Tuesday, September 20, 2011

Boston

Boston Massachusetts
Bostonthủ đô của tiểu bang MassachusettsHoa Kỳ. Nó là thủ đô không chính thức và là thành phố lớn nhất ở New England. Được thành lập năm 1630, Boston là một trong những thành phố cổ xưa nhất và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa của Mỹ. Kinh tế của thành phố dựa vào giáo dục bậc cao, nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe, tài chính, và kỹ thuật, chủ yếu là kỹ thuật sinh học.Nếu không có Boston, chắc không có nước Mỹ như ngày hôm nay. Cuộc cách mạng của Mỹ giành độc lập và tự do đối với Âu Châu đã bắt đầu ở đây. Những trận đánh đẫm máu nhất, những cuộc tàn sát trong phong trào giành độc lập lúc ban đầu, đã xảy ra tại đây. Hơn 200 năm sau khi nước Mỹ được thành lập, hai vợ chồng tôi đã thăm viếng thành phố này.
Boston là một thành phố quan trọng của tiểu bang Massachusetts. Dân số Boston chỉ bằng một phần của Hà Nội và Saigon, khoảng 550.000 dân so với Hà Nội trên 2 triệu, Saigon 8 triệu rưởi. Thế nhưng Boston rất đẹp, sạch sẻ. Du khách đến tham quan thành phố này rất đông.Boston được thành lập vào ngày 17 tháng 9, năm 1630, bởi những người khai khẩn thuộc địa Puritan từ Anh, trên một bán đảo gọi là Shawmut bởi những người bản xứ Mỹ ở đó. Bán đảo này nối với đất liền bởi một eo đất hẹp, bao quanh bởi nước của vịnh Massachusetts và những đầm lầy tại cửa sông Charles. Những người định cư châu Âu đầu tiên ở Boston ban đầu gọi vùng này là Trimountaine. Sau đó họ đặt lại tên thị trấn theo tên Boston, Anh, ở Lincolnshire, vì từ vùng đó một số "tín đồ" nổi bật đã di cư đến. Một phần lớn công dân đầu tiên của Boston là những người Puritans. Thống đốc nguyên thủy của khu thuộc địa vịnh Massachusetts, John Winthrop, đã đưa ra một bài giảng đạo nổi tiếng với tựa là "Thành phố trên đồi," nắm bắt ý tưởng là Boston có một thỏa ước đặc biệt với Thượng đế. (Winthrop cũng dẫn đầu việc ký kết Hiệp định Cambridge được xem là văn bản quan trọng thiết lập nên thành phố.) Đạo đức Puritan đã hun đúc nên một xã hội hết sức bền vững và có cấu trúc tốt ở Boston. Ví dụ, rất ngắn sau khi định cư ở Boston, những người Puritan thành lập trường công lập đầu tiên ở Mỹ, Boston Latin School (1635), và trường đại học đầu tiên ở Mỹ, Harvard College (1636). Chăm chỉ, giữ đạo đức, và một sự nhấn mạnh vào giáo dục vẫn là một phần của văn hóa Boston. Cho đến những năm 1760, Boston là thành phố lớn nhất, giàu có nhất và ảnh hưởng nhất nước Mỹ.Trong đầu thập kỉ những năm 1770, người Anh cố gắng mở rộng sự kiểm soát trên mười ba thuộc địa, chủ yếu là qua thuế khóa, làm người dân Boston khởi xướng Cách mạng Mỹ. Vụ Thảm sát Boston, Tiệc trà Boston, và một số trận đánh đầu tiên xảy ra trong hay gần thành phố, bao gồm Trận đánh Lexington và Concord, Trận Bunker Hill, và Cuộc bao vây Boston. Trong giai đoạn này, Paul Revere đã làm nên chuyến đi lịch sử lúc nửa đêm.
Harvard Square
Hai trường đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ nằm tại đây. Harvard là trường đại học đầu tiên của Mỹ, và là một “top ten”, một trong 10 trường nổi tiếng nhất nước Mỹ. MIT cũng ngang hàng với Harvard, thuộc “top ten”, hơn thế cả Harvard và MIT đều nằm trong 5 trường lớn nhất và nổi tiếng nhất trong số “top ten” này, là Harvard, MIT, Yale, Princeton và Stanford.
