Thursday, September 22, 2011

Du lịch TG quanh ta (21)

Tasmania (khách du lịch thường gọi là Tassie) là bang đảo duy nhất của Úc, nằm cách châu lục 240 km về phía Nam, giữa bang Victoria và Nam Cực. Bang đảo này bao gồm đảo Tasmania là hòn đảo lớn thứ 26 trên thế giới và các đảo nhỏ lân cận.

Đảo Tasmania có hình trái tim với những thung lũng xanh, những thị trấn yên tĩnh và những đường bờ biển hoang sơ.
Đây là một trong những hòn đảo có địa hình nhiều núi nhất thế giới, Các khảo sát địa chất còn cho thấy sự liên hệ giữa đảo Tasmania và Nam Cực từ hàng triệu năm về trước. Tuy cách biệt với đất liền, nhưng nơi đây vẫn có chất lượng cuộc sống cao và bầu không khí rất dễ chịu. Với diện tích 68,401 km2 (đảo Tamania chiếm 62,409 km2) nhưng dân số chỉ 500,000 người, nơi này thật sự là một thiên đường hoang sơ cho những người thích khám phá.
Thủ đô của bang Tasmania là Hobart, nằm ở bờ biển phía Tây Nam. Đây là thành phố lâu đời thứ hai của Úc. Nhiệt độ cao nhất mùa hè nơi đây có thể lên đến 38 độ C, nhưng mưa nhiều và mùa đông không quá khắc nghiệt.
Chỉ có thể đến được Tasmania bằng đường biển hoặc đường hàng không. Hệ thống giao thông công cộng của Tasmania tập trung chủ yếu là xe buýt, giá vé mỗi lượt đi thấp nhất là 1,40 đô la Úc. Hơn 1/3 Tasmania được bảo vệ bởi các công viên quốc gia và những khu bảo tồn di sản thế giới. Công viên quốc gia The Hartz Mountains có rất nhiều dãy núi, hồ đóng băng, vùng đồng hoang có núi cao và rừng nhiệt đới rậm rạp khiến cho bạn phải trầm trồ và kinh ngạc.
Bán đảo Tasman là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của đất nước. Cảng Arthur là nơi giam cầm các tù nhân phạm tội trong thời kỳ thuộc địa Úc. Trong khoảng thời gian từ năm 1830 đến năm 1877, có khoảng 12 500 phạm nhân đã trải qua tù đày ở đây khiến nơi này thực sự là nơi đáng sợ vào thời đó.
Launceston là thành phố lớn thứ hai ở Tasmania và là nơi dành cho các khu trượt tuyết với Công viên quốc gia Ben Lomond và Mount Mawson.
Ở bờ biển phía Đông, du khách có thể tham quan Công viên quốc gia đảo Maria, nơi hội tụ những quần thể hóa thạch cổ có thể được tìm thấy ở những vách đá vôi và sa thạch, cùng với rất nhiều khu rừng và những con đường mòn đầy dương xỉ tuyệt vời để thám hiểm.
Phía Tây Bắc là nơi có những bức tranh khắc trên đá của thổ dân. Đây là bằng chứng về việc các bộ tộc thổ dân đã cư trú trong những hang động dọc theo bờ biển cách đây hàng ngàn năm. Đây cũng là ngôi nhà của The Nut – một khối đá núi lửa cao 152 mét được ước tính vào khoảng 12,5 triệu tuổi. Leo đến đỉnh núi, bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh chung quanh, sau đó đón xe xuống dốc.
Không gì bằng đi bộ tham quan phong cảnh Tasmania vì nơi đây có hơn 60 đường đi bộ dành cho du khách, băng qua những khu rừng mưa nhiệt đới, những vách núi sát biển và những đỉnh núi cao. Hãy chọn 1 trong 5 chuyến hành trình nổi tiếng của Tasmania, bao gồm Cradle Mountain, Maria Island, Freycinet Experience, Bay of Fires và South Coast Walk để có thể đến với tất cả những địa điểm đẹp nhất.
