hiểu được thế nào là cuộc sống của bậc đế vương dưới thời phong kiến và vì sao cách mạng 1789 nổ ra ở Pháp. Quá khứ vàng son của nước Pháp vẫn lấp lánh ở lâu đài này và người Pháp dường như thích sống với niềm tự hào của một thời rực rỡ!
The Venus De Milo, Louvre
The Winged Victory of Samothrace,Louvre
Rời Versailles, chúng tôi về lại Paris để bắt đầu dạo mát trên sông Seine. Dọc sông Seine, những chiếc “tàu ruồi” ( “bateaux mouches”) qua lại thật vui mắt đưa du khách dạo mát trên sông Seine, vừa chiêm ngưỡng rất nhiều công trình kiến trúc & mỹ thuật tuyệt vời của Pháp, nhất là từng chiếc cầu bắc qua con sông này là từng “tác phẩm nghệ thuật,” với từng tác phẩm điêu khắc khác biệt, mang từng vẻ đẹp riêng của một thời Trung Cổ huy hoàng, tráng lệ. Xuống bến tàu gần Pont de L'Alma, chúng tôi chọn 1 chiếc tàu ruồi rộng rãi, thoáng mát để tha hồ nhìn ngắm quang cảnh trên 2 bờ sông và ngay trên sông, nhất là khi tàu đi quanh Ile de la Cité, với tượng Nữ thần Tự Do, nhà thờ Notre Dame de Paris nổi tiếng với truyện về “ Thằng Gù” của đại văn hào Victor Hugo, hay Conciergerie, etc… Dọc theo bờ sông là biết bao lâu đài, công thự, viện bảo tàng nổi tiếng, như Louvres, d'Orsay, d'Art Moderne, etc.. Lúc ấy mới thấy thật đáng giá “đồng tiền, bát gạo”! Leo lên bờ, chúng tôi chạy ngay ra Place de La Concorde rồi hối hả vào Louvres nhưng đã trễ. Mặc kệ mấy cô khoái shopping, tôi “tranh thủ” chạy coi mấy công trình kiến trúc dọc theo bờ sông Seine. Tối đến (gần 10 giờ đêm rồi!), chúng tôi ghé vao một tiệm còn mở cửa, vừa ăn ốc nướng, vừa uống thử rượu vang Pháp, nuốt vội mấy lát bánh mì khô với beurre , một chén soupe de Boullabaisse rồi đi ra métro mà về khách sạn tắm rửa, nghỉ ngơi.
Beautiful French Riviera
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm để ăn sáng rồi lên métro đi ngay ra khu Quartier Latin với Liêm. Chúng tôi xuống Châtelet rồi bắt đầu từ Hotel de Ville, ghé Conciergerie, vào thăm nhà thờ Notre Dame de Paris với tọa độ gốc của Paris. Thiệt tình mà nói, có lẽ nhà thờ Notre Dame de Paris (còn gọi là nhà thờ Chartres, xây theo kiến trúc Gothic từ thế kỷ 13) nổi tiếng là nhờ đại văn hào Victor Hugo chứ … thua xa nhà thờ đức Bà ở Saigon của tôi. Nhìn bên ngoài thì còn thấy khoái với hàng trăm tác phẩm điêu khắc lớn nhỏ nhưng rồi bước vào bên trong lại tối mù, vài ánh đèn cầy leo lét…. nên tôi thiệt tình không khoái chút nào! Ngắm 26,900 ft2 mảnh kính đủ màu lắp ghép khéo léo trên 176 cửa sổ, tôi chợt thấy phải cám ơn mấy ông kiến trúc sư Tây đã đem qua quê tôi nhiều sản phẩm độc đáo, nhất là về văn hóa & mỹ thuật. Ghé nhà thờ St Michel (khác với nhà thờ Mont - St. Michel ở Normandy rất nổi tiếng), St Germain des Prés rồi qua viện bảo tàng Trung Cổ, đến điện Panthéon nổi tiếng (khác với Pantheon ở Rome cũng rất nổi tiếng) trước khi đi vào vườn Luxembourg, tôi mới thấy tiếc cho “thời oanh liệt” của Tây nay còn đâu... Rêu phong, bụi bám, thời gian và con người tàn phá rất nhiều tác phẩm kiến trúc & mỹ thuật của nhân loại nói chung, nước Pháp nói riêng. Trên hàng rào của công viên này treo la liệt hàng trăm tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật giới thiệu về cuộc sống của người Tây Tạng và đất nước của họ dưới sự cai trị của Trung Quốc. Bên trong vườn Luxembourg là cây xanh, vườn hoa, bãi cỏ xen lẫn với các tác phẩm điêu khắc. Thiệt tình mà nói thì landscape của Tây không được chăm sóc như Mỹ nên không hấp dẫn tôi lắm nhưng nói đến điêu khắc thì Mỹ không có được “bề dày” lịch sử và những tác phẩm phong phú hơn Tây được. Ngay giữa vườn Luxembourg là Thượng Nghị Viện Pháp và một hồ nước thật mát mắt. Ngày xưa tôi chỉ biết vườn Luxembourg qua sách vở nên bây giờ được dạo vườn Luxembourg, tôi thật thích thú. Liêm lại dẫn tôi vòng qua trường Dược rồi đi qua các trường đại học Mỏ rồi Sorbonne đến trường Y và 2 trường trung học nổi tiếng của Paris trước khi vào ăn trưa ở ngay giữa khu Latin này. Tôi cứ đinh ninh trường đại học Sorbonne phải to lớn, uy nghi như UCLA hay Pomona của tôi; hóa ra trường đại học này nhỏ như các trường Luật, dược… ở Saigon mà thôi. Ngạc nhiên hơn là khi bước vào một cầu tiêu (WC/ restroom) của quán ăn này, tôi thấy Tây vẫn còn xài loại bàn cầu ngồi chồm hổm mà ngày xưa rất thông dụng ở Việt Nam. Thú thật là tôi không thấy thoải mái chút nào khi mà Tây chuộng loại “đồ cổ” như vậy! Đường phố Paris hôm nay vẫn giữ những cái thật cũ kỹ, cổ kính như Saigon của tôi ngày nào. Có đến Paris, tôi mới thấy Saigon nói riêng, Việt Nam nói chung đã chịu ảnh hưởng của Tây hết sức sâu đậm. Từ thói quen ăn mặc, phong cách đi đứng hàng ngày trong nhà đến phố xá, nhà cửa, hàng quán… Từ tập quán xã hội cũng như bộ máy hành chánh… đều giống hệt, cả tốt lẫn xấu. Đầm Tây thích dẫn chó đi dạo nhưng khổ nỗi lại không thích hốt phân chó nên các cô chú chó Tây làm bậy đầy đường khiến du khách dạo phố Tây không được thoải mái vì cứ phải cẩn thận đảo mắt quan sát coi chừng “mìn bẫy”! Trên ban-công của mấy dãy apartment cũng treo lỉnh kỉnh quần áo phơi khô nhưng không đầy dẫy như Tàu và ta. Tan sở, dân Tây cũng thích ra quán nhâm nhi vài ly bia với dĩa đồ nhắm rất đơn giản chỉ là mấy món dưa chua nhưng coi bộ Tây không nhậu li bì, say “quắc cần câu” như “An-nam ta” mà cũng không hò hét ầm ĩ như dân nhậu Saigon. Phụ nữ Tây đa số cũng nhỏ con như phụ nữ Á châu chứ không quá “to con”, kênh kiệu và xấc láo như phụ nữ Mỹ nên có vẻ dễ gần gũi hơn và vì thế đàn ông VN cũng có vợ Pháp khá nhiều hơn chăng?
Qua một ngày dạo khu Quartier Latin và có dịp trò chuyện với vài ông Tây bà đầm, tôi chợt giật mình khi nghĩ ra là sao Tây giống Ta quá? (có lẽ dân VN mình bị Tây đô hộ suốt 100 năm nên từ cách suy nghĩ, ăn uống, cách
sống… của người VN đều giống hệt Tây?) Người Pháp luôn tự hào về quá khứ vàng son của họ nhưng hình như họ lại quá nhàn hạ, thích hoài cổ, khoái hưởng thụ, không mấy cố gắng vượt qua đầu óc bảo thủ để cải tiến xã hội tích cực cho tương lai của họ. Tây không thích Mỹ vì cho rằng dân Mỹ không có một nền văn hóa rực rỡ như họ mà chỉ là một xứ tạp chủng, dân Mỹ lại thường xấc láo, giàu nhưng lại xài tiền không “bảnh” như Tây chẳng hạn! Tây khoái dollars Mỹ nhưng luôn chế diễu, chê bai, chống đối Mỹ. Nhìn Tây rồi nghĩ lại ta, tôi chợt hiểu ra nhiều điều về dân tộc và đất nước mình. Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Gia Kiểng đã nổi hứng viết “Tổ Quốc Ăn Năn” một cách hồ đồ, ngạo mạn đến như vậy mà sách vẫn bán chạy như tôm tươi? Ăn xong, chúng tôi rảo bước trên những con đường lát đá hộc để đến viện bảo tàng Louvres, cố xem cho được La Joconde với nụ cười bí hiểm của nàng Mona Lisa; rồi xem sơ qua hàng trăm tác phẩm hội họa, điêu khắc độc đáo của Pháp. KTS I.M.Pei (Mỹ) cũng gây ra nhiều tranh cãi về cái Kim Tự Tháp bằng kính của ông nhưng có đi vào entrance này để xuống khu basement với hàng loạt cửa hàng shopping, dù trước hay sau khi xem qua bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ ở Louvres, không ai có thể phủ nhận tài năng của KTS Mỹ gốc Hoa này.
Sau khi dành khá nhiều thời giờ cho Louvres, chúng tôi đi ra khu vườn Tuleries để đến Place de la Concorde chụp hình. Sau đó, chúng tôi đến Place de la Madeleine, Place Vendome, rồi Palais Royal, Les Halles, lên metro đi đến Moulin Rouge. Đây là một khu ăn chơi đầy đĩ điếm và sex shop. Xuống hết con dốc, chúng tôi rẽ phải vào đại lộ Boulevard de Rochechouart. Con đường rất lớn, đông đúc xe cộ và phố xá toàn là nhà hàng, hộp đêm, quán rượu thỉnh thoảng có những cửa hàng tối âm u chỉ có bảng hiệu đèn đỏ chớp tắt, bày những món hàng cổ quái lạ lùng như dùng để hóa trang trong ngày ma quỷ Haloween? Hóa ra vô tình đã lạc bước vào khu phố đèn đỏ của thành phố Paris. Ðây là Quatier Pigalle, khu ăn chơi về đêm nằm giữa ranh giới quận 9 và quận 18. Tên gọi là khu Pigalle vì gần công trường Pigalle là tên của điêu khắc gia Jean-Baptiste Pigale (1714-1785)- người có công thiết kế và xây dựng nhiều công trình trong thành phố Paris. Pigalle xưa nay nổi tiếng là khu du lịch đèn đỏ với nhiều quán rượu, hộp đêm quy tụ các ca nhi, vũ nữ và trên những vỉa hè, hẻm hóc các cô gái làng chơi dùng làm nơi chào mời, bắt khách. Thời Ðệ Nhị Thế Chiến lính Ðồng Minh gọi khu này là “Pig Alley” có nghĩa là “hẻm con heo”, không phải đây là khu chăn nuôi hay có lò mổ thịt như lò heo Chánh Hưng xứ ta mà là nơi đêm đêm những anh lính “xa quê hương nhớ vợ hiền” thường “trăn trở bức xúc” có dịp thả lợn lòng. Tóm lại, khu Pigalle là nơi đàn ông xa nhà giải trí về đêm, hai hộp đêm Cabaret Divan du Monde và Moulin Rouge đều nằm trong khu này. Phía Nam trên con đường Douai là khu bán dụng cụ âm nhạc với những tiệm bán đàn Tây Ban Cầm (guitar), trống, kèn và các trang thiết bị về âm thanh như ampli, loa. Phòng thu âm của Henri Toulouse-Lautrec cũng nằm ở đây và các họa sĩ nổi tiếng như Pablo Picasso, Vincent van Gogh cũng chọn nơi này làm nơi cư trú. Ngày nay Pigalle là “điểm nóng” nổi tiếng cho những khách du muốn biết “Paris By Night” như thế nào?