Các bạn sinh viên Việt Nam chắc có nghe nói tới Harvard, một đại học nổi danh của Mỹ, đã thu thập trên 75 giải Nobel trên thế giới. Tám tổng thống Mỹ đã học ở đây, người mới nhất là đương kim tổng thống Obama. Ngoài ra nhiều câu chuyện tình nổi tiếng của sinh viên ở đây đã làm xúc động nhiều thế hệ tuổi trẻ trên thế giới và cả Việt Nam nửa.
Giấc mơ của của nhiều thế hệ trẻ khắp thế giới là được học ở Harvard, một đại học nhiều truyền thống. Và đó cũng là giấc mơ của tuổi trẻ Việt Nam tại Mỹ và cả trong nước nửa, nếu các bạn học giỏi xuất sắc, điểm thật cao. Muốn học ở Harvard các bạn phải thông minh và giỏi xuất chúng mới hy vọng được chấp nhận.
Các bạn chắc còn nhớ những câu chuyện tình nổi tiếng nồng cháy của sinh viên như Love Story (Câu chuyện tình) của những năm 1970, và gần đây phim bộ Hàn Quốc Chuyện tình Harvard rất thơ mộng, làm rung động nhiều con tim tuổi trẻ Việt Nam. Hai vợ chồng tôi không còn trẻ nữa, nhưng cũng biết thưởng thức phim bộ này. Cuốn tiểu thuyết Love Story (Câu chuyện tình) của Erich Segal được xuất bản năm 1970, được xếp vào hàng bán chạy nhất lúc bây giờ, và được quay thành phim.
Trước 1975 ở Saigon có chiếu phim này, thật cảm động. Ngày nay, nếu các bạn được nhập học Harvard, việc đầu tiên trong niên học là được xem trình chiếu lại phim này, nói về cuộc tình của một chàng sinh viên con nhà giàu, và một cô nữ sinh viên con nhà nghèo học giỏi, được học bổng theo học ở Harvard.
Mấy năm trước khi chúng tôi đến đây tham quan, Harvard có 16 sinh viên Việt Nam mà thôi, rất ít so với người Trung Quốc và Đại Hàn.. Trong entry nầy, xin chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh chuyến thăm viếng đại học Harvard đặc biệt này.. (Sẽ bổ túc sau. Các bạn tự do chép lại bài trong Blog. Tuy nhiên xin các bạn nhớ đề tên tác giả và đường link của bài hoặc Blog. Cảm ơn nhiều.).
Rờ chân tượng đồng ông Harvard.
Theo truyền thuyết các sinh viên Harvard muốn học giỏi, đổ đạt thành người, phải biết tôn thờ ông Harvard, và phải rờ chân tượng của ông, để được phò hộ. Chân ông Harvard chổ tôi rờ, bây giờ đổi màu, đồng đen thành vàng sáng ngời vì quá nhiều người đả rờ chân ông…Trường Harvard lúc mới thành lập không có tên Harvard. Ông Harvard tặng nhà trường lúc bấy giờ 700 đô la và 400 cuốn sách. Ban quản trị nhà trường quyết định đổi tên trường thành trường Harvard. Tượng nầy vinh danh ông Harvard, ngồi ngó ra cổng trường, uy nghi, bệ vệ. Thế nhưng nhà điêu khắc không có hình của ông, nên đả lấy hình của sinh viên đầu tiên của trường để khắc tượng. Hiện nay dưới chân tượng vẩn đề John Harvard.Cổng trường Harvard ở sau lưng vợ tôi, nhìn từ phía tượng ông Harvard.. Ông Harvard uy nghi, bệ vệ nhìn các sinh viên và quan khách ra vào trường học..Số tiền 700 đô la cách đây trên 300 năm giá trị thật.
http://media-2.web.britannica.com/eb-media/71/67371-004-81D9BA1E.jpg
Khuôn viên trường Harvard rất thơ mộng. Nhiều phim ảnh lấy khung cảnh trường nầy. Các bạn có xem phim bộ Đại Hàn “Cuộc tình Harvard” không?