Chuyến hành trình nổi tiếng nhất của Tasmania chính là Overland Track kéo dài 6 ngày, đưa du khách từ Craddle Moutain đến hồ St. Clair sâu nhất nước Úc. Tasmanian Trail là chuyến đi dài hơi kéo dài hơn 480 km từ Bass Trait tới Southern Ocean, bằt đầu từ Devonport và kết thúc ở Dover. Du khách có thể đi bộ, đạp xe hoặc thậm chí cưỡi ngựa trong suốt chuyến hành trình băng qua rừng nhiệt đới, thị trấn, nông trại và những cao nguyên xanh tươi.
Bạn cũng không thể bỏ qua việc đến bờ biển phía Đông Nam để thưởng thức các loại trái cây, món cá hồi và rượu vang tuyệt vời. Đảo Bruny là nơi tập trung rất nhiều động vật hoang dã bao gồm cả những con chim cánh cụt nhỏ xinh và những loài bò sát.
Đảo Tasmania còn nổi tiếng với một loài động vật rất xấu xí có hình dạng tương tự gấu, được mệnh danh là “quỷ dữ”, có tên khoa học là Sarcophilus harrisi. Chúng là một trong những loài có túi ăn thịt sống, có kích thước thuộc vào loại nhỏ nhất. Con đực trưởng thành chỉ dài khoảng 0,6m, nặng 12kg.
Với hơn 5,400 km đường bờ biển, hoạt động chèo thuyền kayak ở đây có rất nhiều địa điểm tuyệt vời. Với những người thích thử thách, một chuyến chèo thuyền vòng quanh đảo là hết sức thú vị. Bạn hãy tới vùng nước gần Hobart, nơi đây biển đẹp và không khí vô cùng trong lành. Chèo thuyền còn giúp du khách đến gần hơn với những hẻm núi sát bờ biển, những cảnh thiên nhiên hoang dã của Tasmania.
Nếu bạn thích lướt sóng, Tasmania đúng là thiên đường với những ngọn sóng mạnh và bờ biển vắng vẻ. Gần thủ đô Hobart, bãi biển Park và Clifton là những địa điểm hấp dẫn du khách yêu thích môn thể thao này. Từ Orford tới Bicheno, từ vịnh Cloudy của đảo Bruny tới cảng Trial hay vịnh Arlberg, bạn đều có thể tìm thấy những khoảng trời riêng cho việc lướt sóng.
Hobart - thủ đô của Tasmania, là một thành phố hiện đại với những khu mua sắm và nhà hàng rất rực rỡ nhưng niềm tự hào của bang lại là những di sản kiểu thuộc địa. Battery Point là trung tâm lịch sử của thành phố với khoảng 90 tòa nhà di sản đã được tổ chức National Trust xếp loại và được bảo tồn.
Thành phố còn có nhiều điểm thu hút như Nhà trưng bày mỹ thuật và bảo tàng Tasmania, Trung tâm thám hiểm Nam Cực - sự kết hợp của công viên chủ đề và trung tâm khoa học giao tiếp, cáp treo rừng Tahune và Công viên Tasmanian Devil. Chợ Salamanca ở Hobart là chợ lớn nhất của bang, nơi bán các mặt hàng thủ công, thực phẩm, quần áo và những thứ hàng hóa khác. Lễ hội mùa hè Hobart vào tháng Giêng và lễ hội Mười Ngày Trên Đảo là hai sự kiện bạn không nên bỏ qua.
Thức ăn trên máy bay
Tôi đi máy bay khá nhiều nên được nếm khá khá nhiều loại thức ăn của các hãng máy bay khác nhau. Khá nhất và hợp khẩu vị của tôi nhất là các hãng máy bay Á châu (trừ Air China và các hãng máy bay TQ, Đài Loan), Úc & New Zealand. Nếu bạn còn băn khoăn trong việc chọn lựa các hãng hàng không, hãy tham khảo nhận xét của người sử dụng Flickr về bữa ăn của các hãng nhé.
"Món tráng miệng thật sự sáng tạo. Một quả gulab-jamun phủ lên một lớp bột besan ka laddoo rồi để ngập trong sữa trứng. Thức ăn trên những chiếc A-330 mới toanh chưa bao giờ hấp dẫn hơn", một khách du lịch viết về thức ăn của hãng hàng không Jet Airways. Ảnh: user vm2827 của Flickr.