Thật sự tôi không biết khu đèn đỏ hắc ám này nằm gần khu Montmartre có nhà thờ Sacré Ceour là nơi linh thiêng thánh thiện, đứng trên đó có thể thấy hết thành phố Paris huy hoàng, tráng lệ ngay dưới chân mình. Nay vô tư lạc bước vào chốn này thì cũng đành... “nhắm mắt đưa chân, thử xem con tạo xoay dần đến đâu?” Trên vỉa hè nhiều anh chàng phát giấy quảng cáo, mời gọi bằng tiếng Tây, nếu du khách không hiểu anh chàng sẽ bật sang tiếng Anh. Trước những hộp đêm hay quán rượu đèn mờ ảo là những phụ nữ trẻ tụ tập từng nhóm năm ba người tụm nhau nói chuyện. Ðêm Xuân đất Pháp trời hãy còn lạnh nhưng các cô nàng vận váy mỏng manh, ngắn ngủn lấp lánh kim tuyến để lộ chân cao lại thêm giầy cao gót nên càng cao hơn nữa, trên mặt điểm trang đậm màu cực kỳ diễm lệ. Ðại lộ Rochechouart khi đến công trường Pigalle có ga xe điện ngầm đổi hướng thành đại lộ Clichy, đường phố cũng sầm uất những hộp đêm và những sinh hoạt của khu đèn đỏ. Ðang đi về hướng Tây bỗng gặp hình ảnh cái quạt gió của nhà máy xay bột mì của xứ Hòa Lan bằng đèn néon và bên dưới là hàng chữ Moulin Rouge (tiếng Pháp của Red Windmill). Hóa ra đây là rạp hát Moulin Rouge hộp đêm nổi tiếng với những màn vũ đá chân lên cao của hàng chục cô đầm tóc vàng sợi nhỏ. Nghe tiếng rạp Moulin Rouge tôi tưởng rằng nó to lớn hoành tráng ít ra cũng như những casino ở Las Vegas chứ đâu dè chỉ chiếm vài ba căn phố (mặc dù bên trên có nhiều tầng lầu) và phía trước rạp không có vườn hoa, sân rộng hay là bãi đậu xe gì ráo. Trước rạp là lối đi cho bộ hành như những dãy phố khác, bên ngoài đường là một hàng xe gắn máy mô tô đậu, còn xe hơi không biết để ở đâu?
Moulin Rouge là hộp đêm hoạt động từ năm 1889 do Joseph Oller làm chủ, ông này trước đó cũng là chủ nhân của hí viện âm nhạc Paris Olympia. Moulin Rouge được xem là đất khai sinh ra điệu vũ đá chân cao (can can dance) khởi thủy được biểu diễn bởi một hoặc vài nữ vũ công là những cô điếm hạng sang, các cô tốc váy lên nhằm hấp dẫn, phô trương cho khán giả đàn ông thấy cặp chân đẹp, đôi mông tròn và cả mảnh “tam giác vàng” che đậy động đào nguyên. Vũ điệu rất đơn giản chỉ tốc váy, đá chân và lắc qua lắc lại, động tác rất bình dân vì thời xưa khán giả vùng ngoại ô này là giới lao động thợ thuyền sinh sống ở vùng nghèo Montmartre. Dần dà vũ điệu trở nên ăn khách, lôi cuốn cả giới thượng lưu trí thức từ Paris lên, vừa ăn uống no say vừa giải trí không cần làm dáng cầu kỳ. Ðể thêm phần vui mắt, vũ điệu được tăng thêm nhiều vũ công thành một nhóm đông đứng thành hàng cả vài chục cô hoặc quây quần thành vòng tròn, đôi khi đứng lên nhau như màn xiệc và y phục cũng phải lộng lẫy màu mè, dắt thêm lông công, lông ngỗng v.v... Từ đó vũ điệu đá chân được thịnh hành lan sang các nước khác nhất là những hộp đêm, quán rượu, sòng bài như Las Vegas, Atlantic City, Macau, v.v... Khởi thủy, Moulin Rouge chỉ là nhà chứa gái hạng sang nhưng dần đà trở nên một rạp hát nổi tiếng, một điểm du lịch về đêm của Paris rất thu hút du khách khắp các nước trên thế giới mỗi khi ghé đến kinh thành ánh sáng.
Le Moulin Rouge ở số 82 Bolevard de Clichy, hiện nay mỗi đêm trình diễn 2 xuất: xuất 9 PM giá vé 102 Euro và xuất 11 PM giá vé 92 Euro, nếu chọn có ăn tối giá bắt đầu là 145 Euro. Rạp hiện đang trình diễn chương trình ca vũ tên là “Féerie” gồm có 100 diễn viên trong đó có 60 nữ vũ công được tuyển chọn từ khắp các nước trên thế giới với hàng trăm bộ y trang lộng lẫy là công trình sáng tạo của các nhà thiết kế y phục Âu châu. Chương trình kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ với những màn vũ các nước Âu châu quy tụ hàng chục các cô y phục rất đẹp nhưng hở ngực, xen kẽ những màn xiếc trổ tài khéo léo và những anh hề chọc cười khán giả. Giữa chương trình là các vũ công bơi lặn trong bồn nước thật lớn trên sân khấu và vũ với những con trăn lớn. Cuối chương trình là vũ điệu đá chân cao “French Cancan” truyền thống đặc biệt của Moulin Rouge có từ xưa. Về ẩm thực với những món ăn Pháp do đầu bếp Laurent Tarridec tuyển chọn với nhiều thực đơn giá cả khác nhau. Thí dụ như thực đơn căn bản nhất (145 Euro) tên là “Menu French Cancan” gồm có những món sau đây: Ốc nhồi hương liệu “Aniseed Butter” hay Súp Rau Cải hoặc Pa tê Gan Ngỗng (món khai vị), cá Trout với sốt khoai tây hay thịt Trừu (món chính), “Bourbon” Mille-Feuille hay Kem Vanilla với Chantilly Cream (món ngọt tráng miệng).
Những người từng xem chương trình của Moulin Rouge cho biết ý kiến phê bình như sau: “Chúng tôi gọi giữ chỗ trước mấy ngày khi vừa tới Paris nhưng cô bán vé cho biết đã hết chỗ và kêu tôi thử gọi lại buổi sáng trong các ngày sau đó vì hy vọng có người bỏ chỗ. Tôi lấy làm ngạc nhiên vì đây là tháng 12 không phải cao điểm của Mùa Hè du lịch, sao mà đắt khách đến hết chỗ? Sáng ngày Thứ Sáu tôi gọi lại, người tiếp điện thoại cũng là một phụ nữ giọng êm ái thân mật báo tin mừng là sẽ giữ cho chúng tôi 2 chỗ vào xuất 11 giờ đêm nay. Như lời dặn của cô, chúng tôi đến rạp Moulin Rouge trước hơn nửa tiếng đồng hồ và nối đuôi sắp một hàng dài trên vỉa hè giữa trời giá buốt. Nửa giờ sau chúng tôi cũng vào được trong rạp, ai có áo choàng phải gởi cho rạp cất giữ với lệ phí 3 Euro, máy ảnh, máy quay phim cũng phải gởi lại chứ không được mang vào! Chúng tôi ngồi chung một bàn với một cặp khác và 4 người chia nhau 2 chai Champagne. Chúng tôi mua vé không có ăn tối. Chương trình vũ cũng tạm được nhưng động tác nhiều lúc không ăn khớp nhịp nhàng, các nữ vũ công cười gượng gạo, còn y trang thì màu mè hoa lá như vùng Bohemia thời Trung cổ... Những người ăn tối còn trả hơn 50 Euro nữa nhưng chắc là không no vì thức ăn dọn ra rất ít!”
Ngày nay, hộp đêm Moulin Rouge có kẻ khen, người chê nhưng đầu thế kỷ trước hộp đêm nổi tiếng này sinh hoạt ra sao? Ta hãy nghe học giả Phạm Quỳnh kể lại trong “Pháp Du Hành Trình Nhật Ký” về chuyến “khảo sát” Moulin Rouge vào đêm Thứ Sáu 2-6-1922 của ông như sau:“Lâu nay vẫn nghe tiếng xóm Bình Khang ở đây có lắm thú lạ lùng, nhà nho định đi “khảo sát” một hôm xem thế nào. Không lẽ sang đến Ba Lê mà không biết cái phong vị ấy. Cơm tối rồi anh em bèn rủ nhau đi Mông Mạc. Ði xe điện ngầm métro đến Place Pigalle, đây chính là giữa xóm ăn chơi đây. Mông Mạc là gồm cả cái khu ở trong khoảng mấy đường Pigalle, Blanche, Clichy, Rochechouart, Clignancourt, san sát những tửu lâu trà quán, đèn điện sáng choang, thật là một nơi “bất dạ thành” (thành phố không có đêm); tuy không nghe thấy những tiếng “cắc! tòm! tòm! cắc!” như ở Hàng Giấy hay Tân Ấp Hà Nội ta, nhưng trong không khí văng vẳng những tiếng đàn tiếng hát, đủ biết là chỗ ăn chơi. Trong bấy nhiêu nhà, chửa biết vào nhà nào. Khách tỉnh xa mới về Hà Nội muốn đi hát một chầu đến Hàng Giấy hay Tân Ấp chắc cũng bỡ ngỡ như thế. Chợt trông thấy hình cái cối xay đỏ sáng lòe ở đàng xa, mới nhớ ra quán “Cối xay đỏ” là nơi có tiếng ở xóm này, có tiếng là chỗ chơi bời phóng túng mà lại có phong vị hào hoa, những tao nhân mặc khách cũng không nề đến đây ngâm thơ uống rượu. Nhưng nghe đâu quán này bị cháy từ năm 1916, có lẽ mới dựng lại. Anh em định vào đây. Ðến nơi thấy những kẻ ra người vào tấp nập. vào cửa phải mất tiền. Trong rộng như cái chợ, đèn thắp rực rỡ, bàn ghế la liệt, dưới sàn toàn rải thảm đỏ cả, mà trong không khí thời như đầy những sương mù, tức là thuốc lá vậy. Chỗ này uống rượu, chỗ kia đàn ca; thôi, thiếu gì là những “ả mày ngài” cùng với khách làng chơi. Nghe đâu các “tiên” ở đây nhũng lắm, nên anh em đã dặn nhau vào đến nơi cứ làm mặt “mán xá”, nói toàn tiếng An Nam, ấm ê như không biết câu tiếng Tây nào, họ muốn cho mình là Ngô Lào gì mặc ý. Vừa kéo ghế ngồi, bảo hầu sáng dọn các thứ rượu ngọt như nước ngọt và nước đá, thời “tiên” ở đâu kéo đến từng lũ, thoáng mắt một cái bác nào bác ấy có đôi cả. Chào mời đón hỏi tươi cười, lũ “mán xá” cứ ngây ngô nhìn nhau, họ cũng tức cười. Họ tưởng mình là người Tàu hay người Nhật, họ nói tiếng Anh, mình lại càng ngẩn nữa! Bấy giờ một người mới bập bẹ làm thông ngôn, nói nhiều câu chuyện tầm phơ cũng lý thú. Rượu chuyện đã vãn, đêm cũng đã khuya, bác nào cao hứng thời theo “tiên”... lên mây; còn (lại) rủ nhau ra về cả, tính ra ngồi nói chuyện “chay” như thế mà mỗi người cũng mất năm sáu chục quan về tiền nước chanh, nước cam, nước đá, ấy là không ai nghiện “sâm banh” cả, chứ lại đụng cốc chúc thọ nữa thì chửa biết đến mấy trăm quan? Thôi thế cũng là đủ, gọi là trải qua xem dạng cho biết cái mùi phồn hoa chốn danh đô một chút”.