“Đại học Harvard là một trường đại học tư thục toạ lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ và là một thành viên của Ivy League. Được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1636 bởi cơ quan Lập pháp thuộc địa Massachusetts, Havard là đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ. Nó cũng là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Đại học Harvard bao gồm 10 trường con.
Với tên gọi ban đầu là “New College” hay “the college at New Towne”, trường được đổi tên thành Harvard College vào ngày 13 tháng 3 năm 1639, sau khi John Harvard, một mục sư trẻ tuổi ở Charlestown, hiến tặng cho trường một thư viện khoảng 400 đầu sách và 779 bảng Anh (khoảng phân nửa tài sản của ông). Văn kiện đầu tiên đề cập đến Harvard với danh xưng “viện đại học”(university) là bản Hiến pháp Massachusetts năm 1780.
Trong nhiệm kỳ kéo dài 40 năm (1869-1909) của mình, Viện trưởng Charles William Eliot thay đổi triệt để Harvard thành một đại học nghiên cứu. Các cải cách của Eliot bao gồm các khóa học nhiệm ý, mô hình lớp học nhỏ, và các kỳ thi tuyển. Mô hình của Harvard đã có ảnh hưởng trên nền giáo dục quốc gia Hoa Kỳ, ở cấp đại học và trung học.
Thư viện Đại học Harvard với hơn 15 triệu đầu sách là thư viện trường học lớn nhất thế giới, và đứng thứ tư trong số năm “thư viện hàng triệu” (mega-library) của thế giới (sau Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện Anh Quốc, và Thư viện quốc gia Pháp, nhưng xếp trước Thư viện Công New York).
Harvard thường xuyên có mặt ở hoặc gần vị trí đầu tiên trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Harvard cũng là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai (sau Quỹ Bill & Melinda Gates), với khoảng 28,8 tỉ USD vào năm 2008…
Ngày nay, cùng với nhiều đại học khác trên nước Mỹ, Harvard được xem có khuynh hướng tự do (trung tả). Richard Nixon từng gọi Harvard là “Điện Kremlin bên bờ sông Charles.” Năm 2004, tờ Harvard Crimson (nhật báo của sinh viên Harvard, thành lập năm 1873) cho biết có 73% sinh viên ở Harvard ủng hộ Kerry, tỷ lệ này dành cho Bush là 19%. Dù vẫn bị chỉ trích là chỉ phục vụ quyền lợi của giới tinh hoa và “ác cảm với các nhà trí thức có khuynh hướng cấp tiến”, Harvard là cái nôi sản sinh ra nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc cả giới bảo thủ và cấp tiến. Tổng thống Cộng hòa George W. Bush là cựu sinh viên Trường Kinh doanh, Tổng thống Dân chủ John F. Kennedy và Phó Tổng thống Al Gore từng là sinh viên Trường Harvard (Harvard College), còn Tổng thống đương nhiệm Barack Obama tốt nghiệp từ Trường Luật. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong ban giảng huấn ở Harvard…
Harvard có nhiều cựu sinh viên là những người nổi tiếng, và vài người tai tiếng. Trong số những nhân vật thành danh có 8 tổng thống Hoa Kỳ: John Adams, John Quincy Adams, Theodore Roosevelt, Franklin Delano Roosevelt, Rutherford B. Hayes, John Fitzgerald Kennedy, George W. Bush, và Barack H. Obama và các chính trị gia khác như John Hancock, và Pierre Trudeau; triết gia Henry David Thoreau và nhà văn Ralph Waldo Emerson; nhà thơ Wallace Stevens, T. S. Eliot và E. E. Cummings; nhà soạn nhạc Leonard Bernstein; nghệ sĩ cello Yo Yo Ma; diễn viên Jack Lemmon, Natalie Portman, và Tommy Lee Jones; kiến trúc sư Philip Johnson, Rage Against the Machine và Audioslave nghệ sĩ guitar Tom Morello, ca sĩ nhóm nhạc Weezer Rivers Cuomo, Unabomber Ted Kaczynski, và nhà lãnh đạo dân quyền W. E. B. Du Bois.