Thức ăn của hãng Air Canada bị một khách du lịch chê là "kinh khủng khiếp". Ảnh: user Frankie Roberto của Flickr.
Bữa ăn này của hãng American Airlines có "món bánh mỳ cuộn đáng thất vọng nhất thế giới". Ảnh: user WordRidden.
Thức ăn của hãng Singapore Airlines "chẳng ngon chút nào, tôi lên cơn đau dạ dày khi máy bay hạ cánh". Ảnh: user _pdra.
Chuyến bay của hãng Shanghai Airlines khiến người chụp phải thốt lên "thức ăn hàng không vẫn chẳng khá lên chút nào". Ảnh: user augapfel.
Bữa ăn United Airlines lại được miêu tả là "ngon và đầy hương vị". Ảnh: user VirtuelErn.
Hãy nghe một khách hàng miêu tả về bữa ăn trên chuyến bay của hãng Scandinavian Airlines: "Một bữa ăn rất ngon với thịt bò, rau, khoai tây nghiền nhừ, salad rau diếp (với cà chua), hai bánh mỳ, bơ, bánh vừng với pho mát Tillamook và tráng miệng là một cái bánh sô cô la với quả mâm xôi". Ảnh: user Brianholsclaw.
Hãng hàng không hoàng gia Brunei đã khiến khách hàng này ấn tượng: "Ai nói đồ ăn máy bay là dở? Ngon tuyệt!". Ảnh: user Thienzienyung.
Bữa ăn của hãng hàng không Kingfisher Airlines được ca ngợi "có lẽ là thức ăn trên máy bay ngon nhất mà tôi ăn". Ảnh: user Vincent Tulio.
Khẩu phần ăn khiêm tốn của hãng British Airways vẫn được cho là "thật sự không tệ lắm". Ảnh: user Kai Hendry.
"Thịt bò, salad khoai tây, bánh mỳ, bánh sô cô la hạnh nhân với kẹo dẻo. Nó thật sự ngon mặc dù là thức ăn máy bay". Ảnh: user Puck777.
Bữa ăn của hãng Air India được cho là "nóng, ngon và tươm tất". "Món roti tuyệt vời, món cà ri tuyệt cú mèo và salad thì tươi". Ảnh: user vm2827
"Tôi đã chờ đợi một bữa ăn tệ hại, nhưng hóa ra nó thật sự ngon", một khách hàng bình luận về thức ăn của hãng All Nippon Airways. Ảnh: user Rahims.
Thức ăn trên của hãng Air New Zealand được cho là ổn. Ảnh: user Robertpaulyoung
Bữa ăn của hãng hàng không Lufthansa Airlines. Ảnh: user naystin.
Bữa ăn của vé hạng nhất của hãng Singapore Airlines do đầu bếp từ Sydney nấu. Ảnh: Matthew Vasilescu.
Bữa ăn trên máy bay của Qantas, hãng hàng không quốc gia Australia. Ảnh: user Andy Mitchell.
Thức ăn của hãng Northwest Airlines. Ảnh: user AaronC.
Bữa ăn của hãng Malaysia Airlines. Ảnh: user Allerina & Glen MacLarty.
Các món ăn của hãng Japan Airlines. Ảnh: user d'n'c
Bữa ăn của vé hạng nhất của hãng Emirates. Ảnh: user Acme.
Bữa ăn của hãng Air China thông thường dở vô cùng. Ảnh: user d'n'c.
10 trò lừa đảo khách du lịch phổ biến
TTO - Trang web du lịch VirtualTourist.com vừa liệt kê 10 trò lừa đảo thông dụng bọn tội phạm tại các nước thường sử dụng để lừa khách du lịch nước ngoài.
“Phần lớn các trò lừa đảo này không có gì là phức tạp, nhưng chính vì vậy chúng mới nguy hiểm, đặc biệt là khi du khách bị sao nhãng”, giám đốc trang web VirtualTourist Giampiero Ambrosi giải thích. “Chúng tôi chỉ ra những quốc gia nơi các trò lừa đảo này thịnh hành nhất, nhưng bất cứ trò nào cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu”.
Dưới đây là danh sách 10 trò lừa đảo du khách phổ biến nhất:
Du khách ở Bắc Kinh dễ cầm nhầm tiền giả - Ảnh: AFP
Dưới đây là danh sách 10 trò lừa đảo du khách phổ biến nhất:

1. Vàng của kẻ ngốc (Pháp)

Tư vấn du lịch, lừa đảo du lịch
Nếu bạn đi dạo trên đường phố Paris, và một người xuất hiện, nhặt được một chiếc nhẫn vàng dưới chân bạn, thì hãy chúc mừng người đó và bỏ đi. Chiếc nhẫn chỉ là đồ dởm, và người nhặt được sẽ tìm cách lừa bạn mua lại nó.
2. Trò khỉ (Indonesia)
Không phải kẻ trộm nào cũng là con người. Những con khỉ ở đền Uluwatu tại Bali khét tiếng với trò giật của du khách mọi thứ, từ kính mát đến máy ảnh, rồi chạy vào các bụi rậm trong đền. Vài giây sau, kẻ huấn luyện lũ khỉ sẽ xuất hiện, giả trang là người quản lý đền, và lừa du khách rằng chỉ cần họ đưa vài đồng để mua chuối, hắn sẽ buộc lũ khỉ phải trả lại những món đồ bị chúng đánh cắp.
3. Trộm tiền ATM (Trinidad và Tobago)
Tư vấn du lịch, lừa đảo du lịch
Sử dụng phim X-quang, bọn trộm ở Trinidad tạo ra một chiếc thẻ nhét vào đầu đọc thẻ máy ATM, và khi du khách nhét thẻ ngân hàng vào máy, thẻ sẽ bị mắc kẹt bên trong. Khi đó, một người qua đường nhiệt tình sẽ xuất hiện, khuyên rằng người rút tiền hãy nhập lại mã số PIN để máy ATM nhả thẻ. Không may là sau đó, "người qua đường" này sẽ rút chiếc thẻ phim X-quang ra khỏi máy, và rút theo tiền của nạn nhân.
4. Bưu thiếp lừa đảo (Ý)
Trẻ con bụi đời ở nhiều thành phố tại Ý khét tiếng với trò nhét bút và bưu thiếp vào tay du khách, nhờ viết thư gửi về “nhà”. Sau đó, chúng mô tả một cuộc sống nghèo khổ, đói khát khiến du khách mủi lòng, cho chúng tiền.
5. Phí phục vụ phòng (Mỹ)
Tư vấn du lịch, lừa đảo du lịch
Phí dịch vụ phòng khách sạn ở Mỹ luôn được trừ vào thẻ tín dụng mà khách hàng đưa ở quầy tiếp tân. Nếu một người phục vụ mang đồ ăn đến phòng đòi tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, thì bạn hãy đuổi anh ta hoặc cô ta ngay.
6. Phân chim tưởng tượng (Argentina)

Tư vấn du lịch, lừa đảo du lịch

Nếu một người trên đường phố Buenos Aries muốn giúp phủi phân chim sau lưng áo của bạn, nhiều khả năng là người đó sẽ tìm cách chôm đồ trong túi bạn. Các tay trộm ở Argentina thường thực hiện trò lừa đảo này theo nhóm.
7. Dịch vụ ATM dỏm (Indonesia)
Lại là một trò lừa đảo máy ATM khác. Trên một số máy ATM ở Bali thường dán số điện thoại “Dịch vụ khách hàng”. Và khi máy ATM nuốt thẻ, du khách sẽ cuống cuồng gọi đến số này. Khi đó, một người sẽ hỏi mã số PIN thẻ ngân hàng của nạn nhân, địa chỉ khách sạn, số điện thoại, và trấn an rằng dịch vụ sẽ chuyển thẻ đến tận phòng khách sạn.
8. Tỷ giá ngoại hối hấp dẫn (Zimbabwe)