Gần đó là nhà thờ Sacre Coeur (Thánh Tâm) nổi tiếng. Từ đây cũng có thể nhìn thấy Paris lấp lánh trong màn đêm. Đến trạm xe tram để lên đồi ngắm cảnh Paris by night rồi ăn tối ngay tại khu Montmartre, đi trên đường Amsterdam là phố buôn bán nhộn nhịp vì gần ga xe lửa, con đường nhỏ lát đá lên dốc và là đường một chiều, xe hơi, xe gắn máy và cả xe đạp tấp nập đổ dốc rất nhanh. Chúng tôi phải cẩn thận đi trên lề cho người bộ hành, hai bên là phố buôn bán đủ thứ món hàng với những căn tiệm nho nhỏ như ở Sài Gòn. Ði khoảng 500 thước đến công trường Place de Clichy nơi đây có nhà ga xe điện ngầm (Métro) nên hành khách rất đông. Vì chưa biết mua vé thế nào nên chưa dám sử dụng Métro, lại nữa muốn đi bộ để lần đầu nhìn ngắm phố phường Paris cho thỏa mong ước bấy lâu nay. Từ công trường theo bản đồ chúng tôi rẽ phải vào đường Caulaincourt đi ngang qua nghĩa địa Montmartre. Con đường ở trên cầu cao còn nghĩa trang nằm phía dưới, nhìn xuống thấy nghĩa địa mà mồ mả xây rất đẹp, chen chúc nhau, bia mộ đủ kiểu cao thấp khác nhau và dường như mộ nào cũng có cây thánh giá hoặc hình tượng các thiên thần. Trong nghĩa trang này chôn cất rất nhiều văn nhân, nghệ sĩ nổi tiếng, cả những nàng vũ công tài sắc của khu vực Pigalle này là khu giải trí ăn chơi về đêm của Paris. Qua khỏi nghĩa trang, con đường Caulaincourt càng lên dốc, hai bên phố xá lầu cao và cây cối trồng trên lề đường to lớn xanh tươi. Con đường nhỏ hẹp quanh co lên dốc, hai bên là hàng quán, tiệm tranh, nhà cửa nho nhỏ xinh xinh với những chậu hoa tươi thắm và khách bộ hành thơ thẩn rảo bước từng đôi. Một sắc thái khá phổ biến của giới nghệ sĩ Pháp là chuyện vẽ tranh bán ngay giữa trời, bên gốc cây, trên vỉa hè, dọc bờ sông, gần các khu du lịch. Bạn cũng có thể nghe một anh chàng chơi accordéon hay guitar rồi bạn tặng cho anh ta vài đồng xu cũng được - thiệt giống hệt quê mình. Ðây là khu các họa sĩ đường phố vẽ chân dung cho du khách, nơi này có hàng chục họa sĩ ngồi trước những giá vẽ, có người đang miệt mài vẽ cho khách, có người không có khách ngồi chơi ngắm người qua lại hay đọc báo, nghe nhạc. Ða số họa sĩ là người Á Châu, trong đó đồng hương Việt Nam chúng ta cũng gần chục người. Quan sát một họa sĩ đang vẽ, thấy họ vẽ rất khéo và rất giống khách ngồi làm mẫu. Hỏi một họa sĩ người Việt mà ông không chịu cho biết tên, ông ta nói giá một bức tranh khổ chừng 1.5 x 2 feet là từ 70 đến 100 Euro tùy theo vẽ kỹ hay vẽ nhanh. Nếu vẽ kỹ mất một tiếng đồng hồ còn vẽ nhanh khoảng nửa giờ là đẹp rồi. Tôi hỏi một ngày vẽ được chừng bao nhiêu bức? Ông ta cho biết trung bình là 3, 4 bức vì họa sĩ ở đây rất đông mà khách hàng cũng giới hạn, Mùa Hè có khi vẽ một ngày đến 10 bức tranh. Tôi hỏi giờ giấc như thế nào? Ông nói chiều chiều, trời lạnh hết khách là về, về lúc nào cũng được không cần giờ giấc cố định (nghệ sĩ mà). Bên cạnh những giá vẽ của các họa sĩ là những quán ăn che mái bằng vật liệu nhẹ rất đông thực khách. Mỗi quán ăn đều có bảng Menu với giá tiền thật lớn và nhân viên phục vụ áo trắng quần đen thắt nơ lịch sự. Thấy giá mỗi món ăn trung bình 15 Euro, tôi muốn vào ăn nhưng bà xã và con gái nói không đói nên không lẽ vào mà chỉ có một người ăn mặc dù mùi bơ thơm, mùi hành chiên ngào ngạt bay trong hương khói!
Dòng sông Seine chảy ngang qua Paris có thể nhìn thấy rõ nhất từ trên tháp Eiffel.
Dòng sông Seine chảy ngang qua Paris có thể nhìn thấy rõ nhất từ trên tháp Eiffel.
Đại sảnh Salle des Gens d'Armes, sảnh đường thời Trung cổ lâu đời nhất châu Âu còn sót lại sau hai cuộc chiến tranh thế giới.
Sainte Chapelle 1 & 2): Nhà thờ này không chỉ được biết đến với đỉnh nhọn cao 75 mét mà còn vì những cửa sổ được làm bằng kính vẽ màu cao chạm trần nhà của nó. Mỗi khung kính là một bức tranh thể hiện lại những đoạn kinh thánh về chúa Jesus.
Nhà thờ Sainte Chapelle không chỉ được biết đến với đỉnh nhọn cao 75 mét mà còn vì những cửa sổ được làm bằng kính vẽ màu cao chạm trần nhà của nó. Mỗi khung kính là một bức tranh thể hiện lại những đoạn kinh thánh về chúa Jesus.
Lafayette là một trong những trung tâm mua sắm sầm uất nhất Paris, Lafayette bắt đầu hoạt động từ năm 1983 và kể từ đó trở nên nổi tiếng với kiến trúc mái vòm làm bằng kính theo thời đế chế La Mã.
Lafayette là một trong những trung tâm mua sắm sầm uất nhất Paris,bắt đầu hoạt động từ năm 1983 và kể từ đó trở nên nổi tiếng với kiến trúc mái vòm làm bằng kính theo phong cách thời đế chế La Mã.
Nhà ga tàu điện ngầm ở Paris được trang bị rất nhiều cột đèn bằng thép uốn cong, một điểm đặc trưng trong kiến trúc cổ điển của Pháp.
Nhà ga tàu điện ngầm ở Paris được trang bị rất nhiều cột đèn bằng thép uốn cong, một điểm đặc trưng trong kiến trúc cổ điển của Pháp.
Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống cũng là lúc các cửa hàng và quán ăn trở nên đông khách hơn
Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống cũng là lúc các cửa hàng và quán ăn trở nên đông khách hơn.
Paris trong đêm tỏa sáng rực rỡ với những ngọn đèn đường, ánh đèn xe hơi, và những ánh sáng lộng lẫy phát ra từ các công trình kiến trúc nổi bật của thành phố.
Paris trong đêm lung linh với những ngọn đèn đường, đèn xe hơi và những ánh sáng lộng lẫy phát ra từ các công trình kiến trúc nổi bật của thành phố. Ảnh:Mỹ Nhung
Bãi biển mùa hè Paris (Paris Plage) được mở vào cuối tháng 7 tới cuối tháng 8 hàng năm và thu hút được hàng triệu du khách. Thành phố đã ngăn 2,5km đường kè bên phải của sông Seine, đổ cát và đặt hàng cọ tạo phong cảnh như các bãi biển thực thụ.
Người dân và du khách tới đây ngoài nằm phơi nắng trên cát còn có thể tận hưởng nhiều loại hình giải trí khác như tập thể hình, chơi bóng, tập khí công, chơi golf, mượn sách. Tất cả các hoạt động và dụng cụ giải trí (ô, ghế, bóng, sách vv...) đều được cung cấp miễn phí.
Để có được Paris Plage, người ta sử dụng 2.500 tấn cát, 14 km dây cáp điện, 61 cabine, 33 cây cọ... Công trình giải trí này được hoàn thành trong vòng 5 ngày 6 đêm làm việc liên tục không nghỉ.
Thành phố cũng huy động một lực lượng hùng hậu phục vụ cho Paris Plage gồm 65 nhân viên phụ trách các hoạt động thể thao, 640 nhân viên cứu hộ, 1.200 nhân viên an ninh.
Tổng chi phí cho xây dựng và vận hành tốn khoảng trên 2 triệu euro (đa số được đóng góp bởi các nhà tài trợ và nhà hàng kinh doanh ăn theo). Paris Plage thu hút trung bình 3,8 triệu khách mỗi năm.
Paris Plage mới hình thành nhưng đã thành công vang dội. Nhiều thủ đô khác cũng đã noi theo mô hình này như Berlin, Bruxelles, Copenhagen, Budapest hay Praha.