Ban giảng huấn hiện thời của Harvard có các thành viên nổi tiếng như nhà sinh học James D. Watson và E. O. Wilson, khoa học gia Steven Pinker, nhà vật lý học Lisa Randall và Roy Glauber, nhà nghiên cứu Shakespeare Stephen Greenblatt, nhà văn Louis Menand, nhà phê bình Helen Vendler, sử gia Niall Ferguson, kinh tế gia Amartya Sen, N. Gregory Mankiw, Robert Barro, Stephen A. Marglin, và Martin Feldstein, nhà triết học chính trị Harvey Mansfield và Michael Sandel, nhà khoa học chính trị Robert Putnam, Joseph Nye, Samuel P. Huntington, Stanley Hoffman, và Torben Iversen, nhà soạn nhạc và học giả Robert Levin và Bernard Rands, tỷ phú và nhà từ thiện Bill Gates.
Trong số những quán quân giải Nobel, 75 người có liên quan đến Đại học Harvard. Kể từ năm 1947, có 19 người đoạt giải Nobel và 15 người được trao tặng giải văn chương Mỹ, và Giải Pulitzer, từng phục vụ trong bản giảng huấn của Harvard…
Nhờ có vị trí trung tâm trong giới tinh hoa nước Mỹ, Harvard thường được chọn làm bối cảnh cho nhiều tác phẩm văn học, kịch nghệ, điện ảnh cũng như trong các lĩnh vực văn hóa khác.
Love Story (Chuyện tình), xuất bản năm 1970, của Erich Segal, cựu sinh viên Harvard và là giáo sư môn văn chương cổ điển ở Yale, viết về mối tình lãng mạn giữa một sinh viên luật Harvard con nhà dòng dõi (do Ryan O’Neal thủ diễn) với một nữ sinh viên âm nhạc vào Radcliffe nhờ học bổng (Ali MacGraw). Cả cuốn tiểu thuyết và cuốn phim đều thấm đẫm những hình ảnh thơ mộng của Cambridge. Trong những năm gần đây, ở Harvard vẫn có lệ mỗi năm cho chiếu phim Love Story vào dịp đón tiếp tân sinh viên. Các tác phẩm khác của Erich Segal như The Class (1985) và Doctors (1988) cũng có các nhân vật chính là sinh viên Harvard.
Harvard cũng xuất hiện trong nhiều xuất phẩm điện ảnh ở Mỹ như Stealing Harvard, Legally Blonde, Gilmore Girls, Queer as Folk, The Firm, The Paper Chase, Good Will Hunting, With Honors, How High, Soul Man, 21 (2008 film), và Harvard Man.
http://cellepteam.cellep.com/edicao_36/teachers/Love.Story.jpgKể từ lúc Love Story được dựng thành phim với bối cảnh Harvard thập niên 1960 cho đến phim The Great Debaters thực hiện năm 2007, nhà trường không cho phép quay phim bên trong các tòa nhà; hầu hết các cảnh quay đều thực hiện tại những địa điểm có khung cảnh giống Harvard như ở Toronto, hoặc các viện đại học như UCLA, Wheaton và Bridgewater State, mặc dù cảnh quan ngoài trời và các cảnh quay từ trên cao khuôn viên đại học Harvard ở Cambridge vẫn thường được sử dụng.
http://www.upfrontezine.com/travel/harvard.jpgPhim Legally Blonde có những cảnh quay trước Thư viện Widener của Harvard nhưng không chịu sử dụng sinh viên Harvard làm diễn viên quần chúng vì trang phục của họ trông “không giống Harvard”. Cảnh quay lễ tốt nghiệp trong phim With Honors thực hiện tại trước Thính phòng Foellinger của Đại học Illinois, Urbana-Champaign.
Nhiều cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Harvard hoặc có các nhân vật chính liên quan đến Harvard. Robert Langdon, nhân vật chính trong các tác phẩm The Da Vinci Code (Mật mã Da vinci) và Angels and Demons của Dan Brown được miêu tả là “giáo sư môn nghệ thuật biểu trưng” (mặc dù “nghệ thuật biểu trưng” – symbolgoy – không phải là tên chính xác của bất kỳ môn học nào).
