Thursday, September 22, 2011

Du lịch quanh ta(8)

http://mebobandsurly.files.wordpress.com/2009/12/torres-del-paine.jpg
http://www.chile-vacation.info/images/Chile-Vacation-chile-torres-del-paine.jpg
1. Torres del Paine, Chile
http://www.livefortheoutdoors.com/upload/528860/images/52%20-%20Torres%20del%20Paine,%20Patagonia.jpghttp://www.hormiga.org/fondosescritorio/wallpapers/Sitios-Del-Mundo/montes-chile/Torres-del-Paine-Serrano-River-Chile.jpg
http://blog.hotelclub.com/wp-content/uploads/2008/10/salar-de-uyuni-bolivia-2.jpghttp://img.allposters.com/6/LRG/21/2142/YFQED00Z.jpg
Uyuni Salt Flats
2. Uyuni Salt Flats, Bolivia

http://www.rutaverdebolivia.com/Uyuni%20Salt%20Lake%202.jpg Lencois Maranhenses National ParkLencois3. Lencois sand dunes, Brazil

Cerro de Arcos: Ecuador


Turret Arch: Utah, USA

Mont Saint MichelTrong các danh thắng của Pháp ở phía tây bắc, đảo Mont Saint Michel được xếp vào hàng độc đáo và hấp dẫn nhất. Ðiều gây ấn tượng mạnh cho du khách tới thăm Mont Saint Michel là những công trình kiến trúc gothic tiêu biểu và một lịch sử kỳ thú.
Ðảo nhỏ có lịch sử kỳ thú
Chúng tôi đến thăm đảo Mont Saint Michel vào một ngày nắng đẹp. Từ xa, đã có thể nhìn thấy hòn đảo với những ngọn tháp nhọn như những chiếc bút vươn thẳng lên trời xanh. Bãi xe ô-tô rộng mênh mông vẫn còn đẫm nước biển, dấu vết của thủy triều vừa mới rút.
Dù không phải ngày nghỉ nhưng cả bãi đỗ xe rộng chật kín xe ô-tô tư nhân, xe bus. Có các biển số đến từ nhiều nước châu Âu.
Từ bên ngoài, đảo Mont Saint Michel trông như một pháo đài. Cách duy nhất lên được đảo là qua hai cửa thành nhỏ. Cửa bên trong có ván treo đề phòng quân địch tiến công sẽ đóng lại bằng hệ thống ròng rọc.
Bức tường đá cao ngất rộng có đường đi ở giữa bao quanh đảo như một chiến lũy "bất khả xâm phạm" những ai cố tình tìm cách đột nhập lên đảo.
Ðường lên đảo nhỏ, hẹp và dốc đứng. Chúng tôi gò người đi trên lối mòn đá dốc, ngửa mặt lên chỉ nhìn thấy chân người đi trước. Không khí và cảm giác gợi cho người ta hình ảnh thân quen như đang leo núi hành hương tới cõi thiêng Yên Tử hay chùa Hương.
Nằm trong vịnh Saint Michel, đảo Mont Saint Michel thuộc vùng Normandy và tiếp giáp với Vương quốc Anh. Chính vị trí địa lý trên đã tạo cho hòn đảo nhỏ chỉ với chiều ngang chưa đầy 1 km này một lịch sử kỳ bí và hấp dẫn.
Với độ cao 80 mét so với mực nước biển, đảo Mont Saint Michel vươn lên sóng nước Ðại Tây Dương như một ngọn hải đăng vững chãi khổng lồ. Ðảo được kết cấu bằng đá granite nên rất bền vững. Trải qua bao năm tháng, trước những trận bão, gió và sóng biển mạnh của Ðại Tây Dương, đảo Mont Saint Michel vẫn vững vàng, kiên cố. Hòn đảo nhỏ bé Mont Saint Michel nằm ở phía tây bắc nước Pháp với vài chục nóc nhà là một trong những điểm hành hương nổi tiếng ở Pháp.