Xuất phát điểm là một hoạt động mang tính xã hội, Paris Plage đồng thời cũng trở thành một điểm nhấn du lịch mùa hè của thành phố Paris.Ảnh:Trần Thái Hòa
Ðược biết khu hội hội họa, ăn uống đông vui này có tên là công trường Place du Tertre. 'Tertre' có nghĩa là đồi cao vì đây là địa điểm cao nhất ở Paris, 130 mét (430 ft) trên mực biển. Cạnh đó là ngôi nhà thờ cổ St. Pierre de Montmartre được xây vào năm 1133 bởi vua Louis VI và vợ ông là hoàng hậu Adelaide được chôn tại đây. Montmartre có nghĩa là 'đồi tử đạo' (mount of martyrs), khoảng năm 250 AD thánh Denis và bổn đạo của ông đã bị hành hình tử đạo trên đồi này. Ngày xưa Montmartre là khu ngoại ô của dân nghèo lao động thành phố Paris, khoảng 200 năm trước vào đầu thế kỷ 19 nhiều văn nhân, họa sĩ về cư ngụ tại đây, họ bắt đầu vẽ tranh và bày bán những tác phẩm của mình. Ngày nay chung quanh công trường Place du Tertre là khu phố cổ có từ thời xưa với những con đường hẹp quanh co, hai bên là những tiệm tranh, dưới ánh đèn chiếu những tấm tranh vẽ phong cảnh Paris trở nên rực rỡ màu sắc. Trong đó có cửa hàng 'Le Chat Noir' (Mèo Ðen) với nhiều tranh đẹp, trưng bày bắt mắt nên thu hút sự chú ý của đông du khách ngang qua đây.Kiến trúc to lớn nổi bật nhất trên đồi Montmartre là nhà thờ Thánh Tâm (Sacred Heart) được bắt đầu khởi công từ năm 1875 và hoàn thành 1914 do kiến trúc sư Paul Abadie vẽ họa đồ mô phỏng theo kiểu Romano-Byzantine của nhà thờ St. Front ở Périgueux và công trình do Giám Mục Guibert của giáo phận Paris chủ quản. Kinh phí xây cất do hai thương gia Alexandre Legentil và Hubert Rohault de Fleury tài trợ nhằm tạ ơn Thánh Tâm Chúa Jesus Christ đã phù hộ cho nước Pháp tồn tại trong cuộc chiến tranh xâm lăng của nước Prussia (Ðức) vào năm 1870. Vào năm đó Paris bị phong tỏa, dân chúng phải ăn thịt cả những thú nhà như chó mèo.
Nhà thờ bằng đá trắng có những ngọn tháp tròn mà ngọn tháp chính lớn là điểm cao thứ nhì ở Paris sau tháp Eiffel. Nhà thờ nằm trên đồi Montmartre ở về phía Bắc Paris và cửa chính nhà thờ nhìn xuống phía Nam tức trung tâm thành phố. Ðứng ở sân trước nhà thờ nhìn xuống thành phố là một bức tranh vô cùng ngoạn mục nhất là những buổi hoàng hôn khi ánh nắng chiều dần tắt và thành phố bắt đầu lên đèn. Do đó khi chúng tôi đến là trước sân nhà thờ người ta tập trung thật đông, họ nói cười inh ỏi, thanh niên đàn ca, hát xướng và có nhóm da đen Ma-rốc hay An-gê-ri còn nhảy múa vỗ trống bập bùng. Trước nhà thờ là những bậc thang rộng lớn đi xuống khoảng sân thấp hơn, người ta ngồi đen nghẹt trên những bậc thang này nói chuyện, ăn uống và có người uống bia rất là thoải mái. Tôi thấy có những đứa trẻ bán bia lon với giá 2 Euro (vì có uống nên biết giá, lon bia ở đây nhỏ hơn bên Mỹ). Dưới nữa là bãi cỏ, vườn hoa, quá dốc nên không có bậc thang đi xuống. Nếu muốn xuống phía dưới thành phố người ta phải đi bộ bằng những bậc thang ở cánh phải (phía Tây nhà thờ) hay bằng thang máy bên cạnh với giá 1 Euro. Trừ mấy phố lớn toàn những hàng ăn, hàng rượu, rạp múa, rạp hát, còn thì những đường dốc quanh co, nhà ở cũ kỹ, vì đây chính như một nơi cao nguyên ở giữa thành Paris, cho nên lên chơi đây gọi là “lên dốc” hay “lên đống” (montervers la Butte). Ở chỗ cao nhất có dựng một tòa nhà thờ tên là Basilique du Sacré-Coeur (nhà thờ Quả Tim Thánh), kiểu Romano-Byzantine trông rất vĩ đại, xây ngoài bằng cương thạch, trong bằng cẩm thạch, lại lồng những kính vẽ rất lộng lẫy, dài 100 thước, rộng 50 thước, trên có cái mái tròn cao 60 thước và cái gác chuông cao hơn 90 thước. Nhà thờ này làm bắt đầu từ năm 1875 bằng tiền của thập phương cúng, mãi đến năm 1921 mới xong. Trèo lên trên gác chuông thời gồm được toàn cảnh thành Paris, trông vùng ra bốn bề được tới 50 cây-lô-mét. Quả chuông đây có tiếng là to nhất nhì trong thế giới, đúc năm 1895, nặng tới 1 vạn 7 nghìn 7 trăm 35 kí-lô. Trước mình vẫn tưởng rằng các nhà thờ lớn là lối kiến trúc đời xưa, nhất là đời Trung cổ, thiên hạ có lòng sùng đạo hơn bây giờ, không ngờ ngày nay lối ấy cũng còn thịnh hành mà giữa thế kỷ 19 người Tây Phương còn có đủ lòng tín ngưỡng mà dùng tới năm mươi năm trời, mấy trăm triệu bạc để dựng nên một nơi giáo đường vĩ đại như thế này. Hôm nay là ngày chủ nhật, thập phương đến lễ đông lắm; bước chân vào trong nhà thờ thấy người đứng chật ních cả, phần nhiều là những hạng bình dân, người lao động, tiếng đọc kinh, tiếng cầu nguyện, tiếng chuông đánh, om om như trong một cái đổng lớn, mà ở giữa bàn thờ hàng nghìn cây bạch lạp lấp lánh trong xa xa. Coi cũng có cái vẻ nguy nghiêm thật...”
Ngồi giữa đám đông trước sân nhà thờ Thánh Tâm trên đồi Montmartre lúc hoàng hôn dần tàn, mặt trời đỏ rực ở Phương Tây chiếu ánh sáng vàng ối lên kinh thành Paris, lâu đài nhà cửa đón nhận ánh nắng vàng trở nên rực rỡ lạ thường. Nắng tắt dần cả thành phố từ vàng chuyển sang tím thẫm là lúc thành phố bắt đầu lên đèn. Hàng triệu ánh đèn lung linh, huyền ảo, lấp lánh như sao xa chạy dài ngút ngàn tận cuối chân trời. Tiếng trống bập bùng hòa trong tiếng đàn Tây Ban Cầm, dư vị hơi men của những lon bia khiến tâm hồn lâng lâng, lãng đãng, không biết đây là đâu, thiên đàng hay hạ giới?
Về đến khách sạn, tôi lăn ra giường ngủ say như chết! Sau 3 ngày lang thang nhiều chỗ khác nhau với đi bộ đạt mức kỷ lục, bây giờ tôi mới thấm mệt và thèm ngủ nhiều hơn là ngắm Paris!
3. Ý (Italia): Sáng ngày 21-5-2002, chúng tôi lên métro ra Gare de Lyon để bắt đầu thăm Ý mà trạm đầu tiên là Milano. Các cô háo hức hơn vì đó là nơi bán quần áo, mỹ phẩm, đồ da… cho phụ nữ với nhiều brand name nổi tiếng thế giới …. phụ nữ! Còn tôi thì ngủ lấy sức trước khi thức dậy uống thuốc rồi lấy bản đồ Milano ra xem có những thắng cảnh nào nổi tiếng để ghé coi cho biết. Lần này các cô nhất định đi taxi từ Central Station về khách sạn chứ không muốn đi métro nữa, cho dù đa số hành lý đã bỏ lại khách sạn ở Paris. Đến lúc ấy, tôi mới chưng hửng vì các cô không chỉ đi du lịch mà thực ra là đi shopping. Check-in xong, các cô gọi ngay taxi đi ra khu ăn uống dọc theo bờ kinh Genova. Tôi chưa bao giờ phải nuốt thức ăn Italian tệ như khu này, vừa đắt vừa không ngon lành mà cũng chẳng no gì ráo trọi. Tôi phải uống một ly bia để có thể về khách sạn mà ngủ sớm.Mới 4 giờ sáng, tôi đã lặng lẽ thức dậy sớm để thu xếp đi một mình ra khu Duomo của Milan. Tôi phải đợi 5 giờ sáng mới có chiếc tram đầu tiên đưa tôi đến Palzzo Reale ngay gần Duomo. Vào khu shopping cổ xưa Galleria Vittorio Emanuelle II và nhà thờ Duomo, tôi mới thấy điêu khắc và kiến trúc Ý không thua gì Pháp. Ngay trước Duomo, 2 xe cảnh sát Ý túc trực 24/24 với trang bị tận răng. Phía sau là Palazzo Marino và nhà hát Teatro Alla Scala không có gì độc đáo. Đi bộ suốt con đường Via Dante tới lâu đài Castello Storzesco cũng không thấy gì hấp dẫn hơn là những quảng cáo về các loại quần áo phụ nữ. Thế là tôi lên métro để đến nhà ga chính của Milan đón xe lửa đi Venice. Ông soát vé Ý có vẻ lịch sự hơn Tây một chút nhưng ông cũng chẳng thèm chỉ cho tôi biết toa hạng nhất (first class) ở đâu nên tôi đành ngồi chung với các cô cậu sinh viên Ý trong toa tàu hạng nhì. Khó chịu nhất cho tôi là phải chịu đựng mùi thuốc lá nồng nặc cho dù dấu hiệu cấm hút thuốc dán đầy khắp toa xe. Xe lửa lại ngừng nghĩ khá lâu ở nhiều trạm nên phải mất hơn 5 giờ thì tôi mới tới Venezia. Một đoàn trẻ em đi cắm trại ở Verona hát líu lo trên toa dành riêng cho các em với các cô giáo trẻ. Tôi gặp khá nhiều cô cậu sinh viên hay học sinh đang chuẩn bị nghỉ hè hay phải học hè, trông họ tíu tít rất dễ thương nhưng họ đã xuống nhà ga Padova. Nhờ có họ mà tôi đỡ thấy lâu và buồn chán. Miền quê Italia trông nghèo nàn như mọi miền quê của các xứ nông nghiệp khác nhưng nhà cửa của họ vẫn khang trang hơn miền quê nước tôi và người dân cũng ăn mặc tươm tất, chải chuốt hơn người nông dân quê tôi.