Tư vấn du lịch, lừa đảo du lịch
Bọn lừa đảo ở Zimbabwe thường lừa du khách đổi tiền bằng tỷ giá ngoại hối cực kỳ hấp dẫn, với điều kiện là việc đổi tiền diễn ra trong quán café. Tại đây, tiền được đếm trên mặt bàn, nhưng được trao tay cho nạn nhân ở dưới mặt bàn, với lý do là trông chừng cảnh sát. Khi đếm lại, nạn nhân sẽ phát hiện ra rằng số tiền đếm trước đó và số tiền họ cầm trên tay khác xa nhau.
9. Cuộc gọi lúc nửa đêm (Mỹ)
Tư vấn du lịch, lừa đảo du lịch
Đây là trò lừa đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Du khách đang ngủ say sưa trong khách sạn vào nửa đêm hoặc sáng sớm bỗng bị một cú điện thoại dựng dậy. Người gọi tự xưng là nhân viên quầy tiếp tân, hỏi thông tin thẻ tín dụng của du khách. Mãi về sau nạn nhân mới phát hiện ra rằng “quầy tiếp tân” đó thực ra là kẻ lừa đảo ở bên ngoài.
10. Tiền giả (Trung Quốc)
Ở Trung Quốc, tiền giả hoành hành khắp nơi cùng với các loại hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm..., và nếu như đa số du khách thích thú với các loại hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm... thì họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân. Nếu không thể mang theo máy soi tiền, tốt nhất là du khách chỉ đổi tiền ở ngân hàng.
Các trò lừa đảo trực tuyến phổ biến trên thế giới đều có ở VN