Mont Saint Michel bắt đầu được biết đến với ngôi nhà nguyện đầu tiên xây dựng năm 708 do giám mục Avranches lo liệu việc xây cất. Nguyên do là vào một đêm nọ, giám mục Avranches cai quản vùng vịnh Saint Michel mơ thấy trong giấc mơ gặp được vị thần Archangel Michel. Ngôi nhà nguyện nhỏ được lấy tên theo vị thần núi Mont Saint Michel kể từ đó. Khi hoàn thành năm 709, nhà thờ Mont Saint Michel trở thành nơi cầu nguyện hằng ngày của đội lính canh đảo.
Trải qua biến cố chiến tranh, qua những cuộc xâm chiếm của người Norman, nhà nguyện nhỏ trên núi Mont Saint Michel bị hư hỏng nhiều. Vào năm 966, Richard I, Công tước xứ Normandy cho xây dựng một tu viện dòng Benedict trên đảo. Công trình xây dựng nhà thờ và nhà ở trên đảo được giao cho kiến trúc sư Abbot Maynard. Nhưng phải đến năm 1020, các công trình lớn xây dựng nhà thờ và tu viện mới thực sự bắt đầu do kiến trúc sư Abbot Hildebert II thiết kế vào thời điểm cải cách tu viện ở vùng Normandy do Công tước Richard II thực hiện. Thay vì san đá để tạo mặt bằng cho công trình, Hildebert gia cố các bệ bằng đá và bắt đầu xây dựng trên nền đó. 28 năm sau, công trình hoàn tất các hạng mục cơ bản. Nhưng cũng phải đến năm 1135, ngôi nhà thờ mới hoàn thành.
Vào năm 1170, kiến trúc sư Abbot Robert de Roringy bắt đầu xây dựng một mặt mới ở phía tây của nhà thờ. Năm 1203, một sự kiện đau buồn xảy ra với nhà thờ Mont Saint Michel. Công tước xứ Brittany đã cho người đốt cháy nhà thờ Mont Saint Michel vì nhà vua Phillip Augustus của Pháp ra lệnh đuổi người Anh khỏi vùng Normandy.
Trước cảnh đổ nát của nhà thờ Mont Saint Michel, vua Phillip Augustus đã cho mở một quỹ để xây dựng lại nhà thờ. Một tu viện mới với những công trình kiến trúc gothic điển hình như phòng họp, phòng ăn, nhà bếp và phòng ngủ hoàn thành vào năm 1230 do công của kiến trúc sư Abbot Jordan.
Lối đi chung quanh vườn hoa xây dựng theo kiến trúc gô-tích bằng chất liệu đá.
Ðặc biệt, khu vườn hình vuông và lối dạo chung quanh vườn bên cạnh nhà thờ là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo thể hiện sự tinh tế và sang trọng tuyệt vời của quần thể các công trình trên đảo Mont Saint Michel. Bằng chất liệu đá granite và đá vôi, lối dạo chung quanh vườn với những cột nhỏ xinh xắn và mái vòm đối xứng trở thành mô hình mẫu mực của phong cách kiến trúc gothic.
Trong cuộc chiến Trăm năm giữa Anh và Pháp ở thế kỷ 15 và 16, đảo Mont Saint Michel được củng cố hệ thống phòng thủ như một pháo đài vững chãi. Trải qua nhiều biến cố, nơi đây từng được sử dụng làm nhà tù trong thế kỷ 19. Vào năm 1856, nhà thờ Mont Saint Michel bị cháy và nhiều công trình bị thiêu hủy. Công tác phục hồi tiến hành tới năm 1874 mới xong. Những kiệt tác của con người tồn tại tới ngày nay là hệ thống nhà thờ, tu viện còn khá nguyên vẹn xây dựng theo phong cách gothic tuyệt đẹp.