Tới Venezia vào giữa trưa nóng bức, tôi chạy ngay vào Information desk ở nhà ga Santa Lucia. Tôi may mắn gặp được một phụ nữ khá tận tình chỉ dẫn cách đi lại trên hòn đảo nổi tiếng này với lời căn dặn thật kỹ: “Coi chừng mấy tên condaleza(chèo xuồng)!” Thế là tôi đành đi bộ tiếp vậy. Qua cầu Degli Scalzi, tôi bắt đầu len lỏi mấy con hẻm chằng chịt khắp đảo với những ngôi nhà cổ nhỏ hẹp và mấy chục cây cầu bắt ngang Canal Grande và dọc theo đó là những quán café, nhà hàng, tiệm buôn phục vụ du khách. Ghé vào tiệm mua một chai nước lọc, không ngờ giá lại rẻ: $ 0.80 Euro một chai nước suối loại 1 lít. Mua thêm 3 cuộn phim Kodak cũng chỉ $ 8.50 Euro nên tôi mua thêm một túi bánh ngọt và kẹo chocolate. Dạo quanh mấy tiệm buôn trong khu shopping Venice Pavillion, thích thú khi thấy có cả Disneyland và McDonald của Mỹ, có cả tiệm bán ví/bóp da (giả) của một anh người Hoa (Chinese). Đến nhà thờ St Marcos (xây năm 1094, thay cho nhà thờ St Marcos của phái Evangelist cũ đã bị cháy từ năm 976 ngay trung tâm Venice, là 1 trong những nhà thờ cổ xưa nổi tiếng nhất châu Âu ) và 5 nhà thờ khác rồi tôi đi vội ra bến tàu mua vé dạo chơi trên Canal Grande trước khi trở lại nhà ga để về Milan trước 4 giờ chiều. Cảnh trên kinh tấp nập, đông đảo nhưng thật ra người đi xem cho biết thì nhiều chứ ít ai chịu mua sắm, trừ tiệm ăn! Tôi mua một miếng pizza ngay trong nhà ga ăn thử mới thấy pizza ở Venice còn tệ hơn Pizza Hut nhiều, khi mà cái pizza ở ngay tại Venice này không nóng giòn lại tráng sơ 1 lớp xốt cà chua quá mỏng với vỏn vẹn 5 trái olive và 2 lát salami rẻ tiền, lại mắc gấp đôi ($ 18 Euro cho 1 cái medium !) và cái mặt khó ưa của tên chủ quán khi liến láu tiếp đãi dân Ý mặc kệ cho tôi đứng xếp hàng chờ theo thứ tự! Tôi có thể bảo đảm với bạn là Pizza Hut hay Domino Pizza ở California sẽ ngon và rẻ hơn pizza ở ngay tại Venezia hay Milano nhiều, đừng dại dột mà đi nếm thử pizza ở xứ này rồi tức hậm hực như tôi, bạn nhé. Ngồi trên xe lửa trở về Milan, tôi bắt đầu có “thành kiến” không tốt về dân Pháp & Ý, nhất là thức ăn ở Europe này vì 4 bữa nay tôi thiệt tình chưa hề thấy ngon miệng! Cái gout khác nhau, hay do cách tiếp đãi? Hình như người Việt Nam cũng quen tiếp đãi khách theo kiểu European như vậy chứ không thích giống Mỹ? Cũng may, chiếc xe lửa chiều nay chạy khá nhanh nên chỉ 3 giờ sau, tôi đã về tới nhà ga chính của Milan. Phone về khách sạn thì Hòa và các cô đi shopping chưa về nên tôi đành rảo bước quanh nhà ga Milan. Trước mắt là quan sát tòa nhà cao nhất Milan vừa bị một ông già Thụy Sĩ lái máy bay tông vào chơi cho … nổi tiếng với đời! Milano là một thành phố kỹ nghệ nên di tích kiến trúc cổ hình như chỉ còn sót lại ở Duomo. Milano kinh doanh quần áo và thời trang phụ nữ là chính. Đường phố nào ở Milano cũng đầy dẫy cửa hàng và các billboard quảng cáo cũng chỉ trưng bày áo quần & thời trang phụ nữ, nhất là đồ tắm và quần áo lót thì … eo ơi, các cô “người mẫu” trông khêu gợi vô cùng! Các cô gái Italian có vẻ thích ăn mặc thời trang hơn, nhất là khi mà các cô có bộ ngực hấp dẫn và cặp giò dài, cao, rất khêu gợi thì lại càng muốn phô trương để khoe với đàn ông chúng tôi nhiều hơn chăng? Nhìn giá cả trong các tiệm bán quần áo thời trang phụ nữ, tôi chợt giật mình: đâu có rẻ hơn Fashion Island? Cũng chưa chắc đã đẹp hơn? Tôi chỉ thích mấy tiệm bán furniture, vừa lạ vừa đẹp nhưng giá cũng không phải là rẻ! Mấy ông taxi khuyên tôi nên tìm đến outlet stores thì may ra “on sale” chứ đừng hòng mua giá rẻ ở mấy khu phố này. Chờ đến 9 giờ tối, Hòa và các cô mới lục tục đến nhà ga và chúng tôi tìm couchette để mau có chỗ ngủ qua đêm trước khi tới Roma. Couchette trên xe lửa của Ý thật tệ vì vừa ẩm mốc, hôi hám, chật chội, vừa không có máy lạnh. Hòa và các cô trở nên cau có, bực bội khi nhân viên toa tàu cũng không màng gì đến khách sau khi ông ta kiểm tra kỹ lưỡng vé tàu rồi … biến mất! Nếu như ở Mỹ, có lẽ công ty hỏa xa đã bị kiện ngập đầu vì lối phục vụ quá tệ! Tôi đã quá mệt mỏi sau 1 ngày “tham quan” nên rửa mặt xong là mở toang cửa sổ rồi leo lên giường ngủ ngay, chẳng cần thèm cằn nhằn làm gì cho thêm mệt! http://aphs.worldnomads.com/smartin1978/669/Romanbuilding.jpgChúng tôi tới Roma vào lúc sáng sớm. Một tên “cò khách sạn” chạy tới dụ Hòa và các cô. Nhờ hắn, chúng tôi mới biết là đêm hôm qua, chúng tôi đã bị hố to vì Holidays INN charged quá đắt: $ 230 Euro/đêm mà Hòa và các cô vẫn cứ tỉnh bơ chịu ở. Hắn dẫn cả nhóm chúng tôi đến 1 khách sạn 3 sao gần nhà ga với giá $ 200 Euro/đêm! Có điều chúng tôi phải ngồi chờ ít nhất 2 giờ sau mới có phòng trống để dọn vào. Trong khi bà con ngồi chờ, tôi ra xem mấy cửa hàng quanh đó, tạt vào mấy khách sạn hỏi thăm giá cả thì tôi mới tá hỏa vì một khách sạn 3 sao ngay góc đường chỉ đòi $ 130 Euro/đêm! Thế là tôi hối thúc mọi người vọt ngay ra khỏi cái “máy chém” để dọn vào khách sạn mới, ít ra cũng tiết kiệm được $ 70 Euro/đêm. Tắm rửa, ăn sáng xong thì tôi đi bộ ra Termini lấy métro để đến Vatican trước rồi sẽ đi bộ đến coi Colosseo.
Vatican nằm lọt thỏm trong Roma nhưng đó lại là nơi nhiều quyền lực với đức Giáo Hoàng và tòa Thánh - cơ quan quyền lực cao nhất của Giáo Hội Công Giáo La Mã.
Từ Termini đi métro đến Cipro-Musei Vaticani chỉ vài phút rồi tôi đi bộ vào quảng trường(piazza) St Pietro. Nhà thờ St. Pietro’s Basilica với công trường rộng lớn chứa trên 300,000 người do Michelangelo thiết kế (khi ông mới 25 tuổi) thay cho nhà thờ cũ xây từ thế kỷ thứ 4, ngay trên khu mộ thánh Peter. Kế bên Vatican là nhà thờ Sistine Chapel với nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc độc đáo của Michelangelo. Đây là 2 thắng cảnh nổi tiếng mà ai ghé Vatican cũng phải đến viếng. Hàng trăm du khách từ khắp nơi tụ tập trong quảng trường rộng lớn này, hay xếp hàng chờ vào xem Bảo Tàng Viện chứ lính gác Thụy Sĩ sẽ không cho vào Tòa Thánh và nơi làm việc của đức Giáo Hoàng. Vatican bao gồm Quảng trường thánh Peter, nhà thờ thánh Peter, cung điện Vatican, nhà bảo tàng, công viên và một số đường phố hợp thành. Bức tường Vatican là ranh giới với Italy. Nhà thờ thánh Peter là nhà thờ Thiên chúa hùng vĩ nhất, tráng lệ nhất thế giới, từ đông sang tây dài 187 m, từ nam sang bắc rộng 137 m. Nhà thờ không có kiểu mái hình chóp tượng trưng cho thần quyền tối cao và phong cách Gothic tháp cao chọc trời mà chạm kiểu mái vòm và vòm trời hình bán nguyệt làm hình thể trung tâm. Nhà thờ bắt đầu xây dựng vào năm 1920 và hoàn chỉnh năm 1926. Nhìn từ xa có thể thấy được nhà thờ với kiểu kiến trúc cột to mái vòm, cổ điển, giản dị mà trang nhã. Bước vào nhà thờ, trên bức tường chính của đại điện có một vầng sáng hình tròn. Giữa vầng sáng ấy có một con bồ câu trắng tượng trưng cho các thiên sứ. Xung quanh là các tiểu thiên sứ và nhiều áng mây màu sắc rực rỡ. Bên dưới vầng sáng là chỗ ngồi của thánh Peter, được xem là chiếc ghế bành đầu tiên của thế giới. Bốn chân ghế được nạm ngà voi, được đỡ bởi bức tượng của hai nhà thần học người Hy Lạp và hai nhà thần học người La Mã. Phía trên lưng ghế có trang trí hình hai tiểu thiên sứ, trong tay cầm chiếc chìa khoá mở cửa vào nước Chúa và chiếc mũ ba tầng của Giáo hoàng. Đây là chiếc mũ Giáo hoàng đội khi lên ngôi. Ba tầng tượng trưng cho thần quyền, quyền lập pháp và quyền tư pháp của Giáo hoàng. Chu vi của đỉnh vòm nhà thờ là 71 m, đường kính 42,34 m. Đối diện với nhà thờ thánh Peter là Quảng trường thánh Peter hình bầu dục. Hai bên là hai dãy làm bằng đá cẩm thạch sắp lớp theo dạng hình bán nguyệt bao quanh quảng trường. Tổng cộng có 284 cột tròn và 88 cột vuông trông rất uy nghi tráng lệ. Giữa quảng trường là một tấm bia vuông nhọn, cao 41 m. Tấm bia này là do Hoàng đế La Mã Kaligula mang từ Ai Cập về để trang trí cho quảng trường bên cạnh hoàng cung. Năm 1586, Giáo hoàng Sistine V ra lệnh chuyển tấm bia đó về quảng trường thánh Peter. Để vận chuyển được tấm bia nặng 350 tấn này, phải mất tới 5 tháng, huy động 900 nhân công, 150 con ngựa và 47 cần cẩu. Giữa bia có khảm đá cẩm thạch phát quang màu trắng. Vì vậy, từ trên không nhìn xuống, quảng trường trông giống một bánh xe cực lớn trông rất nền nã. Hai phía nam bắc của quảng trường đều có dãy hành lang cột tròn tương tự như kiểu kiến trúc hai bên của nhà thờ thánh Peter, giống như đôi tay khổng lồ ôm lấy du khách và những người hành hương trên thế giới đổ về đây. Quy mô của quảng trường thánh Peter rất lớn, có thể chứa khoảng 500.000 người và là nơi toà thánh La Mã dùng để cử hành các hoạt động lớn của tôn giáo.Nhà bảo tàng Vatican nằm ở phía bắc nhà thờ thánh Peter, là bảo tàng lâu đời và nổi tiếng trên thế giới, với diện tích 55.000 m2. Bảo tàng có 12 nhà trưng bày và 5 dãy hành lang, được gọi là “Phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng Vatican”. Trong kho báu nghệ thuật này có nhiều kiệt tác nghệ thuật và nhiều văn vật quý hiếm từ xưa đến nay. Nhà thờ Sistine là nhà thờ của các Giáo hoàng. Nhà thờ này nổi tiếng vì giữ hai bức hoạ “Sáng thế kỷ” và “Sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo. Bức “Sáng thế kỷ” được coi là đỉnh cao của hội hoạ, có diện tích 300 m2, được ghép từ 9 bức tranh với nội dung miêu tả lại những câu chuyện trong Kinh thánh. Trong bức tranh có hơn 300 nhân vật với đường nét sắc sảo, dáng vẻ sống động có thần. Michelangelo đã mất 4 năm để vẽ bức tranh này. Tương truyền, vì phải ngước lên để vẽ trong thời gian dài nên sau khi vẽ xong, cổ ông bị lệch. Đây là tác phẩm tâm huyết nhất của Michelangelo. Bức “Sự phán xét cuối cùng” được vẽ trong 6 năm, cao 20 m, rộng 10, là bức hoạ lớn nhất thế giới. Trong bức hoạ có hơn 200 nhân vật sống động như thật, cùng nhau đấu tranh vì quang minh, chính nghĩa và hy vọng với khí thế làm rung động lòng người. Mỗi năm có hơn 3 triệu du khách đến thưởng thức hai kiệt tác này.Nhà thờ Sistine là nơi bầu Giáo hoàng mới. Khi chức Giáo hoàng bị khuyết, nhà thờ đóng cửa nhiều ngày. Các Hồng y tập trung ở đây để bầu giáo hoàng mới. Lúc này, hầu hết các tín đồ đều ở bên ngoài cổng chờ kết quả. Khi cuộc bầu cử có kết quả, họ sẽ đốt phiếu bầu bằng củi khô, người bên ngoài sẽ thấy cột khói trắng, báo hiệu đã có Giáo hoàng mới. Trong một vòng bầu cử, nếu không ai giành được 2/3 số phiếu thì phiếu bầu sẽ được đốt bằng củi ướt, làm bốc lên cột khói đen. Đây là dấu hiệu để các tín đồ biết rằng cần phải bầu lại. Đây là nghi thức tuyển chọn Giáo hoàng mang tính hiện đại của Vatican.