Pamela Thomas-Graham, nhân vật chính trong một bộ tiểu thuyết trinh thám (Blue Blood, Orange Crushed, và A Darker Shade of Crimson) là một giáo sư Harvard người Mỹ gốc Phi. Trong số các tiểu thuyết nổi tiếng có nhân vật chính là sinh viên Harvard phải kể đến cuốn The Sound and the Fury (Âm thanh và Cuồng nộ) của William Faulkner, và Prozac Nation của Elizabeth Wurtzel. Cựu nhân viên CIA Wyman Ford trong Tyrannosaur và Blasphemy của Douglas Preston cũng là cựu sinh viên Harvard.
http://justforfriends.files.wordpress.com/2008/01/harvard_university.jpgCũng mượn khung cảnh Harvard là loạt phim truyền hình rất được ưa thích của Hàn Quốc Love Story in Harvard (Chuyện tình Harvard, đã chiếu ở Việt Nam), thực hiện những cảnh quay ở Đại học Nam California…”(Xem: http://lthdan04.wordpress.com/2010/03/03/tham-quan-d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-harvard/)
http://www.ics.uci.edu/~csp/uai2006/images/mit-campus-view.png
Học viện Công nghệ Massachusetts (tiếng AnhMassachusetts Institute of Technology, viết tắt là MIT - đọc là em ai ti) là học viện nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ.
MIT trở thành nổi tiếng trong khoa học công nghệ, cũng như là các lĩnh vực khác, trong đó có quản lý, kinh tế, ngôn ngữ, khoa học chính trịtriết học. Trong các lĩnh vực tiềm năng nhất và trường đào tạo là Lincoln Laboratory, và phòng thực hành trí tuệ nhân tạokhoa học vi tính, phòng thực hành truyền thông MIT, học viện Whiteheadtrường quản lý Sloan của MIT.
Các cựu sinh viên và giáo sư gồm cả các nhà chính trị nổi tiếng, quản lý doanh nghiệp, nhà văn, nhà nghiên cứu không gian, khoa học và nhà phát minh. Có 61 thành viên hiện tại hay trước đây của trường MIT đã đạt giải Nobel.
Năm 1861, Cộng đồng bang Massachussets tán thành ý kiến thành lập "Học viện kĩ thuật Massachussets và Khoa học xã hội và tự nhiên Lịch sử Boston" được đệ trình bởi nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng William Barton Rogers. Đây là bước quan trọng đầu tiên mà Rogers hi vọng thành lập một học viện độc lập có thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp Hoa Kì. Được sự đồng ý, Rogers đã lập nên quỹ hỗ trợ, phát triển chương trình giảng dạy đánh giá các công trình kiến trúc thích hợp. Các nỗ lực của ông bị đình trệ bởi cuộc nội chiến Mỹ, và kết quả là những lớp học đầu tiên mở trên không gian mướn của khu Mercantile trong khu vực trung tâm Boston năm 1865.
Toà nhà đầu tiên của MIT được hoàn thành đầu tiên ở Boston's Back Bay năm 1866. Các năm kế tiếp, đã thiết lập một tên tuổi giá trị trong khoa học và trong ngành kĩ thuật, tuy nhiên vẫn còn trong thời kì kinh tế khó khăn. Hai yếu tố trên thích hợp với một số người có quan điểm là kết hợp với Đại học Harvard, vốn rất nhiều tiền nhưng yếu về khoa học hơn là trong lĩnh vực nghệ thuật phổ thông. Vào những năm 1900, một đề nghị kết hợp với Harvard được đề nghị, nhưng sau đó bị hoãn lại do sự phản đối của các cựu sinh viên MIT. Năm 1916, MIT chuyển sang khu vực Cambridge hiện tại.
Sự lỗi lạc của MIT sau khi thế chiến thứ 2 khi chính phủ Hoa Kì bắt đầu tài trợ cho các dự án của các trường nghiên cứu trong các lĩnh vực phòng vệ hay an ninh quốc gia (xem Vannevar Bush, Lincoln Laboratory, và Charles Stark Draper Laboratory.