Ðiểm hành hương độc đáo
Hiện nay, với khoảng 3,5 triệu khách du lịch tới thăm mỗi năm, Mont Saint Michel nằm trong mười điểm đến thu hút đông khách du lịch nhất ở Pháp. Ðiều tạo cho Mont Saint Michel có sức hấp dẫn lớn như vậy chính là nhờ vị trí địa lý độc đáo. Trải qua suốt 12 thế kỷ qua, vị trí địa lý độc nhất vô nhị của Mont Saint Michel là nguyên do thu hút nhiều tín đồ đến với nơi đây.
Trước kia, để ra đảo Mont Saint Michel, người ta phải chờ đến khi thủy triều rút, hòn đảo nối với đất liền bằng một dải cát dài khoảng 1 km. Trong thời gian đó, người ta tranh thủ đi ra đảo trên con đường cát.
Tuy nhiên, việc các con chiên tới hành hương trên đảo không hề dễ dàng bởi vùng vịnh Saint Michel là nơi có thủy triều lớn nhất ở châu Âu. Mức chênh lệnh giữa triều lên và triều xuống trung bình tới 15 mét. Khi triều xuống, bãi cát trong vịnh Saint Michel trở nên rộng thênh thang bởi nước rút cách xa bờ gần 15 km. Nhưng khi triều lên, nước dâng cũng rất nhanh. Các du khách chủ quan có thể bị chết đuối vì những đợt sóng nối đuôi nhau chồm lên. Những con sóng dữ cũng làm thay đổi hướng của dải cát nối từ đất liền ra đảo khiến cho khách hành hương dễ bị sa vào những bãi lầy là những bẫy vô hình.
Cho đến năm 1879, một con đường đắp cao mới được xây dựng nối đảo với đất liền. Khách du lịch ngày nay ra đảo trên con đường rộng rãi thẳng tắp trải nhựa nên không có cơ hội trải nghiệm những mối nguy hiểm của các bậc tiền bối.
Trong năm 2008, hàng loạt sự kiện văn hóa được tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lịch sử của hòn đảo nổi tiếng này. Ngày 01/5 vừa qua, lễ kỷ niệm 13 thế kỷ ra đời công trình phục vụ tín ngưỡng đầu tiên được tổ chức hoành tráng và trang trọng tại nơi đây với sự chủ trì của đức giám mục thủ đô Paris.
Giữa trời xanh lộng gió, chiêm ngưỡng phong cảnh vịnh Mont Saint Michel, ngắm nhìn những công trình kiến trúc độc đáo tồn tại hàng thiên niên kỷ, càng cảm nhận sự vĩ đại và giá trị lịch sử trường tồn của Di sản văn hóa thế giới Mont Saint Michel được UNESCO công nhận vào năm 1979. Một địa thế hiểm trở, chỉ bằng chất liệu đá, con người đã làm nên một kỳ quan để lại cho hậu thế.
Trong suốt hơn một thiên niên kỷ qua, Mont Saint Michel cùng với Roma và nhà thờ Saint Jacques de Compostella ở Tây Ban Nha là ba điểm hành hương lớn nhất của các tín đồ Thiên chúa giáo ở châu Âu. Hàng triệu, hàng triệu người đã đến nơi đây, không quản đường sá xa xôi, nguy hiểm để được đặt chân lên đảo đá linh thiêng này. Phải chăng, đó là kết tinh sức sáng tạo dồi dào của con người và một niềm tin mãnh liệt vào Chân, Thiện, Mỹ.
Sông Cano Kristales
Cano Kristales là tên của dòng sông đẹp nhất, tinh khiết nhất hành tinh ở Colombia, dưới đáy của nó hội đủ 5 màu sắc tuyệt đẹp nên người dân địa phương gọi là dòng sông ngũ sắc.