Tiber River
Interior of the Colosseum
The Arch of Constantine (Arco di Costantino)
The ruins of The Roman Forum (Il Foro Romano)
The Victor Emanuel II Monument (Monumento a Vittorio Emanuele II)
Piazza di Spagna, Scalinata di Spagna(The Spanish Steps).
Sau đó, tôi đi qua lâu đài (castel) Sant Angelo nằm ngay bên cạnh. Từ trên cao, bạn có thể nhìn thấy Roma bên kia sông Tevere. Ngay bên cạnh lâu đài Angelo là công trường Cavour, Bộ Tư Pháp và Tòa án với công trường Tribunali khá đẹp và uy nghi. Bước qua cầu Angelo, các bạn gái sẽ tha hồ shopping với hàng trăm tiệm bán quần áo phụ nữ đủ loại, đủ kiểu, nhất là quần áo da, quần áo lót, quần áo tắm… không thua gì Milano. Phải nhìn nhận là dân Italian có khiếu thẩm mỹ thật vì nhìn mấy kiểu quần áo này thì đàn ông còn thích nữa, huống hồ là phụ nữ, nhất là chỗ nào muốn khoe thì hở 1 tí, trông hấp dẫn làm sao! Dọc theo bờ sông Tevere là hàng cây xanh rợp bóng mát y như sông Seine ở Paris nhưng coi bộ Roma cũ kỹ, những dinh thự và viện bảo tàng ven sông Tevere không bề thế, tráng lệ và cũng không được khang trang, sạch sẽ như ven sông Seine. Qua quảng trường Navona, tôi đi đến Pantheon (xây từ năm A.D. 120, với mái dome cao 142 ft.)rất nổi tiếng nhưng nay đã hoang tàn, rồi đến Fontana di Trevi nổi tiếng với một hồ nước phun đầy những kiệt tác điêu khắc. Hàng trăm du khách từ khắp nơi tụ tập hồ nước phun chụp hình hay vọc nước cho mát. Kế bên là Quốc Hội và đi ngược Via Del Corso là quảng trường Del Popo và Flamino trước khi đi vào khu Pincio xanh mát với vài bảo tàng viện mỹ thuật nổi tiếng. Ngược về công trường Spagna, tôi ngạc nhiên và thích thú khi thấy nhiều cột mốc như cây bút chì khổng lồ ở thủ đô Washington của Mỹ rải rác khắp các quảng trường ở Roma. Có thể nói mỗi giao lộ (intersection) là một quảng trường (piazza) với một cây bút chì, hay một hồ nước (fontana) với nhiều tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp. Từ Quirinale về Venezia, tôi sững sờ với Viện Bảo Tàng Capitolini, với khu đô thị cổ Domus Aurea - Fori Imperiali - Foro Romano-Palatino, khu Campidoglio, khu Palatino và cuối cùng là kiệt tác đồ sộ: Colosseo. Học và làm nghề kiến trúc, xây dựng và quy hoạch mà chưa đến được nơi này thì sẽ là một thiếu sót to lớn! Có thể nói, bên cạnh Pháp thì Italia cũng là quê hương của những nhà điêu khắc và họa sĩ điêu luyện, những kiến trúc sư và nhà xây dựng tài tình, những chuyên viên quy hoạch đầu tiên của thế giới. Roma mà tôi đang chiêm ngưỡng là Roma đã tồn tại hàng ngàn năm, với một quá khứ vàng son rực rỡ. Mỗi cây cột, viên gạch, bức tượng…. ở những nơi này đang được bảo tồn một cách trân trọng nhưng vẫn không sao tránh được sự tàn phá của thời gian, con người và quy luật đào thải của tạo hóa! Có đến đây, tôi mới thấy con người tài hoa làm sao khi đã tạo dựng nên những kiệt tác xuất sắc này cho nhân loại/ hậu thế! Hãy bước vào Colosseo, bạn sẽ thấy công trình xây từ 2000 năm trước với vách cao 159 ft, trên 80 cổng vòm (arches) chứa trên 55,000 giác đấu.Đây là một giác đấu trường nổi tiếng của một đế quốc La Mã hùng mạnh và cũng hết sức dã man trong việc đối xử với tù binh & nô lệ! Không có máy móc mà ngày xưa người ta đã thiết kế và xây dựng được một vận động trường rộng lớn, đồ sộ và nguy nga đến như vậy thì làm sao hậu thế như tôi không khỏi khâm phục đến sững sờ nếu như có ngày đặt chân đến Kim Tự Tháp ở Ai Cập, hay Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa và biết bao công trình xây dựng rực rỡ khác nữa!
Chiều xuống, tôi thả bộ về cù lao Isola Tiberina và qua cầu Palatino để thấy một Roma mới mẻ hơn ở phía sau khu vườn bách thảo (Botanico) và Garibaldi nhưng trời đã tối và lất phất mưa nên tôi đành phải quay về khách sạn nằm cạnh nhà thờ S. Maria Maggiore để vào ăn tối trong nhà hàng Hongkong bên hông Termini.

Venice (Venezia in Italian):
The 4 horses on the top of St. Mark's Basilica.
St. Mark's Square
The Ducal Palace (Dodge Palace)
Our oarsman/gondolier/gondolizza
A "Rio" or canal, the typical water road of Venice
A canal.
The Bridge of Sighs.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi quyết định đi coi tháp Pisa nghiêng như thế nào. Ngồi xe lửa hơn 3 giờ, chạy dọc theo bờ biển về phía bắc Roma, qua Livorno rồi tới tháp Pisa lúc gần trưa. Tháp nghiêng Pisa cao 185 ft., do kỹ sư Bonnano Pisano xây từ năm 1173 và bị nghiêng vì lớp đá làm móng chỉ dày 10 ft. trên lớp đất cát pha sét dãn nở khi xây tới tầng 3 vào năm 1274. Dù vậy, công trình vẫn xây tiếp và cuối cùng hoàn thành vào năm 1350 với độ nghiêng là 4 feet 7 inches. Du khách tấp nập chung quanh tháp nghiêng Pisa và khu nhà thờ Campo dei Miracoli với hàng trăm tiệm buôn bán gift & souvenirs. Chụp hình rồi mua vé vào bên trong tháp mới vừa tu bổ và phục chế, leo lên tới tầng cao của tháp mà nhìn qua nhà thờ và khu xung quanh.
The steps of the tower
One of the bells on the top of the tower. Originally, the tower was built as a bell tower for Pisa's Cathedral.
Từ trên đỉnh tháp Pisa này, Galileo đã chứng minh về sức hút (trọng lực) trái đất và tốc độ rơi (experiments on gravity & velocity). Các tiệm buôn nơi đây ít nói thách hơn so với Milano, có vẻ sõi tiếng Anh hơn Roma và lịch sự hơn Paris mà tôi đã ghé qua mấy hôm trước (Có lẽ tôi vẫn chưa hết “thành kiến” với vài người Parisien bất lịch sự mà tôi “vô phúc” gặp phải nên ý nghĩ về một Paris hào hoa, lịch sự cũng đã biến mất trong tôi từ hôm ấy!).
Another David in Signoria Square
Duomo:
Ghiberti, the Door of Paradise
Perseus by Cellini 1554 in Signoria Square.
Fontana di Nettuno by Ammannati in Signoria Square.
Uffizi Gallery
Signoria Square where we have lunch together
Uffizi Gallery
The Church of Santa Croce, where Michelangelo was buried.
Back to the present: bike lane in Florence
Gần 2 giờ chiều, chúng tôi hối hả lên xe lửa đi Firenze(Florence) nhưng xuống nhà ga thì chiều đã xuống nên vội ăn ở một tiệm trên đường Michelangelo, gần cầu Veccho, dạo quanh khu phố chính rồi chạy lại nhà ga để kịp lên xe lửa về Roma. Tới Termini, tôi lại chạy ra Museo Nazionale Romano nhưng rất tiếc là đã trễ, họ đóng cửa rồi nên đành tiu nghỉu về sắp xếp hành lý ra lấy couchette hạng nhất mà quay về Paris để kịp đi Hòa Lan.
Nếu bạn hỏi tôi về một lời khuyên khi du lịch Âu châu bằng xe lửa (Europass) thì tôi xin nói thật: Nên đi xe tốc hành (Grand vitesse), chọn toa hạng nhất và hãy hỏi cho kỹ ở Information Desk hoặc người bán vé chứ đừng bao giờ thèm hỏi nhân viên soát vé, nhất là tụi Tây vì tôi dám khẳng định với bạn là tôi chưa bao giờ thấy ai bất lịch sự, vô lễ và xấc láo hơn mấy thằng Tây soát vé! Nếu ở Mỹ, có lẽ họ đã mất job từ lâu! Sau một trận cãi vã với tên Tây soát vé mà mặt còn non choẹt, chúng tôi đành ôm cơn giận mà ngủ một giấc chập chờn không chút thoải mái! Về tới Paris vào mờ sáng, chúng tôi lại lên métro về lại khách sạn cũ, tắm xong là lăn ra ngủ bù cho khỏe. Tới trưa, tôi theo Liêm ra khu La Défense. Đến nơi này, tôi mới thật sự khâm phục kiến trúc hiện đại của Pháp với hàng chục tòa nhà cao tầng (skyrises) với đủ kiểu dáng khác nhau chứ không chỉ là hình hộp (boxes) như của Mỹ ngay tại khu thương mại mới này, tiêu biểu nhất là tòa nhà đồ sộ La Grande Arche nằm ở đầu trục Champs Elysées mà ở giữa là Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) và đầu trục bên kia là Place de la Concorde.