Trong suốt lịch sử, MIT tập trung vào phát minh. Minh họa năm 1997 cho thấy tổng hợp thu nhập do các công ty lập nên bởi MIT đứng hàng 24 lớn nhất trong nền kinh tế thế giới. Năm 2001, MIT thông báo rằng sẽ dự tính đưa tài liệu lớp học lên mạng như là một phần của dự án OpenCourseWare. Cùng năm đó thì chủ tịch trường Charles Vest đã tạo nên lịch sử khi lần đầu tiên một viên chức đại học đã công nhận rằng học viện của ông đang có hạn chế lớn đối với nữ giới, và ông hứa rằng sẽ tạo bước tiến với vấn đề trên. Tháng 8 năm 2001, Susan Hockfield, nhà thần kinh học, được bổ nhiệm là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch. Bà chính thức đảm nhiệm chức vụ ngày 6 tháng 12 năm 2004 như là chủ tịch thứ 16 của học viện.
Nguyệt san Atlantic năm 2004 xếp hạng MIT như là một trong những đại học khó vào nhất Hoa Kì. Theo US News và World Report's annual ranking của đại học Hoa Kì thì, MIT là 1 trong 5 trường xếp hạng cao nhất, cùng với Harvard, Stanford, Yale, Princeton. MIT xếp hạng thứ 7 chung cuộc năm 2004. Trong năm 2005, quỹ đóng góp của MIT là $6.7 tỷ, hạng thứ 6 Hoa Kỳ.

Các trường của MIT

MIT được tổ chức thành 6 trường thành viên:
  • Trường Đại học Kiến trúc và Quy hoạch, gồm có các ngành: Kiến trúc; Nghệ thuật và Khoa học Truyền thông; Quy hoạch và Nghiên cứu Đô thị...
  • Trường Đại học Kỹ thuật, gồm có các ngành: Hàng không và Vũ trụ; Kỹ thuật Sinh học; Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật Môi trường và Dân dụng; Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính; Những hệ thống kỹ thuật; Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu; Kỹ thuật Cơ khí; Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân...
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, và Nhân văn, gồm có các ngành: Nhân loại học; Truyền thông học So sánh; Kinh tế; Ngôn ngữ và Văn học Nước ngoài; Lịch sử; Ngôn ngữ học; Triết học; Văn học; Âm nhạc và Nghệ thuật sân khấu; Khoa học Chính trị; Khoa học, Kỹ thuật và Xã hội; Nghiên cứu Nhân văn; Báo chí...
  • Trường Đại học Quản lý Sloan.
  • Trường Đại học Khoa học, gồm có các ngành: Sinh học; Não bộ và các ngành khoa học nhận thức; Hóa học; Các ngành khoa học về khí quyển trái đất và hành tinh; Toán; Vật lý.
  • Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế Whitaker.
Khác với hầu hết các trường đại học trên thế giới, tại MIT, số lượng sinh viên sau đại học nhiều hơn sinh viên đại học (chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên). Nhiều chương trình sau đại học được xếp trong số 10 chương trình hàng đầu của toàn nước Mỹ. Các sinh viên sau đại học của MIT có thể làm tiến sĩ (Doctor of Philosophy hay Ph.D.Doctor of Science hay Sc.D.), thạc sĩ khoa học (Master of Science hay M.Sc.), thạc sĩ kỹ thuật (Master of Engineering hay M.Eng.), thạc sĩ kiến trúc (Master of Architecture hay M.Arch.), thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration hay MBA) tùy thuộc vào ngành học.
Tại công viên nầy (Hancock Place), các bạn có thể ngồi nghỉ mát, ngắm cảnh người đi qua đi lại, thăm viếng nhà thờ Trinity, nhà thờ xưa nhất Boston, và tham quan tòa nhà chọc trời “Hancock building”. Cho tới năm 2005, đây là building cao nhất vùng New England, cao hạng 45 ở Mỷ, và hạng 131 trên thế giới. Building nầy đặc biệt là phía ngoài toàn bằng kiếng, không giống ai..
Nhà thờ Trinity, nhà thờ xưa nhất Boston, kiến trúc độc đáo, đặc biệt nên xem tượng các Thánh chạm trổ phía ngoài cổng nhà thờ.
Building Jonh Hancock Tower phía ngoài toàn bằng kiếng, kiến trúc độc đáo…
Quang cảnh công viên Hancock Place rất vui, nhiều xe du khách đến xem và chụp hình.
Tàu USS Constitution đả tham chiến nhiều lần đánh Anh Quốc, giành độc lập cho nước Mỷ. Rất nhiều quan khách đến tham quan tàu nầy…

No comments:

Post a Comment