Con sông này bắt nguồn từ khu vực ở miền Nam dãy núi Macarena, Colombia, chảy ra hướng Đông và đổ xuống sông Guayabero.
Dưới đáy sông Cano Kristales có sự giao thoa kết hợp của 5 màu rõ rệt: vàng, xanh da trời, xanh lá cây, đen và đỏ. Tất cả những màu sắc này được tạo nên từ các loại tảo sống lâu năm. Màu sắc của chúng đậm hay nhạt còn tùy thuộc vào thời gian trong năm vào điều kiện thời tiết, khí hậu và các yếu tố tác động ngoại cảnh khác.
Nước ở con sông này trong và tinh khiết đến nỗi đứng từ trên bờ có thể nhìn thấy khá rõ đáy sông. Tuy nhiên, ở con sông này lại không hề có bất cứ một loại cá nào sinh sống do kết cấu đặc biệt của lòng sông.
Hương vị ẩm thực nhiệt đới phong phú của Nicaragua
Với diện tích 130,373 km2, Nicaragua là đất nước lớn nhất vùng Trung Mỹ. Nằm trong vùng nhiệt đới, thiên nhiên Nicaragua vô cùng phong phú và đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên nền ẩm thực có hương vị rất riêng của đất nước này.
Từ xa xưa, thành phần chính của thức ăn Nicaragua đã là bắp. Thừa hưởng cách chế biến thức ăn từ những bộ lạc cổ sống trên vùng đất này, người dân Nicaragua sử dụng bắp rộng rãi trong mọi món ăn, từ các loại soup cho đến món thịt. Điều này giải thích sự tương đồng giữa thức ăn Nicaragua và thức ăn của những nước khác ở Trung Mỹ và Mexico.
Nguyên liệu bắp có thể dùng trong nhiều loại nước uống như Chicha (trái cây và bắp lên men nhẹ, độ cồn chỉ khoảng 1-3%) hay Pinol (bắp xay cùng vài loại hạt, sau đó dùng pha nước). Bắp còn dùng làm những món ăn chính như Nacatamal (món bánh giống bánh tét của Việt Nam, cũng có bột, gạo, các loại thịt, bắp, lá thơm cũng như các gia vị khác, gói bằng lá chuối rồi hấp chín) , Indio Viejo (món soup hầm nhừ với bắp, khoai, cà chua và hành tây cùng với thịt và gia vị đủ loại sau đó pha thêm bơ và nước), và Sopa de Albondiga (soup thịt băm viên, thêm vào nhiều rau củ, các loại đậu, bắp và gia vị thơm, có tác dụng chống cảm cúm rất tốt). Thậm chí bắp có mặt trong cả các món ăn vặt như Atolillo (món tráng miệng làm từ bắp non xay, bột bắp, sữa, quế và đường) và Perrereque (bánh mì làm từ bắp).
Ngoài ra, người Nicaragua còn sử dụng những loại thịt mà người phương Tây sẽ thấy khó ăn như đuôi, vú, ruột, óc... của bò, hay da, móng và huyết heo. Ẩm thực Nicaragua còn khai thác cả những loại đặc sản bị các nhà khoa học khuyến cáo vì sự tuyệt chủng của giống loài đó như trứng rùa, các loại kỳ nhông và trăn Nam Mỹ.
Nicaragua có rất nhiều món ăn truyền thống. Mỗi vùng miền đều có những món đặc trưng riêng, góp phần làm nên diện mạo ẩm thực của Nicaragua. Sau đây mời bạn đọc “thưởng thức” vài món nổi tiếng và thông dụng nhất:
Gallo Pinto: Là món ăn được coi như món "quốc hồn quốc túy của đất nước này. Người Nicaragua ăn món này mỗi ngày. Gallo Pinto gồm cơm chiên với hành tây, ớt chuông và tiêu, dùng chung với đậu đỏ luộc và tỏi.
Nacatamal: Một món hơi giống bánh tét của Việt Nam, gồm bột trộn chung với bắp xay và bơ, thêm vào các loại thịt, gạo, khoai tây, cà chua, hành tây, ớt chuông. Tất cả đều xắt nhỏ, trộn kỹ, gói trong lá chuối thành hình chữ nhật rồi dùng dây buộc chặt, hấp chín khoảng 5 tiếng, ăn nóng.
Vigorón: Món ăn này bắt nguồn từ Granada, dọn lên rất đẹp mắt với lá chuối lót, trên có khoai mì, da heo chiên giòn, dùng chung với salad làm từ bắp cải xắt sợi và cà chua.

Indio Viejo: Món súp hầm nhừ với bắp, khoai, cà chua và hành tây, cùng với thịt và gia vị đủ loại sau đó pha thêm bơ, nước dùng, nước cam và nước lọc. Thịt được ướp riêng sau đó chiên sơ rồi mới cho vào súp.
Quesillo: Được xem là một món ăn đường phố, rất hấp dẫn nhờ vị béo của phô mai. Quesillo rất dễ làm: cho phô mai vào trong bánh ngô, thêm kem, ít muối, giấm và hành tây, sau đó dùng giấy kiếng gói chặt. Khi ăn cắn một góc nhỏ và bóp ra từ từ.
Sopa de Mondongo: Ruột bò được rửa thật sạch với chanh và dấm, sau đó xắt miếng nhỏ nấu chung với hành tây, ớt chuông và tỏi. Sau khi thịt mềm thêm vào bắp và rau củ tùy ý. Để lửa nhỏ, hầm cho tới khi dọn dùng. Dùng chung với trái bơ nghiền và phô mai.
Cô dâu Ấn Độ:



No comments:

Post a Comment