4.Hòa Lan: Sáng hôm sau, tôi và Hòa leo lên xe lửa qua Hòa Lan. Chuyển xe tại Brussel rồi đi tiếp qua Amsterdam. Xe lửa này chạy tốc hành, vừa sạch vừa đẹp hơn nhiều, nhất là nhân viên trên xe lửa ăn nói nhã nhặn và lịch sự hơn. Cảnh miền quê phía bắc nước Pháp cũng như Bỉ và Hòa Lan cũng xinh đẹp và khang trang hơn. Tới Amsterdam vào buổi chiều khi thành phố bắt đầu sinh hoạt nhộn nhịp về đêm. Nhà cửa hai bên kênh đào khiến tôi nhớ tới nhà phố ở San Francisco và Việt Nam nhưng hình như nhà nào cũng bị nghiêng (?) về một phía. Bên kia eo biển (Het IJ), đối diện với nhà ga là một thành phố mới mà nghe một anh Hòa Lan nói cho biết là dân giàu và trẻ thích sống trong loại nhà mới ít đất bên đảo đó lắm! Du khách ngoại quốc đến Amsterdam này coi bộ có thú đạp xe đạp nên mấy bãi cho thuê xe đạp đầy dẫy quanh nhà ga và khách sạn. Weekend này du khách kéo đến Amsterdam quá đông, họ tấp nập ra vào mấy nhà hàng hay leo lên mấy chiếc tàu chở đi dạo trên hệ thống kênh đào chằng chịt thành phố thấp hơn mực nước biển này. Rất nhiều nhà hàng của người Nam Dương (Indonesian) và Nhật ở đây thu hút khách vào ra tấp nập.Trước nhà ga xe lửa nào cũng có một bãi để xe đạp rộng thênh thang, và bao giờ cũng có cả một "biển" xe đạp ở đấy. Dường như là phần lớn họ đều dùng cùng một loại xe đạp, rất bình thường và giản dị, cái xe đạp mà người Đức gọi đơn giản là "xe đạp Hà Lan". Ha Lan dau chi co hoa tulip
Venlo là một thành phố nhỏ, có khoảng 90.000 dân, nằm cạnh biên giới với Đức (ranh giới của thành phố cũng là biên giới với nước Đức). Thuế ở 2 nước khác nhau nên có một số mặt hàng mà ở Hà Lan giá rẻ hơn ở Đức, thí dụ như xăng, cà phê hay sô cô la. Vì thế mà người Đức ở vùng biên giới rất thích sang đây mua sắm, đến mức thành phố có tên là "thành phố mua sắm của người Đức".
Ha Lan dau chi co hoa tulip
Cửa hàng mua sắm ở Đức không được phép mở cửa vào ngày chủ nhật, trừ những dịp đặc biệt hay nằm trong phạm vi của ga tàu hỏa và cảng hàng không. Láng giềng Venlo vì thế tháng nào cũng cho phép mở cửa bán 1 - 2 ngày chủ nhật. Những ngày đó mà người Đức sang Venlo chắc là dẫm chân nhau mà đi.
Ha Lan dau chi co hoa tulip
Venlo rất xứng đáng với tên đấy. Bãi đỗ ô tô đầy xe mang biển số Đức. Thành phố rất đông người, rất nhộn nhịp và dường như là những người đi mua sắm đều nói tiếng Đức cả. Tuy đông nhưng đường phố rất sạch sẽ và không ồn ào, không hề có tiếng kêu nhau í ới.
Ha Lan dau chi co hoa tulip
Nằm ngay đầu con phố dành riêng cho người đi bộ là một cửa hàng rất nổi tiếng, có cái tên rất dài dòng là "2 anh em Venlo", chuyên bán cà phê và các thứ hàng khác mà người Đức hay mua. Cửa hàng có mấy mươi năm nay rồi. Ông bạn đồng nghiệp biết gia đình tôi mướn căn nhà nghỉ ở gần đây dặn dò ngay "có thời gian nhớ tạt vào \'2 anh em Venlo\' để mua cà phê, giá rất rẻ"! Và quả thật là cà phê rẻ hơn Đức rất nhiều.
Ha Lan dau chi co hoa tulip
Venlo có lịch sử rất lâu đời, thời La Mã đã có 1 làng nhỏ ở đây. Thế nhưng sau khi người La Mã lui về phía Nam, nhiều người dân cũng đã bỏ đi và Venlo lại chìm vào trong bóng tối của lịch sử. Sau đó, thành phố được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện trong thế kỷ 11. Tuy có lịch sử lâu đời nhưng không thấy ngôi nhà cổ nào trong khu phố dành riêng cho người đi bộ, chỉ có tòa thị chính với 2 tháp cao không đều nhau được xây từ 1597 đến 1601.
Ha Lan dau chi co hoa tulip
Ha Lan dau chi co hoa tulip
Ha Lan dau chi co hoa tulipChúng tôi ghé qua nhà của Anne Frank (người nữ anh hùng nổi tiếng), ngay bên cạnh là Dylan và đối diện là tiệm bánh và chocolat Pompadour cũng rất nổi tiếng. Vì chiều tối rồi nên chúng tôi không vào thăm những viện bảo tàng của thành phố Amsterdam mà lại đi vào một tiệm ăn Nhật Sama Sebo ở khu Waterlooplein mà mọi người xúm lại ngồi ăn với nhau ở 2 bên dãy bàn ăn giống như nhà ăn tập thể trong trại lính hay nhà máy nào đó vậy. Thế mà đông lắm, bạn ạ. Vào đây, bạn hãy uống bia trắng, ngon và rẻ lắm, $ 1.50 Euro/ ly thôi.Thực tình mà nói thì Amsterdam chẳng có nhiều danh lam thắng cảnh như Roma hay Paris mà chỉ nổi tiếng với “khu đèn đỏ” mà bên cửa kính là các cô gái điếm từ Nga, đông Âu, hay đông nam Á mặc quần áo lót thật khêu gợi để mời gọi du khách vào thử cho biết! Thế thôi. Đi suốt con đường Nieuwezuds Voorburgwal xuống tới Museumplein thì trời đã tối mà phố xá chỉ tấp nập những du khách trẻ tìm vui trong quán rượu, vũ trường hay nhà hàng mà thôi. Khách sạn nào cũng hết phòng. Hình như đây không phải là nơi thích hợp cho loại người như tôi. Sau đó, chúng tôi đi Ultrech và Rotterdam nhưng cũng chỉ là thành phố kỹ nghệ với vài kiểu nhà thiết kế khá lạ mắt. Ultrech vừa xây xong một thành phố “nhân tạo” trên một vịnh biển nhưng rất tiếc là chúng tôi không còn thời gian để đến xem tận mắt. Điều mà tôi muốn xem và biết thêm là hệ thống đê đập bao quanh bờ biển Hòa Lan, cách xử lý nước biển/mặn, cách xử lý nước thải, cách khai thác nước ngọt và các kênh đào dẫn & thoát nước mà Hòa Lan vốn nổi tiếng thế giới nhưng khổ nỗi tôi không tìm được ai hướng dẫn để đi coi cho biết; mặc dù khi hỏi thăm đường đi thì người Hoà Lan niềm nỡ, thân thiện hơn Pháp nhiều. Cuối cùng, theo bản đồ, chúng tôi đi đến vịnh Zuiderzee coi đê Afsluitdijk (dài trên 30 km, xây từ 1932) ngăn chia 2 tỉnh Friesland và Noore, tạo ra hồ IJsselmeer (từ nước biển thành nước ngọt) và 4 vùng đất mới (diện tích khoảng 1650 km2) cho nông nghiệp, khu dân cư, khu kỹ nghệ và khu giải trí chạy dài từ phía Waddenzee (bắc Zuiderzee) và biển Bắc Hải. Công trình thứ 2 là kế hoạch Delta xây dựng con đê bao bọc bờ biển phía đông, Oosterschelde để phòng ngừa biển tràn vào và tạo ra 3 đảo nhân tạo: Roggenplaat, Neeltje Jan and Noordland (từ 1967). Từ cơn bão biển gây ra lụt lội tàn phá Hà Lan vào năm 1953, Hà Lan quyết định xây 3200 m bờ đê chống bão (storm surge barrier) với cổng có thể mở đóng tự động và 65 trụ bêtông (hollow concrete piers). Năm 1997, khi công trình này hoàn thành Maeslandtkering và Hartelkering thì mới thấy công trình đồ sộ trong gần 50 năm này quả thật đáng nể với những con đập (dams), sluices, locks, dikes và storm surge barriers. Hội kỹ sư công chánh Mỹ (American Society of Civil Engineers) đã chọn công trình vĩ đại này là 1 trong 7 kỳ quan TG hiện đại("the works to be one of the Seven Wonders of the Modern World"). Lái xe dọc theo bờ biển Hà Lan mới thấy 2 công trình này đáng phục !
Canal cruise view
Typical house with a pulley in Amsterdam.
What's this in the ground? Can you believe this ground statue/picture is located in front of the church (on the left)?
You can easily see what's this - a church. Can you believe it's location? It's located right outside the red light district.
Red Light District in Amsterdam
Finally, we see something bright - windmill.
Đến Hoà Lan, nhất định phải ghé Keukenhof, chỉ mở cửa cho khách du lịch bắt đầu từ tuần cuối cùng của tháng 3 đến giữa tháng 5. Vườn hoa này là ý tưởng xuất hiện vào năm 1949 của thị trưởng Lisse khi đó. Ý tưởng này là tạo ra một triển lãm dành cho những người trồng hoa khắp Hà Lanchâu Âu có thể tham gia. Keukenhof còn được đặt tên "vườn châu Âu", do từ khi thành lập, nó là vườn hoa lớn nhất thế giới vào dịp mùa xuânbắc bán cầu. Vaò thê´kỷ 15, khu vực Keuknhof lúc đó chỉ có gỗ và những cồn cát, ngươì dân ở lâu đaì Tylingen - mà ngày nay còn lưu lại một sô´dấu tích - đã đi tìm tìm kiếm những trò chơi từ gỗ quanh vùng đất này. Từ năm 1401 đến năm 1436, vùng đất này thuộc về nữ ba´tươ´c Jacoba van Beieren của Hà Lan dùng trồng rau & hoa quả cho bà. Nơi đây là khu vực để bà lưu tru´khi đi săn và thu nhặt thảo mộc cho nhà bếp của lâu đài. Và từ đo´hình thành tên gọi Keukenhof; Keuken = thảo mộc, rau gia vị cho nhà bê´p , Hof = vườn ( rau)--> Keukenhof = vườn rau gia vị. Thời điểm ngắm tulip tốt nhất là vào khoảng giữa tháng 4, tùy thuộc vào thời tiết. Keukenhof mở cửa từ 8 giờ sáng đến 7:30 tối, với giá vé khoảng 12,50 euro mỗi người. Nó nằm giữa các thị trấn Hillegom và Lisse, phía nam HaarlemNam Hà Lan, tây nam Amsterdam. Có đường xe lửaxe buýt đến đó.So với Skagit trên tiểu bang Washington(Mỹ) thì nơi đây trồng mỹ thuật và kỹ thuật hơn tuy diện tích nho hơn.