Theo Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa (Bkis), năm 2007 là một năm đầy “sóng gió” với an ninh mạng ở Việt Nam. Số lượt máy tính bị nhiễm virus trong năm 2007 là 33.646.000 lượt. Số virus mới xuất hiện trong năm 6.752 virus mới. Một loạt các vấn đề nổi cộm của an ninh mạng đã được Bkis đưa ra.
Nhiều website chưa đảm bảo an ninh
Năm 2007, đã có 342 website của Việt Nam bị hack bởi các hacker trong nước và nước ngoài, trong số này có những website đã bị hack tới hai lần. Trong năm qua, Bkis cũng đã tiến hành khảo sát và phát hiện ra lỗ hổng nguy hiểm tại 140 website của các cơ quan, doanh nghiệp quan trọng tại Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, một số website tên miền .gov.vn đã bị hacker nước ngoài kiểm soát và gắn mã độc phát tán virus.
Công ty chứng khoán lơ là an ninh mạng
Tháng 3/2007, trong số 22 website đang hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam được khảo sát, 12 website (chiếm tới 54%) tồn tại lỗ hổng nghiêm trọng có thể bị hacker lợi dụng tấn công chiếm quyền kiểm soát. Cuối năm 2007, qua tiến hành khảo sát lại, kết quả cho thấy vẫn còn 40% website có lỗi trên tổng số 60 website của các công ty chứng khoán đang hoạt động.
Mật khẩu vẫn là điểm yếu của người sử dụng cá nhân
Tháng 5/2007, trong số gần 10.000 thuê bao của 3 nhà cung cấp dịch vụ ADSL lớn nhất Việt Nam mà Bkis tiến hành khảo sát, kết quả cho thấy, hơn 14% số thuê bao (1.400) nằm trong tình trạng nguy hiểm, có thể dễ dàng bị kẻ xấu kiểm soát hệ thống.
Tháng 10/2007, có nhiều thông báo từ người sử dụng về việc họ bị kẻ xấu đánh cắp các mật khẩu tại Yahoo, Gmail… sau đó thực hiện hành vi lừa đảo bạn bè của họ hoặc tiết lộ những thông tin nhạy cảm lấy được trong hòm thư của nạn nhân.
Tháng 11/2007, xuất hiện hiện tượng lừa đảo người sử dụng Internet ăn theo sự kiện Yahoo mới khai trương dịch vụ Yahoo! Mash. Kẻ xấu đã khai thác sự nhẹ dạ của người sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo.
Lừa đảo trực tuyến gia tăng
Năm 2007, hầu hết các hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến trên thế giới đều đã xuất hiện ở Việt Nam. Các hình thức này gồm: Lừa đảo qua diễn đàn trên mạng; Lừa đảo qua email mà điển hình nhất là lừa đảo trúng thưởng xổ số; Lừa đảo qua website (Colony Invest, Cali Invest,…). Ngoài ra, còn có lừa đảo qua tin nhắn di động, chat, qua game online, mạng xã hội ảo… Như vậy, trên Internet có hình thức trao đổi thông tin nào thì ở Việt Nam hiện nay đều đã xuất hiện các hình thức lừa đảo ăn theo.
Sâu máy tính - Worm “nhường chỗ” cho virus lây qua USB
95,72% thiết bị nhớ USB tại Việt Nam từng bị nhiễm virus. Virus lây qua USB đã thay thế vị trí của virus lây qua email (worm), trở thành loại virus lây nhiều nhất tại Việt Nam. Trong năm 2007, các sâu máy tính lây qua email không còn xuất hiện nhiều như những năm trước. Tại Việt Nam không có vụ việc nào đáng kể do loại virus này gây ra.
“Malware lây theo bầy đàn” – những hiểm họa mới từ Internet
Malware lây theo bầy đàn trở thành những mối nguy hiểm thực sự đối với người sử dụng Internet tại Việt Nam. Malware là cách gọi chung cho các loại phần mềm độc hại, bao gồm virus, trojan, spyware, adware… Khi bị nhiễm malware loại này, nếu không được chữa chạy kịp thời, máy tính của nạn nhân sẽ nhanh chóng bị lây nhiễm thêm hàng loạt malware khác từ Internet. Theo thống kê của Bkis, trong năm qua tại Việt Nam, trung bình mỗi malware loại này có thể “kéo” về bầy đàn từ 15 đến 20 malware khác.
Virus phá hoại bùng phát trên diện rộng
Năm 2007, các virus phá hoại liên tục xuất hiện và bùng phát trên diện rộng. Trung tuần tháng 7/2007, chỉ trong 6 ngày theo thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkis, đã có tới 50.500 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus W32.Ukuran.Worm. Virus có xuất xứ từ Indonexia này đã phá hủy toàn bộ các file dữ liệu .DBF, .LDF, .MDF, .BAK của FoxPro và SQL trên máy tính của nạn nhân. Những đơn vị bị ảnh hưởng nhiều nhất là thuộc ngành Tài chính - Tiền tệ.
Trung Quốc trở thành “nhà máy” sản xuất virus khổng lồ
Gần 2.000 loại trojan đánh cắp mật khẩu game online xuất hiện xuất hiện tại Việt Nam chỉ trong 4 tháng cuối năm. Tất cả các trojan này đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Các Trojan game online chuyên tấn công các phần mềm game trực tuyến để lấy cắp mật khẩu và các thông tin về tài khoản của game thủ, sau đó bí mật gửi về nhiều server khác nhau tại Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành một “nhà máy” sản xuất virus khổng lồ.
Một số dự báo an ninh mạng tại Việt Nam năm 2008
Theo Bkis, năm 2008, virus, spyware, adware, rootkit sẽ vẫn tiếp tục xuất hiện hàng ngày và tập trung tấn công vào từng nhóm đối tượng có chủ đích thay vì tấn công chung chung trên diện rộng. Thiết bị USB, lỗ hổng phần mềm của Windows, IE sẽ là những nguồn lây lan virus chủ yếu.
Khi ngày càng có nhiều người sử dụng, các mạng xã hội (blog, web chia sẻ video, hình ảnh…) sẽ trở thành đích nhắm mới của các hacker để phát tán virus hay lừa đảo trực tuyến.
Tội phạm sẽ chuyên nghiệp và tinh vi hơn, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Những vụ hack do thiếu nhận thức hay để thể hiện mình sẽ tiếp tục giảm, bởi hacker đã bị răn đe qua các vụ việc được cơ quan pháp luật xử lý trước đây,…

No comments:

Post a Comment