5. Bỉ (Belgium): Trưa hôm sau, chúng tôi đến Bruges của Bỉ. Quả thật đây là một “Little Venice” mà tôi thấy thích hơn vì không khí êm ả, đường phố sạch đẹp và người dân hiền hòa, lịch sự hơn nơi nào hết. Bạn có thể an tâm dạo phố Bruges - một thành phố nhỏ thuộc miền quê nước Bỉ. Bạn hãy vào tiệm Dumon hay bất kỳ tiệm nào khác để mua chocolate (home made) loại Noir/ Black hay đủ màu sắc khác nhau qua hình dạng của các loại sò ốc hay trái cây mà ăn thử, hay vừa ăn chem chép (mussel), vừa nhâm nhi vài loại bia khác nhau. Bia ở đây ngon lắm mà lại rẻ nữa nên tha hồ uống thử cho biết. Nghe nói Bỉ có trên 30 hiu beer khác nhau và Dutch có trên 40 hiu beer khác nhau mà tôi ch mi ung th 10 hiu beer là đã thy ...s ri.
The world famous Manneken Pis Statue is actually tiny.
Grand Place
http://www.earthinpictures.com/world/belgium/brussels/european_parliament_building.jpgCó thể ngồi xe ngựa dạo quanh phố cổ, hay xuống tàu chạy quanh kênh đào. Yên tâm và mát mẻ hơn Venice nhiều. Đây cũng là một trung tâm văn hóa với nhiều trường học, viện bảo tàng, nhà thờ. Nhớ đến xem tòa thị chính (city hall), ngôi nhà cổ “Brugse Vrije”, chợ cá (fish market). Vincent van Gogh was born in Groot Zundert, The Netherlands on 30 March 1853.http://lifestyle.iloveindia.com/lounge/images/bruges-attractions.jpg
Bruges - Một thành phố nhỏ, xinh đẹp, cổ kính, hiền hòa mà có thể nói là ở đây, tôi đã thật sự thoải mái tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi trong chuyến du lịch Âu châu lần đầu tiên này. Tin tôi đi, bạn hãy đến Bruges một lần và chắc chắn là bạn sẽ yêu thích thành phố này. Tiếc là tôi phải giã từ Bruges để đi tiếp về Brussel. Từ nhà ga trung tâm, chúng tôi đến Stripmuseum rồi qua Place Rogier ngay bên cạnh. Xa hơn là Bourse- Grand Palace và nhất định phải coi cho được bức tượng đồng đen nổi tiếng của chú bé đang đứng tiểu ngay tại Lombard. Đây là khu du lịch nên du khách đông lắm. Tại khu Sablon, Louise và Hoàng Cung (Royale), bạn có thể chụp hình làm kỷ niệm thoải mái. Lên xe lửa hay métro, tôi ghé xem mô hình Atonium ở Heysel rồi qua chụp hình tòa nhà Nhật (Japanese Tower) gần đó là coi như xong - Brussel chỉ có thế thôi. Chúng tôi cảm thấy hài lòng khi trở về Paris vào lúc trời tối. Tuy nhanh và ngắn ngủi nhưng tôi thật sự yêu thích Bỉ (Belgium/Belgique) hơn hết!
http://www.dkimages.com/discover/previews/1053/50338412.JPG
6. Kết: Hòa không muốn đi tiếp qua Luxembourg và Đức nên chúng tôi quay về Paris ngay buổi chiều với khá nhiều chocolate, postcards và T-shirt để làm kỷ niệm. Thật bất ngờ khi Liêm dẫn tôi gặp lại một người bạn cũ: Thanh Hà. Thanh Hà thay đổi nhiều quá nhưng phải nói là chúng tôi có dịp ngồi nói chuyện thật thoải mái, vui vẻ và thân tình sau hơn 25 năm xa cách. Những người bạn học Lê Quý Đôn cũ đã phân tán khắp mọi nơi và khó có dịp ngồi lại với nhau vui như vậy. Thanh Hà chia tay để kịp chuyến xe lửa về nhà ở miền Nam nước Pháp, còn tôi cũng phải trở về khách sạn thu xếp hành lý về Mỹ.
Tối hôm
đó, tôi chợt muốn ngắm thủ đô Paris về đêm. Leo lên khu Montmartre, ngồi trên những bậc thềm trước nhà thờ Sacré Coeur nhìn xuống thành phố Paris, nghĩ lại 10 ngày qua, tôi chợt thấy trong cái mệt mỏi có được niềm vui sướng của một du khách từ “Tân Thế Giới” đã đặt chân đến “Cựu Thế Giới”. Theo tôi, Paris là nơi thu hút du khách nhiều nhất với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất thế giới (nhất là về kiến trúc) và cũng là giao lộ chính để tỏa đi khắp châu Âu. Khổ nỗi, Paris hôm nay quá đắt đỏ, quá bảo thủ, thích sống với niềm tự hào về một quá khứ vàng son mà chưa tìm ra được giải pháp nào khả dĩ hợp lý để đưa người dân Pháp ra khỏi nhiều bế tắc về kinh tế- xã hội. Thời gian ghé thăm nước Pháp quá ngắn ngủi, ít ỏi; thực ra chỉ mới quanh quẩn Paris chứ chưa đi được nhiều nơi khác của nước Pháp, cũng chưa có dịp tiếp xúc với nhiều người Pháp thuộc nhiều giới khác nhau nên tôi khó có thể nhận xét đúng và đầy đủ về nước Pháp. Hy vọng những người mà tôi gặp không phải là ‘đại diện’ cho đa số người Pháp! Thực tình mà nói, tôi có cảm giác là đa số giới trí thức Pháp cũng thích “trùm chăn” hơn là dấn thân làm cách mạng để đổi mới nước Pháp và người lao động Pháp cũng thích nhàn hạ, hưởng thụ hơn là phấn đấu cải thiện cuộc sống của chính họ. Đọc sách báo Pháp, tôi có cảm tưởng thời gian như ngừng lại để tôi trở về với thời gian tôi còn là một cậu học trò ở trường Jean Jacques Rousseau. Mặt khác, có một điều mà tôi không thích về Pháp: Báo Pháp chưởi Mỹ nhiều quá nhưng rõ ràng là Pháp cần có sự hợp tác với Mỹ như một đồng minh chứ không thể tiếp tục khích động dân Tây ghét Mỹ, ganh tị với dân Mỹ mãi được. Chính phủ Mỹ có những sai lầm trong chính sách, đường lối nhưng không thể vì thế mà ghét luôn dân Mỹ? Chính tôi cũng đâu có thích ông Bush và đường lối ngoại giao kỳ cục của ông ta nhưng mặc kệ ông Bush hay ông Clinton, người Mỹ vẫn thích làm bạn với tất cả mọi người trên thế giới kia mà? Công bình mà nói, đa số người Pháp rất rộng lượng, sống thoải mái và hài hòa với các sắc tộc di dân, ít kỳ thị hơn là Mỹ và họ đã chung sống hòa bình với di dân suốt mấy trăm năm qua. Dân Arabian và gốc Islam sống rất đông ở Pháp và châu Âu và họ đều được đối xử công bình cho dù sự kiện “9-11” ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nhưng đâu phải tất cả đều là “khủng bố”? Có đi qua Pháp và châu Âu vào mùa hè năm 2002 này, tôi mới biết và hiểu ra được nhiều điều hay và mới lạ! Quả thật là ông bà mình nói không sai: “ đi một ngày đàng, học một sàng khôn”! Vậy thì nếu có điều kiện, chúng ta cũng nên thu xếp đi du lịch một chuyến, bạn nhé! Với Mỹ lúc này, du lịch cũng là một hành động yêu nước vì có như vậy thì kỹ nghệ du lịch, hàng không và kinh tế nước Mỹ chúng tôi mới có thể phục hồi chứ lị! Sau sự kiện “9-11”, du lịch và hàng không Hoa Kỳ đã suy thoái khi mà dân Mỹ quá sợ khủng bố và chiến tranh chứ không tỉnh bơ như dân Việt Nam mình. Cho nên, kinh tế Mỹ rất cần các bạn du lịch và xài tiền nhiều hơn để may ra sẽ cất cánh thì ông Bush sẽ có thêm tiền mà chi thêm cho quốc phòng, đánh bin Laden và cầu trời được ngồi thêm 4 năm nữa trong tòa nhà trắng! Bạn có thấy ông Bush của chúng tôi đang ráo riết vận động bà con du lịch và xài tiền như ông ấy đó sao? Ngày tôi rời nước Pháp cũng là lúc ông Bush đến viếng ông Chirac và cầu nguyện cho binh sĩ Mỹ đã hy sinh cho tự do của nước Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Mong rằng bạn bè thế giới sẽ không bao giờ quên ơn những người Mỹ đã thật sự hy sinh cho tự do và hòa bình mà họ đang thụ hưởng hôm nay. Chúng ta vẫn mong được sống hòa bình và hữu nghị với nhau trên hành tinh này kia mà. Giờ chót: khi ngồi trên máy bay trở về Mỹ, tôi đọc thấy tin cầu thủ Zidane của đội Pháp đã bị chấn thương nên không thể có mặt trong trận khai mạc giải túc cầu thế giới 2002. Không ngờ sau đó đội Pháp bị loại luôn và phải xách gói về nước sớm! Chú gà trống Gaulois đã không thể cất tiếng gáy nữa khiến nước Pháp phen này buồn ghê lắm!(5-2002)

http://img.dailymail.co.uk/i/pix/2007/09_03/AmsterdamDM_468x315.jpg
http://www.smh.com.au/ffximage/2007/01/15/amsterdam15107_wideweb__430x286,0.jpghttp://www.contemporist.com/photos/arcam_amsterdam_01.jpghttp://markgorman.files.wordpress.com/2008/10/bruges.jpghttp://countryepicure.files.wordpress.com/2006/10/bruges.jpghttp://www.vub.ac.be/BIBLIO/itp/stimulate6/bruges-by-nguyen.jpghttp://marianne-louis.be/images/bruges.jpgAmsterdam red lighthttp://blogs.atlassian.com/news/amsterdam.jpghttp://www.themahoganyblog.com/wp-content/uploads/2009/07/amsterdam1.jpghttp://www.worldtraveldestinations.info/wp-content/uploads/2010/08/bruges.jpg
Nice:

Buildings along seashore
Seashore
Lyon:
Pont De Tilsitt (Tilsitt bridge), Rhone River
Bike lane
Panoramic view of Lyon from the tope of hill
Ruins of ancient Roman Theatre
Lion city
Old buildings
Old passage
Notre Dame, Lyon
Statue of Louis XIV
Bye bye, Paris

Keukenhof - Vườn tulip nổi tiếng nhất thế giới

Keukenhof ở Lisse, một thị trấn nhỏ ở phía nam Amsterdam, Hà Lan, là một trong những vườn hoa lớn nhất thế giới. Vườn hoa này mở cửa cho khách du lịch bắt đầu từ tuần cuối cùng của tháng 3 đến giữa tháng 5.
Thị trưởng Lisse năm 1949 nảy ra ý tưởng xây dựng vườn Keukenhof với mục đích ban đầu là tạo ra một triển lãm dành cho những người trồng hoa khắp Hà Lan và châu Âu có thể tham gia.
Keukenhof còn được đặt tên "vườn châu Âu", do từ khi thành lập, nó là vườn hoa lớn nhất thế giới vào dịp mùa xuân ở Bắc bán cầu

 

No comments:

Post a Comment